5 Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 10 (Sách Cánh diều) - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Cộng Hòa (Có đáp án)
Đọc bài ca dao sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
MƯỜI CÁI TRỨNG
Tháng giêng, tháng hai, tháng ba, tháng bốn, tháng khốn, tháng nạn
Đi vay đi dạm, được một quan tiền
Ra chợ Kẻ Diên mua con gà mái
Về nuôi ba tháng; hắn đẻ ra mười trứng
Một trứng: ung, hai trứng: ung, ba trứng: ung,
Bốn trứng: ung, năm trứng: ung, sáu trứng: ung,
Bảy trứng: cũng ung
Còn ba trứng nở ra ba con
Con diều tha
Con quạ quắp
Con mặt cắt xơi
Chớ than phận khó ai ơi!
Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây
(Ca dao Bình Trị Thiên)
Câu 1: Chỉ ra một biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các câu ca dao sau:
Một trứng: ung, hai trứng: ung, ba trứng: ung,
Bốn trứng: ung, năm trứng: ung, sáu trứng: ung,
Bảy trứng: cũng ung
Câu 2: Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật vừa chỉ ra ở câu 1.
Câu 3: Nêu nội dung của hai câu ca dao: "Chớ than phận khó ai ơi!/Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây"?
Câu 4: Trình bày suy nghĩ của anh/chị về thông điệp được gợi ra từ hai câu ca dao sau (viết khoảng 6 đến
8 dòng):
Chớ than phận khó ai ơi!
Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây
File đính kèm:
- 5_de_thi_hoc_ki_1_ngu_van_lop_10_sach_canh_dieu_nam_hoc_2022.pdf
Nội dung text: 5 Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 10 (Sách Cánh diều) - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Cộng Hòa (Có đáp án)
- TRƯỜNG THPT CỘNG HÒA ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN: NGỮ VĂN 10 CD NĂM HỌC: 2022-2023 (Thời gian làm bài: 90 phút) ĐỀ SỐ 1 I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3,0 đ): Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Nhiều người Việt kiếm tiền bằng mọi giá, đánh đổi cả liêm sỉ, danh dự để có tiền. Nhưng có gì độc ác hơn là kiếm tiền trên sức khỏe và mạng sống đồng bào mình? Trung bình hai giờ đồng hồ có ba mươi người chết vì bệnh ung thư - một con số tàn nhẫn đến rợn người. Bao giờ người Việt mới thôi độc ác với nhau? Đó là câu hỏi trăn trở của không biết bao nhiêu người có lương tâm và dường như đến thời điểm này họ vẫn đang bất lực. Làm thế nào để con người biết yêu thương nhau hơn? Đơn giản vậy thôi nhưng nó quyết định vận mệnh của cả dân tộc, cả thế giới này. Người nông dân chỉ cần thương người tiêu dùng một chút đã không nhẫn tâm tưới thuốc độc lên rau củ quả để đào huyệt chôn đồng bào mình và chôn sống chính mình. Các quan chức chỉ cần bớt lãng phí một chút thôi, sẽ có bao nhiêu bệnh viện được xây và bao nhiêu đứa trẻ được đến trường” (Lê Bình, trích Tạp chí kinh tế Bính Thân VTV1, 12/2/2016) Câu 1. (0,5đ) Anh/chị hãy chỉ ra nội dung của đoạn trích trên? Câu 2. (0,5đ) Tác giả thể hiện thái độ gì đối với các vấn đề còn tồn tại của xã hội? Câu 3. (0,5đ) Theo tác giả, vấn đề cơ bản nhất cần giải quyết là gì? Câu 4. (1,5đ) Từ góc độ cá nhân, em hãy trả lời câu hỏi: Bao giờ người Việt mới thôi độc ác với nhau? (trình bày khoảng 3 đến 5 dòng) II. Làm văn (7,0 điểm) Cảm nhận của anh chị về vẻ đẹp của thiên nhiên và tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ Cảnh ngày hè (SGK Ngữ Văn 10, tập 1, trang 117). HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 I. PHẦN ĐỌC HIỂU
- Câu 1. - Nội dung của đoạn trích: Con người thật tàn nhẫn, họ đã kiếm tiền trên sức khỏe và mạng sống đồng bào mình. Từ đó tác giả kêu gọi mọi người hãy thôi độc ác bà hãy biết yêu thương nhau hơn. Câu 2. - Thái độ của tác giả: day dứt, đau đớn, lên án Câu 3. - Vấn đề cơ bản nhất cần giải quyết: Làm thế nào để con người biết yêu thương nhau hơn?/Bao giờ người Việt mới thôi độc ác với nhau? Câu 4. Trả lời câu hỏi: Bao giờ người Việt mới thôi độc ác với nhau? Thí sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau, sau đây là một phương án: - Người Việt thôi độc ác với nhau khi "không muốn độc ác": mỗi cá nhân tự nâng cao ý thức đạo đức; giáo dục tác động vào nhận thức, vào lương tri của tất cả mọi người. - Người Việt thôi độc ác với nhau khi "không dám độc ác": có những quy định về xử phạt nặng đủ sức răn đe để họ sợ không dám gây tội ác. - Người Việt thôi độc ác với nhau khi "không thể độc ác": các cơ quan chức năng vào cuộc giám sát chặt chẽ mọi khâu để cái ác cái xấu không có cơ hội tồn tại. Người tiêu dùng phải thông thái, dũng cảm để cái ác cái xấu không có đất tồn tại. II. LÀM VĂN 1. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm: - Nguyễn Trãi không chỉ là một bậc anh hùng dân tộc mà còn là một nhà văn hóa lớn, một danh nhân văn hóa thế giới. Ông đã để lại cho đời một sự nghiệp văn học vô cùng phong phú trong cả hai mảng văn chính luận và thơ trữ tình. - Bài thơ Cảnh ngày hè là một trong những sáng tác tiêu biểu của Nguyễn Trãi. Bài thơ nằm trong phần Bảo kính cảnh giới và là bài thơ số 43. 2. Thân bài: 2.1. Bức tranh thiên cuộc sống ngày hè - Thời gian: lầu tịch dương - Thời điểm cuối ngày trong văn học trung đại cũng có những câu thơ:
- Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi Dặm liễu sương sa khách bước dồn (Bà Huyện Thanh Quan) Chim hôm thoi thót về rừng Đóa trà mi đã ngậm gương nửa vành (Nguyễn Du) => Trong thơ Nguyễn Trãi, tuy là lầu tịch dương, là cuối ngày rồi nhưng vạn vật vẫn căng tràn sức sống. Bức tranh thiên nhiên rộn rã, tươi thắm, dạt dào sức sống. - Hệ thống động từ: + "đùn đùn": có dòng nhựa sống đang ứa căng trong thớ vỏ của hoa hòe, phun trào ra hết lớp này đến lớp khác. + "giương": tán lá xòe rộng ra để che rợp cả khoảng không rộng lớn. + "phun": dòng nhựa đang tràn trề và phun trào lên, tạo thành màu đỏ rực rỡ của hoa lựu. - Màu hoa đỏ này ta đã từng gặp trong thơ Nguyễn Du Dưới trăng quyên đã gọi hè Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông => Câu thơ của Nguyễn Du thiên về tạo hình, câu thơ của Nguyễn Trãi nói được sức sống của hoa lựu + "Tiễn": ngát, nức hương thơm của hoa sen - Hệ thống từ láy tượng thanh: + "Lao xao": âm thanh của người mua kẻ bán tấp nập, rộn ràng -> náo nhiệt -> sự phồn vinh, no đủ của cuộc sống. + "Dắng dỏi": tiếng ve tạo nên bản đàn rộn ràng, tràn trề sức sống vào thời điểm cuối ngày. - Tác huy động tất cả các giác quan, mở rộng tấm lòng mình để cảm nhận và để tái hiện cảnh ngày hè => Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên cuộc sống. - Mãi đến thế kỉ XX Xuân Diệu mới có những vần thơ “Sống toàn tâm, toàn trí, toàn hồn/ Sống toàn tim và thức nhọn giác quan” nhưng ở thế kỉ XV, với lòng yêu thiên nhiên cuộc sống của mình, Nguyễn Trãi đã có những cảm nhận bằng tất cả giác quan.
- + Xúc giác ⟶ sự mát mẻ, dễ chịu + Thị giác ⟶ sự rực rỡ sắc màu của bức tranh thiên nhiên + Màu lục (xanh thẫm) của hoa hòe đang xòe rộng ra, phủ khắp không gian. + Màu đỏ rực rỡ của hoa lựu. Cả dòng nhựa tràn trề, ứa căng phun trào hết lớp này đến lớp khác trên những bông hoa lựu. + Màu hồng dịu dàng của hoa sen. => Tất cả các màu sắc ấy đang được tắm mình trong màu vàng nhạt của ánh trời chiều sắp tắt. => Sự hòa sắc tinh tế, tạo nên bức tranh tươi sáng. + Khứu giác: hương thơm, sự nồng nàn của hương sen. + Thính giác: sự náo nhiệt, rộn ràng của tiếng đàn ve, của chợ cá + Biện pháp đảo cấu trúc, từ láy tượng thanh được đảo lên vị trí đầu câu “lao xao”, “dắng dỏi” để nhấn mạnh vào sự náo nhiệt ấy. => Bức tranh thiên nhiên cuộc sống gần gũi, chân thực, sống động và có hồn. 2.2. Bức tranh tâm hồn của nhà thơ Nguyễn Trãi a. Tình yêu thiên nhiên cuộc sống * Thể hiện ở câu thơ mở đầu: Rồi/ hóng mát/ thuở ngày trường ⟶ Hoàn cảnh rỗi rãi, thư nhàn ⟶ Ngày nhàn hiếm hoi đã dành cho thiên nhiên. => Tình yêu thiên nhiên cuộc sống của tác giả. * Thể hiện ở cách cảm nhận thiên nhiên cuộc sống - Dù đã đến cuối ngày nhưng mọi vật vẫn căng tràn nhựa sống. - Rộng mở tất cả các giác quan để cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp của thiên nhiên cuộc sống. b. Tấm lòng ưu dân ái quốc - Từ việc quan sát, cảm nhận bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, đầy sức sống, và bức tranh cuộc sống rộn ràng, náo nhiệt, no đủ, phồn vinh ⟶ Tác giả mong muốn có được cây đàn của vua Ngu Thuấn để gảy khúc Nam phong ca ngợi cuộc sống thái bình.
- + "Chuyện Vũ Hầu": tác giả sử dụng tích về Khổng Minh - tấm gương về tinh thần tận tâm tận lực báo đáp chủ tướng. Hết lòng trả món nợ công danh đến hơi thở cuối cùng, để lại sự nghiệp vẻ vang và tiếng thơm cho hậu thế. => Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão hết sức cao cả của một nhân cách lớn. Thể hiện khát khao, hoài bão hướng về phía trước để thực hiện lý tưởng, nó đánh thức ý chí làm trai, chí hướng lập công cho các trang nam tử. => Với âm hưởng trầm lắng, suy tư và việc sử dụng điển cố điển tích, hai câu thơ cuối đã thể hiện tâm tư và khát vọng lập công của Phạm Ngũ Lão cùng quan điểm về chí làm trai rất tiến bộ của ông. c. Kết bài: - Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật. - Bài học đối với thế hệ thanh niên ngày nay: Sống phải có ước mơ, hoài bão, biết vượt qua khó khăn, thử thách để biến ước mơ thành hiện thực, có ý thức trách nhiệm với cá nhân và cộng đồng. ĐỀ SỐ 4 I. PHẦN ĐỌC - HIỂU: (3,0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời những câu hỏi bên dưới: Yêu đi Yêu đi nhé, nếu không sẽ là muộn Thời gian trôi chẳng đợi một ai đâu Như mây bay, gió thoảng, nước qua cầu Ngày sẽ hết khi mặt trời giã biệt Hãy yêu mình và yêu đời tha thiết Yêu cỏ cây, hoa lá, chim muông Yêu con sâu, cánh bướm, chuồn chuồn Yêu giọt nắng ban mai, yêu cơn mưa chiều cuối phố Yêu tiếng khóc, yêu nỗi buồn nhăn nhó Yêu nụ cười, hạnh phúc đến đam mê Yêu phồn hoa phố thị, miền quê
- Yêu trẻ nhỏ, yêu cụ già tóc bạc Yêu giọng nói, yêu lời ca tiếng hát Yêu câu thơ, trang sách tuổi học đường Yêu tóc dài, tóc ngắn cũng yêu luôn Yêu chiếc nón ngày hè, yêu chiếc khăn mùa lạnh Yêu kẻ giàu sang, yêu những mảnh đời bất hạnh Yêu bậc tri thức, yêu người ít học dại khờ Yêu sum vầy, yêu chia cách bơ vơ Yêu tất cả vì kiếp người ngắn lắm! Đừng gieo rắc chi thêm hận thù rối rắm Hãy bao dung yêu hết thảy muôn loài Yêu hôm nay và yêu cả ngày mai Yêu, yêu nữa, đến ngàn sau, yêu mãi! Hàn Long Ẩn Câu 1 (0.25 đ): Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên. Câu 2 (0.75 đ): Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của điệp từ được sử dụng trong bài thơ trên. Câu 3 (0.5 đ): Theo tác giả, vì sao chúng ta cần phải “yêu” một cách chân thành như thế? Câu 4 (1.5 đ): Viết đoạn văn ngắn (5-7 câu), nêu cảm nhận của bản thân về khổ thơ cuối cùng. II. PHẦN LÀM VĂN: (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm): Viết một đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 200 chữ) bàn về “hương vị của tình yêu cuộc sống” trong đời mỗi con người. Câu 2 (5.0 điểm):
- Từ những hiểu biết của bản thân về truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, anh/chị cảm nhận như thế nào về việc Mị Châu bị thần Rùa Vàng kết tội là giặc, lại bị vua cha chém đầu nhưng sau đó, máu nàng hóa thành ngọc trai, xác nàng hóa thành ngọc thạch? HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4 I. Đọc hiểu Câu 1: Phương thức biểu đạt: biểu cảm Câu 2: - Điệp từ “yêu” - Tác dụng: + Tạo giọng điệu nhịp nhàng, tha thiết cho bài thơ + Khẳng định tình yêu chính là lẽ sống của cuộc đời Câu 3: - Chúng ta cần phải “yêu” một cách chân thành như thế vì: + Thời gian chẳng chờ đợi ai, nó qua nhanh + Tình yêu có thể giúp xóa đi hận thù, mở rộng tấm lòng bao dung Câu 4: Gợi ý: - Đoạn thơ cuối là đoạn thơ kết tinh tư tưởng của toàn bài thơ - Bằng việc sự dụng điệp từ “yêu” tác giả muốn nhấn mạnh vai trò của tình yêu trong cuộc sống - Thời gian là vô tận nhưng đời người hữu hạn, hãy cho đi tình yêu thương chứ không phải là sự hận thù - Cho đi có nghĩa là còn mãi mãi và cũng chỉ có tình yêu mới có thể gắn kết con người - Tình yêu sẽ luôn tồn tại vĩnh hằng, bất biến II. Làm văn Câu 1: * Giới thiệu vấn đề
- * Giải thích vấn đề - Tình yêu là một loạt các cảm xúc, trạng thái tâm lý, và thái độ khác nhau dao động từ tình cảm cá nhân đến niềm vui sướng. Tình yêu thương là một cảm xúc thu hút mạnh mẽ và nhu cầu muốn được ràng buộc gắn bó. Nó cũng có thể là một đức tính đại diện cho lòng tốt của con người, sự nhân từ, và sự thông cảm - "mối quan tâm trung thành và vị tha hướng tới người khác". Nó cũng có thể mô tả các hành động nhân văn và thông cảm đối với người khác, chính bản thân mình hoặc các con vật. - Tình yêu trong cuộc sống mang nhiều hương vị khác nhau. * Phân tích, bàn luận vấn đề - Vai trò của tình yêu: + Làm cho con người trở nên gần gũi nhau hơn, biết cảm thông và chia sẻ nhiều hơn + Khi mối quan hệ giữa mọi người trở nên tốt đẹp sẽ xây dựng một xã hội tốt đẹp - Hương vị của tình yêu trong cuộc sống: + Khi ta còn bé, gắn bó với gia đình, hương vị tình yêu lúc đó có lẽ là mùi cơm nóng thơm nức, là sự ngọt ngào của chiếc bánh chia đôi với anh chị em + Khi lớn lên, bước ra ngoài xã hội, hương vị của tình yêu đa dạng hơn nhiều. Đó có thể là nỗi nhớ nhà da diết, là hạnh phúc khi được người bạn tặng một que kem, là sự giúp đỡ của một người không quen nào đó khi vô tình bị hỏng xe trên đường + Riêng với tình yêu đối lứa, hương vị đó có thể là sự pha trộn của nhiều cung bậc cảm xúc. Là sự ngọt ngào, hạnh phúc khi yêu và được yêu, là chút giận hờn, ghen tuông, và cũng có thể là việc buồn rầu khi bị cự tuyệt hay tổn thương + Cho dù là hương vị nào cũng cho ta những trải nghiệm đắt giá để từ đó ta tìm ra được điều gì là quan trọng nhất với mình và cách để cho đi hay nhận về yêu thương đúng nghĩa. Tình yêu cũng là một hành trình thức tỉnh - Phê phán những người không biết yêu thương, vô cảm * Liên hệ bản thân * Tổng kết Câu 2: * Phương pháp: - Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- - Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận, ) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học. * Cách giải: Giới thiệu tác phẩm - Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy là một trong những truyền thuyết tiêu biểu trong chuỗi truyền thuyết về Âu Lạc và An Dương Vương của kho tàng văn học dân gian phong phú của dân tộc ta. - Đây là câu chuyện dân gian có nhiều yếu tố tưởng tượng, hoang đường, kì ảo tái hiện một giai đoạn đầy biến động của nhà nước Âu Lạc buổi sơ khai, thuật lại khá trọn vẹn cuộc đời An Dương Vương từ khi lên ngôi cho đến lúc để mất nước. * Cảm nhận về việc Mị Châu bị thần Rùa Vàng kết tội là giặc, lại bị vua cha chém đầu nhưng sau đó, máu nàng hóa thành ngọc trai, xác nàng hóa thành ngọc thạch * Giới thiệu nhân vật Mị Châu: Mị Châu là con gái An Dương Vương, sau này lấy Trọng Thủy – con trai Triệu Đà. * Nguyên nhân dẫn đến việc Mị Châu bị kết tội: - Triệu Đà, vua phương Bắc có âm mưu đánh chiếm Âu Lạc nên sau nhiều phen thua dưới nỏ thần của An Dương Vương, hắn đã cho con trai Triệu Đà sang cầu thân. Đây chẳng qua là kế hoãn binh nhằm thực hiện tiếp âm mưu tái chiếm. - An Dương Vương lại cho Trọng Thủy ở rể. Đó là sự mất cảnh giác trầm trọng hơn, tạo cơ hội thuận lợi cho gián điệp đội lốt chú rể xâm nhập sâu hơn để khám phá bí mật quốc gia, bí mật bố phòng quân sự và bí mật về vũ khí Âu Lạc. - Mị Châu nhẹ dạ, cả tin, nể tình vợ chồng, cho Trọng Thủy xem nỏ thần, vô tình tiếp tay cho âm mưu của cha con Triệu Đà có điều kiện thực hiện sớm. - Triệu Đà chiếm được nỏ thần, chuyện gì đến đã đến. => Sự chủ quan, mất cảnh giác và ỷ lại vào vũ khí, coi thường giặc của An Dương Vương đã trực tiếp làm tiêu vong sự nghiệp của mình và đưa Âu Lạc đến diệt vong => nước mất nhà tan. * Phân tích lời kết tội của Rùa Vàng, vua cha chém đầu nhưng sau đó, máu nàng hóa thành ngọc trai, xác nàng hóa thành ngọc thạch? - Lời kết tội của Rùa Vàng chính là lời kết tội của công lý, của nhân dân trước hành động vô tình phản quốc của Mị Châu. Đó là bài học xương máu về mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, mối quan hệ giữa gia đình và Tổ quốc.
- - Thanh gươm đáng ra phải dùng để chém kẻ thù thì nay An Dương Vương phải dùng để chém chính khúc ruột của mình. - Hành động “tuốt kiếm chém Mị Châu” là hành động quyết liệt và dứt khoát của An Dương Vương đứng về phía công lý và quyền lợi của dân tộc để trừng trị kẻ đắc tội với non sông, dù sự đắc tội đó là vô tình hay hữu ý. => Sự thức tỉnh muộn màng của nhà vua cũng chính là bài học cho muôn đời. - Tuy nhiên, Mị Châu cũng chỉ là nạn nhân của bi kịch tình yêu: + Mị Châu là nàng công chúa ngây thơ, trong trắng sống trong sự thương yêu, cưng chiều của đức vua giữa không khí hào hùng và thanh bình của đất nước. + Nàng là người vợ thực sự yêu thương chồng nhưng không hề biết âm mưu của Trọng Thủy + Những ngày sống bên Mị Châu, Trọng Thủy vừa muốn đạt được âm mưu của mình và vừa muốn có được tình yêu của Mị Châu nhưng tận cùng của con đường rắc trắng lông ngỗng là cái chết của tình yêu -> Tác giả dân gian muốn phê phán chiến tranh phi nghĩa - Tác giả dân gian xây dựng chi tiết Mị Châu nhảy xuống biển thành ngọc minh châu trong lòng trai sò, lấy nước giếng nơi Trọng Thủy tự tử mà rửa ngọc càng sáng thêm là sự minh chứng cho lòng dạ Mị Châu trong trắng, vô tình mắc tội => thái độ cảm thông, thương xót của nhân dân với nàng. - Hình ảnh ngọc trai – giếng nước mang ý nghĩa biểu tượng: + Mối tình mang đầy bi kịch + Sự nhẹ dạ, cả tin, sự thờ ơ với vận mệnh quốc gia dân tộc phải trả bằng sinh mạng + Phải lấy cái chết của kẻ thù mới rửa nổi “nhục thù” =>Bài học đắt giá cho thế hệ sau Tổng kết. ĐỀ SỐ 5 I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Xin đừng vội nghĩ cứ có học vấn, bằng cấp cao là nghiễm nhiên trở thành người có văn hóa. Trình độ trí thức văn hóa cũng mới chỉ là tiền đề. Nếu sự rèn luyện nhân cách kém thì tiềm năng hiểu biết đó sẽ tạo nên thói hợm hĩnh, khinh đời, phong cách sống càng xấu đi, càng giảm tính chất văn hóa. Trong thực tế, ta thấy không hiếm những người có học mà phong cách sống lại rất trái ngược. Họ mở miệng là văng tục, nói câu
- nào cũng đều có kèm từ không đẹp. Mặt vênh vênh váo váo, coi khinh hết thảy mọi người. Trò chuyện với ai thì bao giờ cũng hiếu thắng, nói lấy được, nhưng khi gặp khó khăn thì chùn bước, thoái thác trách nhiệm. Trong lúc đó, có người học hành chưa nhiều, chưa có học hàm, học vị gì nhưng khiêm tốn, lịch sự, biết điều trong giao tiếp, khéo léo và khôn ngoan trong cách ứng xử trước mọi tình huống của cuộc sống. Rõ ràng là chất văn hóa trong phong cách sống phụ thuộc nhiều vào ý thức tu dưỡng tính nết, khéo léo và khôn ngoan trong cách ứng xử trước mọi tình huống của cuộc sống. Rõ ràng là chất văn hóa trong phong cách sống phụ thuộc nhiều vào ý thức tu dưỡng, tính nết, học tập trường đời và kết quả của giáo dục gia đình. Tất nhiên, tác động của trình độ học vấn đến sự nâng cao phong cách văn hóa của một người rất lớn. Cách suy nghĩ, cách giải quyết mâu thuẫn, sự ước mơ, kì vọng và sự trau dồi lý tưởng có liên quan mật thiết đến tiềm năng hiểu biết. Đa số những người có học vấn cao thường có phong cách sống đẹp. Không thể phủ nhận thực tế đó, chỉ có điều cần nhớ là trình độ học vấn và phong cách sống văn hóa không phải lúc nào cũng đi đôi với nhau. (Trích Học vấn và văn hóa - Trường Giang) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? (0.5 điểm) Câu 2: Theo tác giả, trình độ học vấn có tác động như thế nào đến phong cách văn hóa của một người? (0.5 điểm) Câu 3: Đọc đoạn trích, anh/chị hiểu yếu tố cốt lõi làm nên cốt cách văn hóa của một con người là gì? (1.0 điểm) Câu 4: Theo anh/chị quan điểm của tác giả có phù hợp với cuộc sống hiện đại không? Vì sao? (1.0 điểm) II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1: (2.0 điểm) Viết một đoạn văn (khoảng 10 - 15 dòng) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu văn được gợi ra từ phần đọc hiểu. "Rõ ràng là chất văn hóa trong phong cách sống phụ thuộc nhiều vào ý thức tu dưỡng tính nết, học tập trường đời và kết quả của giáo dục gia đình". Câu 2 (5.0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ Nguyễn Trãi trong bài thơ Cảnh ngày hè Rồi hóng mát thuở ngày trường Hòe lục đùn đùn tán rợp giương Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ, Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
- Lao xao chợ cá làng ngư phủ, Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương Dễ có Ngu cầm đàn một tiếng. Dân giàu đủ khắp đòi phương. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5 I. PHẦN ĐỌC HIỂU Câu 1: - Phương thức biểu đạt: nghị luận Câu 2: Theo tác giả, trình độ học vấn có tác động đến phong cách văn hoá của mỗi con người: - Tiềm năng hiểu biết, vốn tri thức sâu rộng là cơ sở hình thành lối suy nghĩ, cách ứng xử, cách giải quyết mâu thuẫn, khát vọng và lý tưởng sống của một con người. - Trên thực tế, đa số những người có học vấn cao thường có phong cách sống đẹp. Câu 3: Đọc đoạn trích, có thể thấy yếu tố cốt lõi làm nên cốt cách văn hoá của một con người là: - Sự giáo dục của gia đình, nhà trường. - Đặc biệt là ý thức tu dưỡng đạo đức, hoàn thiện nhân cách và không ngừng học tập từ thực tế đời sống của mỗi cá nhân. Câu 4: Học sinh trình bày theo quan điểm cá nhân, có lý giải cụ thể. Trình bày theo hình thức đoạn văn ngắn. II. PHẦN LÀM VĂN Câu 1: * Giải thích: - Văn hoá là toàn bộ giá trị vật chât và tinh thần mà con người sáng tạo ra. Phong cách sống là những nét điển hình, được lặp đi lặp lại và định hình thành phong cách, thói quen trong đời sống cá nhân, nhóm xã hội, dân tộc, hay là cả một nền văn hóa.
- => Ý cả câu: Con người có văn hoá là nhờ sự kết hợp của ba yếu tố: tự thân rèn luyện, từng trải trong đời và sự giáo dục của gia đình. * Phân tích, bàn luận: + “Ý thức tu dưỡng tính nết” là yếu tố quan trọng nhât để hình thành phong cách sống văn hóa. + Trường đời là môi trường thực tế tôi luyện con người. + Gia đình là cái nôi hình thành văn hoá trong phong cách sống mỗi người. Nhờ có gia đình, môi người không những được nuôi dưỡng mà còn được dạy dỗ về tình thương, cách ứng xử trong quan hệ Ba yếu tố trên có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, hình thành nên chất văn hoá trong phong cách sống của môi người. (dẫn chứng thực tế) * Phê phán những người tuy có trình độ học vấn nhưng văn hoá sống thấp, nhất là trong ứng xử giao tiếp, trong nhận thức và hành động. * Bài học nhận thức và hành động: Cần phải tu dưỡng đạo đức hằng ngày, biết tự trọng, biết xấu hổ, sống vị tha, nhân ái Câu 2: 1. Mở bài - Nguyễn Trãi là một bậc anh hùng, một nhà văn hóa lớn. - Bài thơ Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới - bài 43) phản ánh vẻ đẹp độc đáo của bức tranh ngày hè và tâm hồn yêu thiên nhiên, đất nước, con người của nhà thơ. 2. Thân bài a. Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống - Miêu tả cảnh ngày hè, tác giả đã sử dụng các động từ: "đùn đùn", "giương", "phun". + Từ "đùn đùn" gợi tả sắc xanh thẫm của tán hoè lớp lớp, liên tiếp tuôn ra + "Giương' rộng ra + Từ "phun" gợi sự nổi bật, bắt mắt của màu đỏ hoa lựu. => Cảnh vật được miêu tả với sức sống mãnh liệt. Như có một cái gì đó thôi thúc bên trong, sức sống như ứa căng, tràn đầy khiến cho màu xanh của lá hòe "đùn đùn" lên và tán giương lên che rợp, khiến cho cây lựu ở hiên nhà "phun" ra màu đỏ. Thiên nhiên hiện lên sống động vô cùng. - Trong bài thơ có các màu sắc: màu xanh của cây hoa hòe, màu đỏ của hoa lựu, hoa sen (có cả mùi thơm của hương sen), tất cả đều dưới ánh nắng chiều màu vàng (lầu tịch dương).
- - Bài thơ còn có các âm thanh như tiếng “lao xao” của “chợ cá làng ngư phủ”, tiếng rên rỉ (từ cổ - "dắng dỏi") của ve sầu nghe như tiếng đàn ("cầm ve") từ trên lầu dưới ánh nắng chiều. => Bức tranh mùa hè còn có sự hài hòa giữa cảnh vật và con người. Tuy ít nói tới con người nhưng ta vẫn thấy dấu vết, hình bóng con người rất gần gũi: những cây hòe, cây lựu, hồ sen không phải là những thực vật hoang dã mà có sự tham gia chăm sóc của bàn tay con người. Cho nên, bên cạnh các hình ảnh thiên nhiên ấy còn thấy có cái hiên nhà "Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ", cái ao (trì) "Hồng liên trì đã tiễn mùi hương", và cả ngôi lầu "Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương". Đặc biệt, có rất nhiều âm thanh tiếng người được nghe từ xa "Lao xao chợ cá làng ngư phủ" => Các hình ảnh, màu sắc, âm thanh, mùi vị, hài hòa giữa con người với cảnh vật. Đó đều là những vẻ đẹp bình dị, gần gũi, thân thuộc của quê hương, đất nước con người Việt Nam. b. Vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ - Nhà thơ tập trung những giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác và cả cảm giác nữa để quan sát cảnh thiên nhiên. - Thiên nhiên ngày hè hiện lên với những đặc trưng cụ thể bởi những cảm nhận tinh tế: màu xanh của lá cây, màu đỏ của hoa lựu và hương thơm của hoa sen. Mùa hè có tiếng ve kêu - Thiên nhiên càng hiện lên cụ thể bao nhiêu, càng đẹp bao nhiêu thì chứng tỏ tâm hồn nhà thơ càng đẹp bấy nhiêu. Một tâm hồn đẹp đẽ nhất định phải xuất phát từ thế giới quan lành mạnh. Bao trùm lên từ tấm lòng yêu nước, yêu đời của Ức Trai. - Hai câu kết diễn tả khát vọng, mong mỏi da diết của Nguyễn Trãi về cuộc sống thanh bình, hạnh phúc của nhân dân. Nhà thơ mong mỏi có khúc đàn Nam Phong của vua Thuấn. Mỗi khi khúc đàn ấy gảy lên thì mưa thuận gió hòa, nhân dân làm ăn sung sướng no đủ + Lấy chuyện xưa để nói hiện tại, cho thấy tấm lòng yêu nước, thương dân của Nguyễn Trãi. Đó là tấm lòng yêu nước thương dân đến trọn đời. + Đồng thời câu thơ cũng có nghĩa: Nếu có đàn Ngu (đàn của vua Nghiêu) sẽ gảy lên một khúc nhạc - ca ngợi cuộc sống thái bình, nhân dân giàu đủ khắp bốn phương. Đây là lời ngợi ca sự hưng thịnh của triều đại, nhưng đồng thời cũng là lời nhắc nhở các bậc quân vương luôn quan tâm đến nhân dân. + Nhà thơ thể hiện niềm vui, sự ngợi ca, nhưng đồng thòi cũng là niềm mong ước cho đất nước thái bình, lời khuyên các vị vua noi gương Nghiêu, Thuấn “rủ lòng thương yêu và chăm sóc muôn dân, khiến cho chỗ thôn cùng xóm vắng không có tiếng hờn giận oán cừu” (lời trong một bản tấu của Nguyễn Trãi). Đó cũng chính là tư tưởng “lấy dân làm gốc của ông: “Làm lật thuyền mới biết sức dân như nước”. Tư tưởng đó bắt nguồn từ lời dạy của Khổng Tử: “Dân vi bản, xã tắc vi quy, quân vi khinh (Dân là gốc, xã tắc là quý, vua là nhẹ).
- + Âm điệu của bài thơ có sự thay đổi: câu kết chỉ có 6 chữ (lục ngôn), khác với những bài kết thúc bằng câu thất ngôn. Câu lục ngôn làm cho âm điệu đang 7 chữ dồn lại trong 6 chữ. + Tác dụng của việc kết thúc bằng câu thơ lục ngôn: cảm xúc được dồn nén, nhưng dư âm của nó lại mở ra. Bài thơ hết những âm hưởng chưa hết, đó là nhờ cách kết thúc bằng câu thơ sáu chữ trong một bài thơ thất ngôn. 3. Kết bài - Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật: + Tâm hồn Nguyễn Trãi chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước, đặc biệt là tấm lòng ái nước, thương dân của ông. + Đồng thời, bài thơ còn để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc bởi ngôn ngữ, hình ảnh thơ giản dị, độc đáo và cách kết thúc bài thơ với câu thơ lục ngôn tạo nên sự dồn nén cảm xúc cho toàn bài.