4 Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 10 (Sách Kết nối tri thức) - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Phan Liêm (Có đáp án)

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) 
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 3 
Trong đời sống chúng ta, thứ tài sản thường bị hủy hoại, lãng phí nhiều nhất là nước. Trong ý thức nhiều 
người, nước là thứ trời sinh, có thể sử dụng “vô tư” “xả láng”, không cần giữ gìn gì hết! Nhưng đó là nhầm 
lẫn lớn của một tầm mắt hạn hẹp 
Các nhà khoa học đã cho biết nước ngọt trên trái đất này là có hạn. Tổng số nước ngọt trên trái đất ước tính 
chỉ có chưa đến một tỉ ki lo mét khối. Số nước đó được coi là đủ cho năm 1990 khi nhân loại có 3 tỉ người. 
Dự kiến đến năm 2025 nhân loại sẽ thêm ba tỉ người nữa, thành sáu tỉ người thì nguồn nước lấy đâu cho 
đủ? 
Trên thế giới không phải nước nào cũng may mắn được trời cho đủ nước ngọt để dùng. Nước Xinh – ga – 
po hoàn toàn không có nước ngọt, phải mua nước của Ma – lai – xi – a về chế biến. Một số nước ở Cận 
Đông cũng xảy ra tranh chấp về nguồn nước. Trong khi đó, công nghiệp càng phát triển thì lượng nước 
dùng trong công nghiệp càng nhiều, nước thải công nghiệp càng làm cho sông ngòi, ao hồ bị ô nhiễm, làm 
giảm lượng nước ăn, chăn nuôi và trồng trọt.Liên hợp quốc đã ra lời kêu gọi bảo vệ nguồn nước ngọt, 
chống ô nhiễm, …. Chúng ta hãy tiết kiệm nước, giữ gìn nước cho chúng ta và cho mai sau 
(Theo Thanh Ba, báo Nhân dân Chủ nhật) 
b.Thực hiện các yêu cầu sau: 
1.Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên?(1,0 điểm) 
2.Anh (chị) hãy đặt nhan đề cho văn bản trên? (1,0 điểm) 
3. Tác giả đã bày tỏ thái độ gì đối với hiện tượng được đề cập đến? (1,0 điểm)
pdf 12 trang Thúy Anh 08/08/2023 3100
Bạn đang xem tài liệu "4 Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 10 (Sách Kết nối tri thức) - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Phan Liêm (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdf4_de_thi_hoc_ki_1_ngu_van_lop_10_sach_ket_noi_tri_thuc_nam_h.pdf

Nội dung text: 4 Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 10 (Sách Kết nối tri thức) - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Phan Liêm (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT PHAN LIÊM MÔN: NGỮ VĂN 10 KNTT (Thời gian làm bài: 90 phút) 1. ĐỀ SỐ 1 A. PHẦN ĐỌC – HIỂU (2 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi ở dưới: “Làng kia có một viên lí trưởng nổi tiếng xử kiện giỏi. Một hôm nọ, Cải với Ngô đánh nhau, rồi mang nhau đi kiện.Cải sợ kém thế lót trước cho thầy lí năm đồng. Khi xử kiện thầy lí nói : -Thằng Cải đánh thằng Ngô đau hơn, phạt một chục roi. Cải vội xòe tay năm ngón, ngảng mặt nhìn thầy lí, khẽ bẩm: -Xin xét lại , lẽ phải về con mà! Thầy lí cũng xòe năm ngón tay trái úp lên trên năm ngón tay mặt nói : -Tao biết mày phải nhưng nó phải bằng hai mày” (Theo tiếng cười dân gian Việt Nam) Câu 1 (0,5 điểm): Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là gì? Câu 2 (0,5 điểm): Hành động xòe năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt có ý nghĩa gì? Câu 3 (1 điểm): Từ “phải” trong văn bản có ý nghĩa gì? Tác giả dân gian đã sử dụng nghệ thuật nào qua từ “phải”? B. PHẦN LÀM VĂN: (8 điểm) Câu 1. Nghị luận xã hội: (2 điểm) Suy nghĩ về nhường nhịn trong cuộc sống con người. Câu 2. Nghị luận văn học: (6 điểm) Nêu cảm nhận của em về nhân vật Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám. ĐÁP ÁN A. PHẦN ĐỌC – HIỂU: Câu 1 (0,5 điểm): Phương thức biểu đạt tự sự Câu 2 (0,5 điểm): Hành động xòe năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt có nghĩa là : số tiền bỏ ra phải gấp đôi Câu 3 (1 điểm): “Phải” một là lẽ phải, cái đúng
  2. - “Phải” hai : bắt buộc, là số tiền cần phải có - Nghệ thuật : chơi chữ B. PHẦN LÀM VĂN TỰ SỰ (8 điểm): 1. Nghị luận xã hội: (2 điểm) Viết đoạn văn khoảng 100 chữ – Nội dung: Cần đảm bảo các ý sau: + Nhường nhịn được coi là phương châm đối nhân xử thế hàng ngày. + Đức tính nhường nhịn được thể hiện ở một con người điềm đạm khoan dung vị tha và họ luôn được mọi người yêu quý nhưng rất kính trọng. + Nhường nhịn có nghĩa là cảm thông thông cảm và tha thứ cho nhau. + Người biết suy xét kĩ biết nhường nhịn sẽ giúp họ làm chủ được mình “một điều nhịn là chín điều lành”. Họ có những lời nói cử chỉ hành động nhẹ nhàng từ tốn. 2. Nghị luận văn học: (6 điểm) a. Yêu cầu về kĩ năng: – Biết cách làm bài văn biểu cảm – Kết cấu rõ ràng, diễn đạt lưu loát, trong sáng ; có chính kiến, có tính biểu cảm. Hạn chế tối đa các lỗi: chính tả, dùng từ, viết câu – Chữ viết rõ ràng, bài sạch sẽ. b. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đạt được các nội dung cơ bản sau: – Tấm tiêu biểu cho phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam: chịu thương, chịu khó, siêng năng, chăm chỉ, – Số phận bất công đã để cho cô Tấm nết na hiếu thảo sớm phải sống cảnh mồ côi, sớm phải chịu đựng những đày đoạ hành hạ của cuộc sống “Mẹ ghẻ con chồng”. – Nhưng đôi khi ta lại lại bắt gặp hình ảnh cô Tấm quá yếu ớt, thụ động. – Sự thần kì giờ đây đến từ sức mạnh nội tại, chiến đấu giữ vững hạnh phúc, thực thi công lý báo thù. Tấm trở nên mạnh mẽ, quyết liệt bên cạnh bản tính hiền lành, nhân hậu vốn có của mình. – Tấm sau những đọa đầy đau khổ vươn mình lớn dậy, tự mình đấu tranh, kiên quyết chống lại sự hãm hại của mẹ con Cám. Với sức sống mãnh liệt Tấm đã chiến thắng, đã giành lại hạnh phúc cho mình, không cần Bụt, Tiên nữa. – Hình ảnh cô Tấm giúp phần nào phản ánh được cuộc trường chinh mà nhân dân lao động đã đi qua trong một phần quá khứ xa xưa của dân tộc. Những kiếp người nhọc nhằn, cơ cực nhưng bao giờ cũng khoẻ khoắn, lành mạnh, cao quí và dồi dào sức sống. Chính họ, trong những năm tháng nghèo nàn nhất của lịch
  3. sử đã cho chúng ta thấy được sự giàu có đến vô cùng trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt. Cô Tấm không chỉ là sự hiện diện của một cuộc đời, một tâm hồn cụ thể. 2. ĐỀ SỐ 2 ĐỀ THI HK1 MÔN NGỮ VĂN 10 KNTT NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THPT PHAN LIÊM - ĐỀ 02 Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 3 Trong đời sống chúng ta, thứ tài sản thường bị hủy hoại, lãng phí nhiều nhất là nước. Trong ý thức nhiều người, nước là thứ trời sinh, có thể sử dụng “vô tư” “xả láng”, không cần giữ gìn gì hết! Nhưng đó là nhầm lẫn lớn của một tầm mắt hạn hẹp Các nhà khoa học đã cho biết nước ngọt trên trái đất này là có hạn. Tổng số nước ngọt trên trái đất ước tính chỉ có chưa đến một tỉ ki lo mét khối. Số nước đó được coi là đủ cho năm 1990 khi nhân loại có 3 tỉ người. Dự kiến đến năm 2025 nhân loại sẽ thêm ba tỉ người nữa, thành sáu tỉ người thì nguồn nước lấy đâu cho đủ? Trên thế giới không phải nước nào cũng may mắn được trời cho đủ nước ngọt để dùng. Nước Xinh – ga – po hoàn toàn không có nước ngọt, phải mua nước của Ma – lai – xi – a về chế biến. Một số nước ở Cận Đông cũng xảy ra tranh chấp về nguồn nước. Trong khi đó, công nghiệp càng phát triển thì lượng nước dùng trong công nghiệp càng nhiều, nước thải công nghiệp càng làm cho sông ngòi, ao hồ bị ô nhiễm, làm giảm lượng nước ăn, chăn nuôi và trồng trọt.Liên hợp quốc đã ra lời kêu gọi bảo vệ nguồn nước ngọt, chống ô nhiễm, . Chúng ta hãy tiết kiệm nước, giữ gìn nước cho chúng ta và cho mai sau (Theo Thanh Ba, báo Nhân dân Chủ nhật) b.Thực hiện các yêu cầu sau: 1.Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên?(1,0 điểm) 2.Anh (chị) hãy đặt nhan đề cho văn bản trên? (1,0 điểm) 3. Tác giả đã bày tỏ thái độ gì đối với hiện tượng được đề cập đến? (1,0 điểm) Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Cảm nhận của anh( chị) về vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi được thể hiện trong bài thơ “Cảnh ngày hè”(Bảo kính cảnh giới – bài 43). Rồi hóng mát thuở ngày trường, Hòe lục đùn đùn tán rợp giương. Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ, Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.
  4. Lao xao chợ cá làng ngư phủ, Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương. Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng, Dân giàu đủ khắp đòi phương. (Theo Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập II- Văn học thế kỉ X- thế kỉ XVII) ĐÁP ÁN Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Câu 1. Phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên là: Nghị luận Câu 2.Văn bản trên tác giả đề cập đếnvấn đề : xin đừng lãng phí nước Câu 3. Thái độ của tác giả đối với hiện tượng được đề cập đến là:lo lắng, trăn trở , kêu gọi hành động. Phần II. Làm văn (7 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ, vận dụng các kĩ năng, các thao tác nghị luận để làm rõ vẻ đẹp của đoạn thơ trên cơ sở định hướng của đề ra. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dung từ, ngữ pháp. 2.Yêu cầu về nội dung kiến thức: * Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, nội dung nghị luận * Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi: -Tâm hồn yêu thiên nhiên; tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống (Dẫn chứng) -Tấm lòng ưu ái với dân, với nước (Dẫn chứng) - Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi từ những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: Bình dị, tự nhiên, đan xen câu lục ngôn vào bài thơ thất ngôn. Hệ thống ngôn từ giản dị, tinh tế, xen lẫn từ Hán và điển tích. Sử dụng từ láy độc đáo, dùng những động từ mạnh * Đán giá chung. 3. ĐỀ SỐ 3 ĐỀ THI HK1 MÔN NGỮ VĂN 10 KNTT NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THPT PHAN LIÊM - ĐỀ 03 Phần 1: Đọc hiểu (5điểm) Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
  5. LÁ ĐỎ Gặp em trên cao lộng gió Rừng lạ ào ào lá đỏ Em đứng bên đường như quê hương Vai áo bạc quàng súng trường. Đoàn quân vẫn đi vội vã Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa Chào em, em gái tiền phương Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn. Em vẫy cười đôi mắt trong. 1974 (Trích từ Tuyển tập thơ Việt Nam giai đoạn chống Mĩ cứu nước, Nguyễn Đình Thi, NXB Hội nhà văn, 1999) Câu 1 (1 điểm): Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên. Câu 2 (1 điểm): Tìm và giải thích nghĩa của các từ Hán Việt trong bài thơ. Câu 3 (1 điểm): Câu thơ “Vai áo bạc quàng súng trường” gợi lên vẻ đẹp gì của người con gái tiền phương? Câu 4 (2 điểm): Hình ảnh “em gái tiền phương” gợi lên cho anh/chị suy nghĩ gì về sự góp mặt của những người phụ nữ trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc? Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm) Đọc đoạn thơ: Nếu là con chim, chiếc lá, Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh. Lẽ nào vay mà không có trả Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình? (Một khúc ca, Tố Hữu) Thực hiện yêu cầu: Anh/chị suy nghĩ gì về quan niệm sống của Tố Hữu trong đoạn thơ trên? Hãy trả lời câu hỏi bằng cách viết một bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ). ĐÁP ÁN Câu 1:
  6. - Thể thơ: thơ tự do. - Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm. Câu 2: - Từ Hán Việt trong bài thơ: + Quê hương: quê của mình, là nơi có sự gắn bó tự nhiên về tình cảm. + Tiền phương: vùng đang diễn ra những trận chiến đấu trực tiếp với địch; đối lập với hậu phương. Câu 3: - HS có thể nêu cách hiểu khác nhau theo quan điểm của cá nhân, nhưng cần đảm bảo ý: gợi lên vẻ đẹp gần gũi, thân thương, vừa mộc mạc, tảo tần vừa kiên cường, rắn rỏi, của người con gái tiền phương. Câu 4: - HS nêu được những suy nghĩ của mình về sự góp mặt của những người phụ nữ trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc sau khi đọc xong bài thơ. - Gợi ý: + Hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn thật đẹp và oai hùng. + Họ không tiếc tuổi xuân, không sợ nguy hiểm mà đã ra trận. Họ ra đi với tinh thần ” Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai” Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm) a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Quan niệm sống của Tố Hữu qua đoạn thơ. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới: - Quan niệm sống của Tố Hữu qua đoạn thơ: + Sống không chỉ hưởng thụ, nhận về mà phải biết cho đi, cống hiến. + Quan niệm sống đẹp không chỉ có giá trị nhân văn trong thời đại tác giả đang sống mà còn mãi đến muôn đời sau. d. Đánh giá:
  7. - Quan niệm sống tích cực, mang tính nhân văn. - Là kim chỉ nam cho thế hệ trẻ hình thành cho mình lối sống đẹp, sống có ích cho bản thân, gia đình, xã hội. 4. ĐỀ SỐ 4 ĐỀ THI HK1 MÔN NGỮ VĂN 10 KNTT NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THPT PHAN LIÊM - ĐỀ 04 Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Bản lĩnh là khi bạn dám nghĩ, dám làm và có thái độ sống tốt. Muốn có bản lĩnh bạn cũng phải kiên trì luyện tập. Chúng ta thường yêu thích những người có bản lĩnh sống. Bản lĩnh đúng nghĩa chỉ có được khi bạn biết đặt ra mục tiêu và phương pháp để đạt được mục tiêu đó. Nếu không có phương pháp thì cũng giống như bạn đang nhắm mắt chạy trên con đường có nhiều ổ gà. Cách thức ở đây cũng rất đơn giản. Đầu tiên, bạn phải xác định được hoàn cảnh và môi trường để bản lĩnh được thể hiện đúng lúc, đúng nơi, không tùy tiện. Thứ hai bạn phải chuẩn bị cho mình những tài sản bổ trợ như sự tự tin, ý chí, nghị lực, quyết tâm Điều thứ ba vô cùng quan trọng chính là khả năng của bạn. Đó là những kỹ năng đã được trau dồi cùng với vốn tri thức, trải nghiệm. Một người mạnh hay yếu quan trọng là tùy thuộc vào yếu tố này. Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh. Khi xây dựng được bản lĩnh, bạn không chỉ thể hiện được bản thân mình mà còn được nhiều người thừa nhận và yêu mến hơn.” (Tuoitre.vn - Xây dựng bản lĩnh cá nhân) Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên. Câu 2 (0,5 điểm): Theo tác giả, thế nào là người bản lĩnh? Câu 3 (1 điểm): Trong đoạn văn, những từ ngữ nào được lặp lại nhiều lần? Cách dùng từ ngữ như vậy có tác dụng gì? Câu 4 (1 điểm): Tại sao tác giả cho rằng "Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh"? Câu 5 (2 điểm): Theo anh/chị, một người có bản lĩnh sống phải là người như thế nào? Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm) Đọc bài thơ: BÀI HỌC ĐẦU CỦA CON Quê hương là gì hở mẹ Mà cô giáo dạy phải yêu
  8. Quê hương là gì hở mẹ Ai đi xa cũng nhớ nhiều Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay Quê hương là con diều biếc Tuổi thơ con thả trên đồng Quê hương là con đò nhỏ Êm đềm khua nước ven sông Quê hương là cầu tre nhỏ Mẹ về nón lá nghiêng che Là hương hoa đồng cỏ nội Bay trong giấc ngủ đêm hè Quê hương là vàng hoa bí Là hồng tím giậu mồng tơi Là đỏ đôi bờ dâm bụt Màu hoa sen trắng tinh khô Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ (Đỗ Trung Quân) Thực hiện yêu cầu: Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) trình bày cảm nhận về tình yêu quê hương của tác giả. ĐÁP ÁN Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm) Câu 1: - Phương thức biểu đạt chính: nghị luận
  9. Câu 2: - Theo tác giả, người có bản lĩnh là người dám nghĩ, dám làm và có thái độ sống tốt. Câu 3: - Trong đoạn văn, từ ngữ “bản lĩnh”, “mục tiêu”, “phương pháp” được lặp lại nhiều lần. - Việc lặp như vậy nhằm tạo ra mạch liên kết trong văn bản, giúp các câu trong đoạn văn cùng thống nhất một chủ đề. Câu 4: - Tác giả cho rằng "Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh" vì khi một cá nhân có bản lĩnh, dám nghĩ, dám làm nhưng chỉ nhằm mục đích phục vụ cá nhân mình, không quan tâm đến những người xung quanh, thậm chí làm phương hại đến xã hội thì không ai thừa nhận anh ta là người có bản lĩnh Câu 5: - Phải trau dồi tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng. - Phải dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. - Phải có ý chí, quyết tâm, nghị lực. - Phải có chính kiến riêng trong mọi vấn đề. Người bản lĩnh dám đương đầu với mọi thử thách để đạt điều mong muốn. Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm) a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tình yêu quê hương của tác giả trong bài thơ. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới: - Tình yêu quê hương giản dị, mộc mạc, sâu lắng: + Quê hương là nơi gắn liền với kỉ niệm tuổi thơ + Quê hương gắn liền với những tình cảm ruột rà - Nghệ thuật: Điệp, câu hỏi tu từ, hình ảnh giàu sức gợi, nhịp điệu . d. Đánh giá:
  10. + Tình yêu quê hương là một tình cảm thiêng liêng, cao quý + Vẻ đẹp nghệ thuật thơ Đỗ Trung Quân. 5. ĐỀ SỐ 5 ĐỀ THI HK1 MÔN NGỮ VĂN 10 KNTT NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THPT PHAN LIÊM - ĐỀ 05 Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: SỰ TRUNG THỰC CỦA TRI THỨC Theo nghĩa truyền thống, kẻ sĩ là một người có học. Có học nên biết lẽ phải trái để “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Cái dũng của họ không phải cái dũng chém tướng đoạt thành mà là hệ quả của cái trí, nhằm làm sáng tỏ đạo thánh hiền. Đó là một công việc khó khăn, thậm chí nguy hiểm. Không phải lúc nào cũng có một Chu Văn An trước sự lộng hành của đám sủng thần, dám dâng thất trảm sớ và sau khi bị khước từ, kiên quyết từ quan về dạy học. Không phải lúc nào cũng có anh em thái sử Bá thời Xuân Thu. Thôi Trữ sau khi giết vua Tề, ra lệnh cho thái sử Bá phải ghi vào sử: “Tề Trang Công bị bạo bệnh mà chết”. Bá ghi: “Năm Ất Hợi, tháng Năm, Thôi Trữ giết vua”. Thôi Trữ nổi giận, lôi Bá ra chém. Bá có ba người em. Hai người noi gương anh đều bị chém. Người em út vẫn điềm nhiên viết: “Năm Ất Hợi, tháng Năm, Thôi Trữ giết vua”. Trữ quát: “Ba anh ngươi đều đã bị chém, ngươi không sợ sao?” Người này nói: “Việc của quan thái sử là ghi lại sự thật, nếu xuyên tạc thà bị chết chém còn hơn”. Nhưng không hiểu sao tôi vẫn không thích từ “kẻ sĩ” lắm. Có lẽ do màu sắc hơi “hoài cổ” của nó chăng? Đạo thánh hiền quả là cao quý và đáng trân trọng nhưng nó là một cái gì đã có. Kẻ sĩ thời nay chính là những trí thức do tính rộng mở của từ này. Nhất là vào thời đại nền kinh tế tri thức phát triển với sự bùng nổ của khoa học, đặc biệt ngành tin học. Người trí thức không những tôn trọng thánh hiền mà còn là kẻ dám mày mò vào cõi không biết, đấu tranh với những định kiến của hiện tại để phát hiện những sự thật cho tương lai. Một nước đang phát triển như nước ta cần nhanh chóng đào tạo một đội ngũ trí thức đông đảo để khỏi tụt hậu. Muốn vậy chúng ta phải lập cho được một môi trường lành mạnh trên nền tảng sự trung thực trí thức. Ít lâu nay báo chí nói nhiều đến nạn bằng giả. Đó là một hiện tượng xã hội nghiêm trọng, cần phải loại bỏ. Nhưng theo tôi, nó không nghiêm trọng bằng hội chứng “bằng thật, người giả” vì hội chứng này có nguy cơ gây sự lẫn lộn trong hệ giá trị và làm ô nhiễm môi trường đạo đức một xã hội trung thực, trong đó thật/ giả phải được phân định rạch ròi và minh bạch. Chúng ta thường nói nhiều đến tài năng và trí thức. Nhưng tài năng và trí thức chỉ có thể phát triển lâu dài và bền vững trên nền tảng một xã hội trung thực. (Trích từ Đối thoại với đời & thơ, Lê Đạt, NXB Trẻ, 2008, tr.14-15) Câu 1 (1 điểm): Xác định loại văn bản và phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2 (1 điểm): Nêu nhận xét khái quát về mạch lạc và liên kết trong văn bản. Câu 3 (1 điểm): Vì sao tài năng chỉ có thể phát triển lâu dài và bền vững trên nền tảng một xã hội trung thực?
  11. Câu 4 (1 điểm): Anh/chị nêu hai biểu hiện cụ thể về phẩm chất trung thực cần có của người trí thức. Câu 5 (1 điểm): Anh/chị rút ra được thông điệp tích cực gì sau khi đọc văn bản? Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm) Lạm dụng thuốc kháng sinh là một thói quen phổ biến của nhiều người hiện nay. Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận thuyết phục mọi người từ bỏ thói quen này. Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm) Câu 1: - Loại văn bản: văn bản nghị luận. - Phương thức biểu đạt chính: nghị luận. Câu 2: - Văn bản “Sự trung thực của tri thức” có cách lập luận chặt chẽ, mạch lạc, giàu thuyết phục. Mở đầu, tác giả đưa ra khái niệm về "người có học" khẳng định đó là một công việc đầy khó khăn, nguy hiểm. Tiếp nối các đoạn, tác giả đưa ra các dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểm, giúp các đoạn văn có mối liên kết mạch lạc, chặt chẽ. Câu 3: - Tài năng chỉ có thể phát triển lâu dài và bền vững trên nền tảng một xã hội trung thực, vì xã hội trung thực mới tôn trọng/ tôn vinh thực lực, những giá trị thực. Câu 4: - Gợi ý hai biểu hiện cụ thể về phẩm chất trung thực cần có của người trí thức: + Nói đúng sự thật. + Sẵn sàng tố cáo cái sai để bảo vệ lẽ phải. Câu 5: - Gợi ý thông điệp: + Mỗi người (đặc biệt là trí thức) biết sống trung thực thì góp phần xây dựng xã hội văn minh. + Sống trung thực sẽ tạo được niềm tin, sự ngưỡng mộ. Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm) a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
  12. - Thuyết phục những người từ bỏ thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới: - Dẫn dắt và nêu vấn đề của bài viết. - Sắp xếp các ý theo trật tự: + Giải thích định nghĩa về thuốc kháng sinh, lạm dụng thuốc kháng sinh. + Trình bày hiện trạng lạm dụng thuốc kháng sinh hiện nay trong cộng đồng + Nêu lí do để mọi người từ bỏ thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh. + Dự đoán lập luận của những người có thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh. + Cách từ bỏ thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh. - Khẳng định thông điệp đến mọi người.