Luyện thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Văn bản Đồng chí

I. KHÁI QUÁT CHUNG
1. Tác giả
- Chính Hữu (1926 - 2007), tên thật là Trần Đình Đắc, quê huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
- Ông là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Chính Hữu bắt đầu cầm bút từ năm 1947 và tập trung khai thác ở hai mảng đề tài chính là người lính
và chiến tranh.
- Phong cách sáng tác: Thơ Chính Hữu vừa hàm súc, vừa trí tuệ; ngôn ngữ giàu hình ảnh; giọng điệu
phong phú: khi thiết tha, trầm hùng, khi lại sâu lắng, hàm súc.
2. Tác phẩm:
- Bài thơ “Đồng chí” là 1 trong những tác phẩm được đánh giá là thành công nhất của Chính Hữu viết
về đề tài người lính cách mạng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp 1946 - 1954.
a. Hoàn cảnh sáng tác
- Bài “Đồng chí” sáng tác đầu năm 1948, sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến
dịch Việt Bắc (thu đông năm 1947) đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu
Việt Bắc. Trong chiến dịch ấy, cũng như những năm đầu của cuộc kháng chiến, bộ đội ta còn hết sức
thiếu thốn. Nhưng nhờ tinh thần yêu nước, ý chí chiến đấu và tình đồng chí, đồng đội, họ đã vượt qua
tất cả để làm nên chiến thắng. Sau chiến dịch này, Chính Hữu viết bài thơ “Đồng chí” vào đầu năm
1948, tại nơi ông phải nằm điều trị bệnh. Bài thơ là kết quả của những trải nghiệm thực và những cảm
xúc sâu xa, mạnh mẽ, tha thiết của tác giả với đồng đội, đồng chí của mình trong chiến dịch Việt Bắc
- Bài thơ là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất viết về người lính cách mang của văn học thời
kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954); in trong tập thơ “Đầu súng trăng treo" (1966).
- Bài thơ đi theo khuynh hướng: Cảm hứng thơ hướng về chất thực của đời sống kháng chiến, khai thác
cái đẹp, chất thơ trong cái bình dị, bình thường, không nhấn mạnh cái phi thường.
- Bài thơ nói về tình đồng chí, đồng đội thắm thiết, sâu nặng của những người lính cách mạng – mà
phần lớn họ đều xuất thân từ nông dân. Đồng thời bài thơ cũng làm hiện lên hình ảnh chân thực, giản dị
mà cao đẹp của anh bộ đội trong thời kì của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp còn rất khó khăn,
thiếu thốn. (Đó là hai nội dung được đan cài và thống nhất với nhau trong cả bài thơ)

- Chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm.
b. Nhan đề bài thơ
- Đồng chí là những người cùng chung chí hướng, lí tưởng.
- Đồng chí gợi cảm nghĩ về tình cảm đồng chí, đồng đội. Đó là một loại tình cảm mới, một tình cảm đặc
biệt xuất hiện và phổ biến trong những năm tháng cách mạng kháng chiến.
- Đồng chí, đó còn là cách xưng hô của những người cùng trong một đoàn thể cách mạng, của những
người lính, người công nhân, người cán bộ từ sau cách mạng.
Hai tiếng “Đồng chí” là biểu tượng của tình cảm cách mạng và thể hiện sâu sắc tình đồng đội.
c. Bố cục: Ba phần
- Phần một: 7 câu đầu: Những cơ sở hình thành của tình đồng chí, đồng đội.
- Phần hai: 10 câu tiếp: Những biểu hiện của tình đồng chí, đồng đội.
- Phần ba: 3 câu cuối: Sức mạnh và vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội.

pdf 22 trang Huệ Phương 21/02/2023 5040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luyện thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Văn bản Đồng chí", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluyen_thi_vao_lop_10_mon_ngu_van_van_ban_dong_chi.pdf

Nội dung text: Luyện thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Văn bản Đồng chí

  1. ĐỒNG CHÍ I. KHÁI QUÁT CHUNG 1. Tác giả - Chính Hữu (1926 - 2007), tên thật là Trần Đình Đắc, quê huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. - Ông là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp. - Chính Hữu bắt đầu cầm bút từ năm 1947 và tập trung khai thác ở hai mảng đề tài chính là người lính và chiến tranh. - Phong cách sáng tác: Thơ Chính Hữu vừa hàm súc, vừa trí tuệ; ngôn ngữ giàu hình ảnh; giọng điệu phong phú: khi thiết tha, trầm hùng, khi lại sâu lắng, hàm súc. 2. Tác phẩm: - Bài thơ “Đồng chí” là 1 trong những tác phẩm được đánh giá là thành công nhất của Chính Hữu viết về đề tài người lính cách mạng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp 1946 - 1954. a. Hoàn cảnh sáng tác - Bài “Đồng chí” sáng tác đầu năm 1948, sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (thu đông năm 1947) đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc. Trong chiến dịch ấy, cũng như những năm đầu của cuộc kháng chiến, bộ đội ta còn hết sức thiếu thốn. Nhưng nhờ tinh thần yêu nước, ý chí chiến đấu và tình đồng chí, đồng đội, họ đã vượt qua tất cả để làm nên chiến thắng. Sau chiến dịch này, Chính Hữu viết bài thơ “Đồng chí” vào đầu năm 1948, tại nơi ông phải nằm điều trị bệnh. Bài thơ là kết quả của những trải nghiệm thực và những cảm xúc sâu xa, mạnh mẽ, tha thiết của tác giả với đồng đội, đồng chí của mình trong chiến dịch Việt Bắc - Bài thơ là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất viết về người lính cách mang của văn học thời kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954); in trong tập thơ “Đầu súng trăng treo" (1966). - Bài thơ đi theo khuynh hướng: Cảm hứng thơ hướng về chất thực của đời sống kháng chiến, khai thác cái đẹp, chất thơ trong cái bình dị, bình thường, không nhấn mạnh cái phi thường. - Bài thơ nói về tình đồng chí, đồng đội thắm thiết, sâu nặng của những người lính cách mạng – mà phần lớn họ đều xuất thân từ nông dân. Đồng thời bài thơ cũng làm hiện lên hình ảnh chân thực, giản dị mà cao đẹp của anh bộ đội trong thời kì của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp còn rất khó khăn, thiếu thốn. (Đó là hai nội dung được đan cài và thống nhất với nhau trong cả bài thơ)
  2. - Chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm. b. Nhan đề bài thơ - Đồng chí là những người cùng chung chí hướng, lí tưởng. - Đồng chí gợi cảm nghĩ về tình cảm đồng chí, đồng đội. Đó là một loại tình cảm mới, một tình cảm đặc biệt xuất hiện và phổ biến trong những năm tháng cách mạng kháng chiến. - Đồng chí, đó còn là cách xưng hô của những người cùng trong một đoàn thể cách mạng, của những người lính, người công nhân, người cán bộ từ sau cách mạng. Hai tiếng “Đồng chí” là biểu tượng của tình cảm cách mạng và thể hiện sâu sắc tình đồng đội. c. Bố cục: Ba phần - Phần một: 7 câu đầu: Những cơ sở hình thành của tình đồng chí, đồng đội. - Phần hai: 10 câu tiếp: Những biểu hiện của tình đồng chí, đồng đội. - Phần ba: 3 câu cuối: Sức mạnh và vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC 1. Những cơ sở hình thành nên tình đồng chí, đồng đội (7 câu thơ đầu) a. Cơ sở thứ nhất: Cùng chung hoàn cảnh xuất thân - Những chiến sĩ xuất thân từ những người nông dân lao động. Từ cuộc đời thật họ bước thẳng vào trang thơ và tỏa sáng một vẻ đẹp mới, vẻ đẹp của tình đông chí, đồng đội: “Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày nên sỏi đá’’ + Thủ pháp đối được sử dụng chặt chẽ ở hai câu thơ đầu, gợi lên sự đăng đối, tương đồng trong cảnh ngộ của người lính. Từ những miền quê khác nhau, họ đã đến với nhau trong một tình cảm thật mới mẻ. + Giọng thơ nhẹ nhàng, gần gũi như lời tâm tình, thủ thỉ của hai con người “anh” và “tôi”. + Mượn thành ngữ “nước mặn đồng chua” để nói về những vùng đồng chiêm, nước trũng, ngập mặn ven biển, khó làm ăn. Cái đói, cái nghèo như manh nha từ trong những làn nước. + Hình ảnh “đất cày lên sỏi đá” để gợi về những vùng trung du, miền núi, đất đá bị ong hóa, bạc màu, khó canh tác. Cái đói, cái nghèo như ăn sâu từ trong lòng đất.
  3. “Quê hương anh” - “làng tôi” tuy có khác nhau về địa giới, người miền xuôi, kẻ miền ngược thì cũng đều khó làm ăn canh tác, đều chung cái nghèo, cái khổ. Đó chính là cơ sở đồng cảm giai cấp của những người lính. Anh bộ đội cụ Hồ là những người có nguồn gốc xuất thân từ nông dân. Chính sự tương đồng về cảnh ngộ, sự đồng cảm về giai cấp là sợi dây tình cảm đã nối họ lại với nhau, từ đây họ đã trở thành những người đồng chí, đồng đội với nhau. b. Cơ sở thứ hai: Cùng chung lí tưởng, nhiệm vụ và lòng yêu nước Trước ngày nhập ngũ, họ sống ở mọi phương trời xa lạ: “Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau Súng bên súng, đầu sát bên đầu,” - Những con người chưa từng quen biết, đến từ những phương trời xa lạ đã gặp nhau ở một điểm chung, cùng chung nhịp đập trái tim, cùng chung một lòng yêu nước và cùng chung lí tưởng cách mạng. Những cái chung đó đã thôi thúc họ lên đường nhập ngũ. - Hình ảnh thơ “súng bên súng, đầu sát bên đầu” mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc diễn tả sự gắn bó của những người lính trong quân ngũ: + “Súng bên súng” là cách nói giàu hình tượng để diễn tả về những người lính cùng chung lí tưởng, nhiệm vụ chiến đấu. Họ ra đi để chiến đấu và giải phóng cho quê hương, dân tộc, đất nước; đồng thời giải phóng cho chính số phận của họ. + “Đầu sát bên đầu” là cách nói hoán dụ, tượng trưng cho ý chí, quyết tâm chiến đấu của những người lính trong cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. - Điệp từ “Súng, bên, đầu” khiến câu thơ trở nên chắc khỏe, nhấn mạnh sự gắn kết, cùng chung lí tưởng, nhiệm vụ của những người lính. - Nếu như ở cơ sở thứ nhất “anh” - “tôi” đứng trên từng dòng thơ như một kiểu xưng danh khi gặp gỡ, vẫn còn xa lạ, thì ở cơ sở thứ hai “anh” với “tôi” trong cùng một dòng thơ, thật gần gũi. Từ những người xa lạ họ đã hoàn toàn trở nên gắn kết. Chính lí tưởng và mục đích chiến đấu là điểm chung lớn nhất, là cơ sở để họ gắn kết với nhau, trở thành đồng chí, đồng đội của nhau.
  4. ĐỒNG CHÍ I. KHÁI QUÁT CHUNG 1. Tác giả - Chính Hữu (1926 - 2007), tên thật là Trần Đình Đắc, quê huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. - Ông là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp. - Chính Hữu bắt đầu cầm bút từ năm 1947 và tập trung khai thác ở hai mảng đề tài chính là người lính và chiến tranh. - Phong cách sáng tác: Thơ Chính Hữu vừa hàm súc, vừa trí tuệ; ngôn ngữ giàu hình ảnh; giọng điệu phong phú: khi thiết tha, trầm hùng, khi lại sâu lắng, hàm súc. 2. Tác phẩm: - Bài thơ “Đồng chí” là 1 trong những tác phẩm được đánh giá là thành công nhất của Chính Hữu viết về đề tài người lính cách mạng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp 1946 - 1954. a. Hoàn cảnh sáng tác - Bài “Đồng chí” sáng tác đầu năm 1948, sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (thu đông năm 1947) đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc. Trong chiến dịch ấy, cũng như những năm đầu của cuộc kháng chiến, bộ đội ta còn hết sức thiếu thốn. Nhưng nhờ tinh thần yêu nước, ý chí chiến đấu và tình đồng chí, đồng đội, họ đã vượt qua tất cả để làm nên chiến thắng. Sau chiến dịch này, Chính Hữu viết bài thơ “Đồng chí” vào đầu năm 1948, tại nơi ông phải nằm điều trị bệnh. Bài thơ là kết quả của những trải nghiệm thực và những cảm xúc sâu xa, mạnh mẽ, tha thiết của tác giả với đồng đội, đồng chí của mình trong chiến dịch Việt Bắc - Bài thơ là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất viết về người lính cách mang của văn học thời kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954); in trong tập thơ “Đầu súng trăng treo" (1966). - Bài thơ đi theo khuynh hướng: Cảm hứng thơ hướng về chất thực của đời sống kháng chiến, khai thác cái đẹp, chất thơ trong cái bình dị, bình thường, không nhấn mạnh cái phi thường. - Bài thơ nói về tình đồng chí, đồng đội thắm thiết, sâu nặng của những người lính cách mạng – mà phần lớn họ đều xuất thân từ nông dân. Đồng thời bài thơ cũng làm hiện lên hình ảnh chân thực, giản dị mà cao đẹp của anh bộ đội trong thời kì của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp còn rất khó khăn, thiếu thốn. (Đó là hai nội dung được đan cài và thống nhất với nhau trong cả bài thơ)