5 Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 10 (Sách Chân trời sáng tạo) - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Lạc Long Quân (Có đáp án)

I. ĐỌC HIỂU (3.0 ĐIỂM)

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

“Thật vậy, Nguyễn Du đại thi hào của dân tộc từng viết “Sách vở đầy bốn vách/ Có mấy cũng không 
vừa”. Đáng tiếc, cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách dường như đã dần phôi pha. Sách in 
nhiều nơi không bán được, nhiều nhà xuất bản đóng cửa vì thua lỗ, đặc biệt sách bị cạnh tranh khốc liệt bởi 
những phương tiện nghe nhìn như ti vi, Ipad, điện thoạt Smart và hệ thống sách báo điện tử trên Internet. 
Nhiều gia đình giàu có thay tủ sách bằng tủ ... rượu các loại. Các thư viện lớn của các thành phố hay của 
tỉnh cũng chỉ hoạt động cầm chừng, cố duy trì sự tồn tại.

Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách dấu trong áo, tôi có thể đọc sách khi chờ mẹ về, 
lúc nấu cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus... Hay hình ảnh những 
công dân nước Nhật mỗi người một quyển sách trên tay lúc ngồi chờ tàu xe, xem hát. càng khiến chúng ta 
thêm yêu mến và khâm phục. Ngày nay, hình ảnh ấy đã bớt 
đi nhiều, thay vào đó là cái máy tính hay cái điện thoại di động. Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể 
thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay. ”

(Trần Hoàng Vy, Báo Giáo dục & Thời đại, thứ hai ngày 13.4.2015)

Câu 1: Đặt nhan đề cho văn bản trên? (0.5 điểm)

Câu 2: Nội dung của văn bản là gì? (0.5 điểm)

Câu 3: Phát hiện và sửa lỗi sai trong câu: “Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách dấu trong 
áo, tôi có thể đọc sách khi chờ mẹ về, lúc nấu nồi cơm, lúc than thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn 
trâu, lúc chờ xe bus. ” (1.0 điểm)

Câu 4: Theo anh/chị đọc sách có những tác dụng như thế nào trong cuộc sống con người? (Nêu ít nhất hai 
tác dụng của việc đọc sách) (1.0 điểm) 

pdf 25 trang Thúy Anh 08/08/2023 2140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "5 Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 10 (Sách Chân trời sáng tạo) - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Lạc Long Quân (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdf5_de_thi_hoc_ki_1_ngu_van_lop_10_sach_chan_troi_sang_tao_nam.pdf

Nội dung text: 5 Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 10 (Sách Chân trời sáng tạo) - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Lạc Long Quân (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THPT LẠC LONG QUÂN ĐỀ THI HK1 MÔN: NGỮ VĂN 10 CTST NĂM HỌC: 2022 – 2023 (Thời gian làm bài: 90 phút) ĐỀ SỐ 1 I. PHẦN ĐỌC – HIỂU: (3,0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời những câu hỏi bên dưới: Yêu đi “Yêu đi nhé, nếu không sẽ là muộn Thời gian trói chẳng đợi một ai đâu Như mây bay, gió thoảng, nước qua cầu Ngày sẽ hết khi mặt trời giã biệt Hãy yêu mình và yêu đời tha thiết Yêu cỏ cây, hoa lá, chim muông Yêu con sâu, cánh bướm, chuồn chuồn Yêu giọt nắng ban mai, yêu cơn mưa chiều cuối phố Yêu tiếng khóc, yêu nỗi buồn nhăn nhó Yêu nụ cười, hạnh phúc đến đam mê Yêu phồn hoa phố thị, miền quê Yêu trẻ nhỏ, yêu cụ già tóc bạc
  2. Yêu giọng nói, yêu lời ca tiếng hát Yêu câu thơ, trang sách tuổi học đường Yêu tóc dài, tóc ngắn cũng yêu luôn Yêu chiếc nón ngày hè, yêu chiếc khăn mùa lạnh Yêu kẻ giàu sang, yêu những mảnh đời bất hạnh Yêu bậc tri thức, yêu người ít học dại khờ Yêu sum vầy, yêu chia cách bơ vơ Yêu tất cả vì kiếp người ngắn lắm! Đừng gieo rắc chi thêm hận thù rối rắm Hãy bao dung yêu hết thảy muôn loài Yêu hôm nay và yêu cả ngày mai Yêu, yêu nữa, đến ngàn sau, yêu mãi!” Hàn Long Ẩn Câu 1 (0.25 đ) Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên. Câu 2 (0.75 đ) Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của điệp từ được sử dụng trong bài thơ trên. Câu 3 (0.5 đ) Theo tác giả, vì sao chúng ta cần phải “yêu” một cách chân thành như thế? Câu 4 (1.5 đ) Viết đoạn văn ngắn (5-7 câu), nêu cảm nhận của bản thân về khổ thơ cuối cùng. II. PHẦN LÀM VĂN: (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm): Viết một đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 200 chữ) bàn về “hương vị của tình yêu cuộc sống” trong đời mỗi con người. Câu 2 (5.0 điểm):
  3. Từ những hiểu biết của bản thân về truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, anh/chị cảm nhận như thế nào về việc Mị Châu bị thần Rùa Vàng kết tội là giặc, lại bị vua cha chém đầu nhưng sau đó, máu nàng hóa thành ngọc trai, xác nàng hóa thành ngọc thạch? HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Câu 1: Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ Cách giải: Phương thức biểu đạt: biểu cảm Câu 2: Phương pháp: Phân tích, tổng hợp Cách giải: Điệp từ “yêu” Tác dụng: +Tạo giọng điệu nhịp nhàng, tha thiết cho bài thơ +Khẳng định tình yêu chính là lẽ sống của cuộc đời Câu 3: Phương pháp: Phân tích, tổng hợp Cách giải: Chúng ta cần phải “yêu” một cách chân thành như thế vì: +Thời gian chẳng chờ đợi ai, nó qua nhanh +Tình yêu có thể giúp xóa đi hận thù, mở rộng tấm lòng bao dung Câu 4:
  4. Phương pháp: Phân tích, tổng hợp Cách giải: Gợi ý: - Đoạn thơ cuối là đoạn thơ kết tinh tư tưởng của toàn bài thơ - Bằng việc sự dụng điệp từ “yêu” tác giả muốn nhấn mạnh vai trò của tình yêu trong cuộc sống -Thời gian là vô tận nhưng đời người hữu hạn, hãy cho đi tình yêu thương chứ không phải là sự hận thù - Cho đi có nghĩa là còn mãi mãi và cũng chỉ có tình yêu mới có thể gắn kết con người - Tình yêu sẽ luôn tồn tại vĩnh hằng, bất biến II.LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1: Phương pháp: Phân tích, tổng hợp, bình luận Cách giải: Giới thiệu vấn đề Giải thích vấn đề - Tình yêu là một loạt các cảm xúc, trạng thái tâm lý, và thái độ khác nhau dao động từ tình cảm cá nhân đến niềm vui sướng. Tình yêu thương là một cảm xúc thu hút mạnh mẽ và nhu cầu muốn được ràng buộc gắn bó. Nó cũng có thể là một đức tính đại diện cho lòng tốt của con người, sự nhân từ, và sự thông cảm - "mối quan tâm trung thành và vị tha hướng tới người khác". Nó cũng có thể mô tả các hành động nhân văn và thông cảm đối với người khác, chính bản thân mình hoặc các con vật. - Tình yêu trong cuộc sống mang nhiều hương vị khác nhau. Phân tích, bàn luận vấn đề - Vai trò của tình yêu: + Làm cho con người trở nên gần gũi nhau hơn, biết cảm thông và chia sẻ nhiều hơn
  5. + Khi mối quan hệ giữa mọi người trở nên tốt đẹp sẽ xây dựng một xã hội tốt đẹp - Hương vị của tình yêu trong cuộc sống: + Khi ta còn bé, gắn bó với gia đình, hương vị tình yêu lúc đó có lẽ là mùi cơm nóng thơm nức, là sự ngọt ngào của chiếc bánh chia đôi với anh chị em + Khi lớn lên, bước ra ngoài xã hội, hương vị của tình yêu đa dạng hơn nhiều. Đó có thể là nỗi nhớ nhà da diết, là hạnh phúc khi được người bạn tặng một que kem, là sự giúp đỡ của một người không quen nào đó khi vô tình bị hỏng xe trên đường + Riêng với tình yêu đối lứa, hương vị đó có thể là sự pha trộn của nhiều cung bậc cảm xúc. Là sự ngọt ngào, hạnh phúc khi yêu và được yêu, là chút giận hờn, ghen tuông, và cũng có thể là việc buồn rầu khi bị cự tuyệt hay tổn thương + Cho dù là hương vị nào cũng cho ta những trải nghiệm đắt giá để từ đó ta tìm ra được điều gì là quan trọng nhất với mình và cách để cho đi hay nhận về yêu thương đúng nghĩa. Tình yêu cũng là một hành trình thức tỉnh - Phê phán những người không biết yêu thương, vô cảm - Liên hệ bản thân Câu 2: Phương pháp: - Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng). - Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận, ) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học. Cách giải: Giới thiệu tác phẩm - Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy là một trong những truyền thuyết tiêu biểu trong chuỗi truyền thuyết về Âu Lạc và An Dương Vương của kho tàng văn học dân gian phong phú của dân tộc ta.
  6. => Như vậy, hai câu thơ đầu đã cho thấy hình ảnh người tráng sĩ hùng dũng, oai phong cùng tầm vóc mạnh mẽ và sức mạnh của quân đội nhà Trần. Nghệ thuật so sánh phong đại cùng giọng điệu hào hùng mang lại hiệu quả cao. 2. Nỗi lòng muốn bày tỏ của tác giả - Giọng điệu: trầm lắng, suy tư, qua đó bộc lộ tâm trạng băn khoăn, trăn trở - Nợ công danh: Theo quan niệm nhà Nho, đây là món nợ lớn mà một trang nam nhi khi sinh ra đã phải mang trong mình. Nó gồm 2 phương diện: Lập công (để lại chiến công, sự nghiệp), lập danh (để lại danh thơm cho hậu thế). Kẻ làm trai phải làm xong hai nhiệm vụ này mới được coi là hoàn trả món nợ. - Theo quan niệm của Phạm Ngũ Lão, làm trai mà chưa trả được nợ công danh “thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”: + Thẹn: cảm thấy xấu hổ, thua kém với người khác + Chuyện Vũ Hầu: tác giả sử dụng tích về Khổng Minh - tấm gương về tinh thần tận tâm tận lực báo đáp chủ tướng. Hết lòng trả món nợ công danh đến hơi thở cuối cùng, để lại sự nghiệp vẻ vang và tiếng thơm cho hậu thế. => Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão hết sức cao cả của một nhân cách lớn. Thể hiện khát khao, hoài bão hướng về phía trước để thực hiện lí tưởng, nó đánh thức ý chí làm trai, chí hướng lập công cho các trang nam tử. => Với âm hưởng trầm lắng, suy tư và việc sử dụng điển cố điển tích, hai câu thơ cuối đã thể hiện tâm tư và khát vọng lập công của Phạm Ngũ Lão cùng quan điểm về chí làm trai rất tiến bộ của ông. Kết bài: - Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật. - Bài học đối với thế hệ thanh niên ngày nay: Sống phải có ước mơ, hoài bão, biết vượt qua khó khăn, thử thách để biến ước mơ thành hiện thực, có ý thức trách nhiệm với cá nhân và cộng đồng.
  7. ĐẾ SỐ 3 I. ĐỌC HIỂU (3.0 ĐIỂM) Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu: “Thật vậy, Nguyễn Du đại thi hào của dân tộc từng viết “Sách vở đầy bốn vách/ Có mấy cũng không vừa”. Đáng tiếc, cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách dường như đã dần phôi pha. Sách in nhiều nơi không bán được, nhiều nhà xuất bản đóng cửa vì thua lỗ, đặc biệt sách bị cạnh tranh khốc liệt bởi những phương tiện nghe nhìn như ti vi, Ipad, điện thoạt Smart và hệ thống sách báo điện tử trên Internet. Nhiều gia đình giàu có thay tủ sách bằng tủ rượu các loại. Các thư viện lớn của các thành phố hay của tỉnh cũng chỉ hoạt động cầm chừng, cố duy trì sự tồn tại. Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách dấu trong áo, tôi có thể đọc sách khi chờ mẹ về, lúc nấu cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus Hay hình ảnh những công dân nước Nhật mỗi người một quyển sách trên tay lúc ngồi chờ tàu xe, xem hát. càng khiến chúng ta thêm yêu mến và khâm phục. Ngày nay, hình ảnh ấy đã bớt đi nhiều, thay vào đó là cái máy tính hay cái điện thoại di động. Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay. ” (Trần Hoàng Vy, Báo Giáo dục & Thời đại, thứ hai ngày 13.4.2015) Câu 1: Đặt nhan đề cho văn bản trên? (0.5 điểm) Câu 2: Nội dung của văn bản là gì? (0.5 điểm) Câu 3: Phát hiện và sửa lỗi sai trong câu: “Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách dấu trong áo, tôi có thể đọc sách khi chờ mẹ về, lúc nấu nồi cơm, lúc than thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus. ” (1.0 điểm) Câu 4: Theo anh/chị đọc sách có những tác dụng như thế nào trong cuộc sống con người? (Nêu ít nhất hai tác dụng của việc đọc sách) (1.0 điểm) II. Làm văn (7.0 điểm) Câu 1: (2.0 điểm) Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về ý kiến: Một cuốn sách tốt là một người bạn hiền.
  8. Câu 2: (5.0 điểm) Cảm nhận của em về bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm “Một mai, một cuốc, một cần câu Thơ thẩn dầu ai vui thú nào Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn, người đến chốn lao xao Thu ăn măng trúc, đông ăn giá, Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao Rượu đến cội cây, ta sẽ uống Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.” (Nhàn, Trang 129, Ngữ Văn 10, Tập 1, NXB GD 2006) HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 I. ĐỌC HIỂU Câu 1: Phương pháp: Đọc, tìm ý Cách giải: - Nhan đề: vai trò của sách trong cuộc sống Câu 2: Phương pháp: Phân tích, tổng hợp Cách giải: Thực trạng văn hóa đọc sách trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin hiện nay và sự khẳng định vai trò không thể thiếu của việc đọcsách trong cuộc sống. Câu 3:
  9. Phương pháp: Phân tích, lí giải Cách giải: - Từ sai “tha thẩn” - Sửa lại: “Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách giấu trong áo, tôi có thể đọc sách khi chờ mẹ về, lúc nấu nồi cơm, lúc thơ thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus ” Câu 4: Phương pháp: Phân tích, tổng hợp Cách giải: HS lựa chọn tác dụng và lý giải sự lựa chọn sao cho phù hợp, thuyết phục Gợi ý: - Đọc sách là để nâng cao nhận thức, bồi bổ trí tuệ, phát triển tâm hồn, tình cảm, rèn giũa hành động. II. LÀM VĂN Câu 1: Phương pháp: Phân tích, giải thích, bình luận Cách giải: Giải thích: + “Sách tốt”: Là sách có nội dung tích cực, có tác dụng cung cấp cho ta những tri thức về mọi lĩnh vực của cuộc sống, giúp ta bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách + “Bạn hiền”: Là người bạn có thể giúp ta chia sẻ những buồn vui, giúp ta vượt qua những thử thách, khó khăn để vươn lên trong học tập, cuộc sống. Bàn luận: + Sách tốt là người bạn đồng hành với ta trên con đường học tập, trau dồi tri thức để làm chủ cuộc sống của mình. “Sách mở ra trước mắt ta những chân trời mới”.
  10. + Sách tốt là người bạn giúp ta biết phân biệt xấu – tốt, đúng – sai; dạy ta biết yêu thương, trân trọng những điều tốt đẹp, biết căm giận, lên án cái xấu, cái ác, biết sẻ chia, cảm thông, biết trọng nghĩa tình + Sách tốt là người bạn nâng đỡ tâm hồn ta những lúc ta buồn. + Sách tốt khơi gợi cho ta những ước mơ, những hoài bão đẹp. Bài học nhận thức và hành động: + Biết trân trọng sách tốt và việc đọcsách. + Phê phán những quan điểm lệch lạc về việc đọc.sách và chọn sách ở một bộ phận giới trẻ hiện nay. Câu 2: Phương pháp: - Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng). - Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận, ) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học. Cách giải: Yêu cầu hình thức: - Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. Yêu cầu nội dung: Mở bài: - Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm và phong cách thơ của ông: Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ lớn của văn học dân tộc. Thơ ông mang đậm tính triết lí, giáo huấn, ngợi ca chí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn, phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội. - Giới thiệu về bài thơ “Nhàn”: “Nhàn” là bài thơ Nôm số 73 trong Bạch Vân quốc ngữ thi, là lời tâm sự nhẹ nhàng, thâm trầm, sâu sắc về quan niệm sống "nhàn" của tác giả.
  11. Thân bài: Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Phân tích: a. Cuộc sống hàng ngày của nhà thơ Hai câu đề: “Một mai, một cuốc, một cần câu Thơ thần dầu ai vui thú nào.” - “Một mai, một cuốc, một cần câu” trở về với cuộc sống thuần hậu, chất phác của một lão nông, tri điền, đào giếng lấy nước uống và cày ruộng lấy cơm ăn. - Tác giả sử dụng kết hợp khéo léo thủ pháp liệt kê các dụng cụ lao động cùng với điệp từ “một” và nhịp thơ 2/2/3 cho thấy cuộc sống nơi thôn dã cái gì cũng có, tất cả đã sẵn sàng - Các vật dụng gắn liền với công việc vất vả của người nông dân đi vào thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm một cách tự nhiên, thư thái như chính tâm hồn của nhà thơ. - Con người tìm thấy niềm vui, sự thanh thàn trong cuộc sống, không gợi chút mưu tục. Một mình ta lựa chọn cách sống “thơ thẩn” mặc kệ ai kia “vui thú nào”. Tự mình lựa chọn cho mình một lối sống, một cách sống kệ ai có những thú riêng, âu đó cũng là bản lĩnh của kẻ sĩ trước thời cuộc. Hai câu thực: “Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ Người khôn người đến chốn lao xao.” - Thủ pháp đối lập và cách nói ẩn dụ + Ta dại ↔ Người khôn + Nơi vắng vẻ ↔ chốn lao xao → hình ảnh ẩn dụ: Nơi vắng vẻ là nơi tĩnh tại của thiên nhiên, nơi tâm hồn tìm thấy sự thảnh thơi; Chốn lao xao là nơi quan trường, nơi bon chen quyền lực và danh lợi. - Phác hoạ hình ảnh về lối sống của hai kiểu người Dại – Khôn → triết lí về Dại – Khôn của cuộc đời cũng là cách hành xử của tầng lớp nho sĩ thời bấy giờ => Cách nói ngược, hóm hỉnh.
  12. => Như vậy: Trong cuộc sống hàng ngày, với Nguyễn Bỉnh Khiêm, lối sống Nhàn là hoà hợp với đời sống lao động bình dị, an nhiên vui vẻ tránh xa vòng danh lợi, bon chen chốn vinh hoa, phú quý. b. Quan niệm sống và vẻ đẹp nhân cách của nhà thơ Hai câu luận: “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.” - Hình ảnh thiên nhiên: bốn mùa tuần hoàn Xuân – Hạ – Thu – Đông - Món ăn dân dã: măng trúc, giá - Sinh hoạt: tắm hồ sen, tắm ao - Sử dụng phép đối + liệt kê => Lối sống hoà hợp, thuận theo tự nhiên => Nhàn là “Thu ăn măng trúc đông ăn giá”, mùa nào thức nấy. Những sản vật không phải cao lương mĩ vị mà đậm màu sắc thôn quê. Ngay cả việc ăn uống, tắm táp, làm lụng đã trở thành nhàn trong cái nhìn của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Để có được sự an nhiên, tĩnh tại trong tâm hồn như vậy phải là một người có nhận thức sâu sắc của cuộc đời. Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng nhận thấy lòng tham chính là căn nguyên của tội lỗi. Bởi vậy mà ông hướng đến lối sống thanh bạch, giản dị, thuận theo tự nhiên. Hai câu kết “Rượu đến cội cây ta sẽ uống Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.” - Điển tích: Rượu đến cội cây, sẽ uống, Phú quý tựa chiêm bao => Nguyễn Bỉnh Khiêm coi công danh phú quý tựa như giấc chiêm bao, giống như phù du vậy. Khi thể hiện quan điểm của mình, Nguyễn Bỉnh Khiêm lựa chọn mình thế đứng bên ngoài của sự cám dỗ danh lợi, vinh hoa – phú quý, bộc lộ thái độ xem thường. - Nhìn xem: biểu hiện thế đứng từ bên ngoài, coi thường danh lợi. Khẳng định lối sống mà mình đã chủ động lựa chọn, đứng ngoài vòng cám dỗ của vinh hoa phú quý.
  13. => Nguyễn Bỉnh Khiêm cảm thấy an nhiên, vui vẻ bởi thi sĩ được hoà hợp với tự nhiên, nương theo tự nhiên để di dưỡng tinh thần, đồng thời giữ được cột cách thanh cao, không bị cuốn vào vòng danh lợi tầm thường. => Như vậy, thú Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là dấu ấn của một thờiđại lịch sử, thể hiện cách ứng xử của người trí thức trước thời loạn: giữ tròn thanh danh khí tiết. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nâng tư tưởng “Nhàn” trở thành một triết lý sống, là cách hành xử trước thời cuộc, coi đây là phương thức hoá giải mâu thuẫn và hoà hoãn những xung đột thờiông đang sống. Kết bài: - Khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ: Với cách sử dụng ngôn ngữ giản dị mà giàu triết lí cùng cách nói đối lập, bài thơ đã dựng nên chân dung cuộc sống, nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm: hoà hợp với thiên nhiên, cốt cách thanh cao, không màng danh lợi. ĐỀ SỐ 4 Phần I: Đọc hiểu (3.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: CÓ ÁP LỰC MỚI CÓ ĐỘNG LỰC PHẤN ĐẤU Năm 1920, cậu bé 11 tuổi nọ lỡ đá quả bóng làm vỡ cửa kính nhà hàng xóm. Họ bắt cậu phải đến 12,5 đô-la nên cậu đã chạy về nhà nhận lỗi với bố. Bố cậu nói: - Tiền, bố có thể cho con mượn trước được nhưng một năm sau phải trả lại đầy đủ cho bố. Kể từ đó, cậu bé bắt đầu kiếm việc làm thuê, dành dụm tích cóp. Chỉ nửa năm sau, cậu đã trả lại đúng 12,5 đô-la cho bố. Về sau, cậu bé ấy khôn lớn và trở thành một nhân vật xuất chúng trong lịch sử. Đó chính là Abraham Lincoln, Tổng thống Hoa Kì sau này. (Theo Hạt giống tâm hồn, Nhiều tác giả, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, Trang 42) Câu 1: Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu: Năm 1920, cậu bé 11 tuổi nọ lỡ đá quả bóng làm vỡ cửa kính nhà hàng xóm. Câu 2: Theo em, yêu cầu bố của cậu bé đặt ra "Tiền, bố có thể cho con mượn trước được nhưng một năm sau, phải trả lại đầy đủ cho bố.” có ý nghĩa như thế nào đối với cậu bé? Phần II: Làm văn (7.0 điểm) Cảm nhận của anh/ chị về bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi.
  14. ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4 Phần I: Đọc hiểu (3.0 điểm) Câu 1. - Trạng ngữ: Năm 1920. - Chủ ngữ: cậu bé 11 tuổi nọ. - Vị ngữ: lỡ đá quả bóng làm vỡ cửa kính nhà hàng xóm. Câu 2. Ý nghĩa: - Thứ nhất: Người bố muốn người con phải biết rõ rằng lỗi lầm mình mắc phải thì nhất định phải chính mình giải quyết nó, không được ỷ lại vào bố. - Thứ 2: Đây như một bài học của người bố dành cho con trai "có vay, có trả". - Thứ 3: Tạo áp lực để người con phấn đấu, trong vòng 1 năm cần trả lại số tiền đã vay cho bố. Phần II. Làm văn (7.0 điểm) Nêu vấn đề: Giới thiệu đôi nét về tác giả và bài thơ. Giải quyết vấn đề 1/ Bức tranh thiên nhiên cảnh ngày hè. - Hoàn cảnh sống: rồi- rỗi rãi ngồi hóng mát suốt ngày hè, cảm nhận bức tranh thiên nhiên. - Màu sắc: lục, đỏ, hồng -> làm sinh động, tươi tắn không gian ngày hè. - Động từ: đùn đùn, phun, tiễn -> sự chuyển động của cảnh sắc khiến bức tranh như có hồn, gợi cảm giác sức sống trỗi dậy của cảnh vật mùa hè. - Không gian: hiên nhà hoa lựu đỏ, sân rộng tỏa bóng mát và ao sen ngát hương thơm. Điểm nhìn từ gần đến xa -> tâm hồn thư thái . => Cảnh vật ngày hè tươi tắn tràn đầy sức sống. Tâm thế của con người rất yêu thiên nhiên, sống với thiên nhiên và muốn hòa mình vào thiên nhiên. 2/ Bức tranh sinh hoạt ngày hè. - Hình ảnh: chợ cá, làng ngư phủ, lầu tịch dương: trong không gian rộng lớn cảnh sinh hoạt của con người diễn ra hàng ngày.
  15. - Âm thanh: lao xao, dắng dỏi: tiếng nói qua lại của người mua bán trong buổi chợ làng quê yên bình, hòa với tiếng ve inh ỏi tạo nên một bản nhạc của cuộc sống thanh bình. Tâm thế của con người an nhàn, thanh bình và êm ấm. 3/ Vẻ đẹp tâm hồn của tác giả - Phong thái ung dung tự tại của nhà thơ khi về ở ẩn không muốn vướng bận đến chuyện quan trường. - Nhưng trong thâm tâm ông luôn nghĩ về dân, lo cho dân, lo cho nước, ông luôn khao khát nhân dân được hưởng một cuộc sống thái bình, no đủ. Ca ngợi các đời vua ngự trị anh minh mang đến cuộc sống hạnh phúc, ấm no. - Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn có kết câu chặt chẽ của các cặp câu thơ đề, thực, luận, kết: nghệ thuật “thi trung hữu họa” bài thơ như một bức tranh tuyệt đẹp về mùa hè cảnh sắc sinh động: nghệ thuật miêu tả với các động từ, tính từ khiến bức tranh thêm sống động. Kết thúc vấn đề: Tình yêu thiên nhiên của tác giả đồng ca ngợi đức tính tốt đẹp của bậc thi nhân dù xin cáo quan về ở ẩn nhưng vẫn một lòng lo cho sự nghiệp chung đất nước. ĐỀ SỐ 5 I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc bài ca dao sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4: “Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” (Ca dao) Câu 1. Khái quát nội dung của bài ca dao? Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt trong bài ca dao trên? Câu 3. Xác định các biện pháp tu từ trong bài ca dao. Nêu hiệu quả diễn đạt của chúng? Câu 4. Từ nội dung bài ca dao trên, anh/chị có liên hệ gì về cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội ngày nay? (Trình bày bằng một đoạn văn khoảng 3 - 5 dòng) II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm)
  16. Em hãy tưởng tượng mình là An Dương Vương trong truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy để kể lại câu chuyện theo ngôi thứ nhất. ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5 I. PHẦN ĐỌC HIỂU Câu 1: Phương pháp: Phân tích, tổng hợp Cách giải: Nội dung bài ca dao: Bài ca nói về thân phận lệ thuộc, bị động, không được tự quyết định cuộc đời mình của người phụ nữ trong xã hội xưa. Đồng thời qua đó, tác giả dân gian cũng bày tỏ lòng thương cảm, xót xa với người phụ nữ. Câu 2: Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ. Cách giải: Phương thức biểu đạt: biểu cảm. Câu 3: Phương pháp: Căn cứ vào các biện pháp tu từ đã được học. Cách giải: - Biện pháp tu từ được sử dụng: so sánh “Thân em như tấm lụa đào” - Tác dụng: Nhấn mạnh vẻ đẹp, giá trị của người phụ nữ. Câu 4: Phương pháp: Phân tích, tổng hợp, bình luận. Cách giải: Học sinh trình bày suy nghĩ của bản thân. Gợi ý: - Người phụ nữ trong xã hội hiện đại đã được nhìn nhận một cách công bằng hơn.
  17. - Người phụ nữ được đi học, được nắm quyền hành trong xã hội và đóng góp nhiều cho sự phát triển xã hội. - Tuy nhiên, ở một vài góc tối vẫn xảy ra tình trạng bạo hành với phụ nữ, tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại đâu đó II. PHẦN TỰ LUẬN Phương pháp: - Phân tích (phân tích yêu cầu của đề ) - Sử dụng kĩ năng xây dựng một văn bản tự sự. Cách giải: Yêu cầu về kỹ năng: + Biết cách làm bài văn tự sự, có sử dụng kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt rõ ràng. + Bài văn có đủ ba phần: Mở bài (phần mở đầu) – thân bài (Phần nội dung) – kết luận (Kết thúc truyện) + Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu. Yêu cầu về nội dung: Học sinh dùng lời văn của mình kể lại câu chuyện, ngôi kể ở đây là ngôi thứ nhất – tự xưng An Dương Vương, kể chuyện một cách linh hoạt, sáng tạo nhưng nội dung câu chuyện phải đảm bảo trung thành với tác giả dân gian. Cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau: Mở bài: Giới thiệu về hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. An Dương Vương kế tục sự nghiệp dựng nước của 18 đời Hùng Vương; đổi tên nước Văn Lang thành Âu Lạc, dời đô từ Phong Châu xuống Phong Khê (Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội ngày nay) Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện. + An Dương Vương bắt tay vào việc xây thành, gặp rất nhiều khó khăn.
  18. + Nhờ sứ Thanh Giang (Rùa vàng) giúp đỡ, sau nửa tháng thì thành được xây xong. + Rùa vàng cho An Dương vương một chiếc vuốt để làm lẫy nỏ. + Triệu Đà mang quân sang xâm lược, An Dương Vương nhờ có nỏ thần bắn một phát chết hàng vạn giặc nên Triệu Đà thua to, rút quân về nước. + Triệu Đà giả vờ cầu hòa, rồi cầu hôn cho con trai là Trọng Thủy. An Dương Vương chủ quan, mất cảnh giác nên đã mắc mưu. + Trọng Thủy lấy cắp lẫy thần (Tráo đổi lẫy nỏ làm từ móng thần Kim Quy thành lẫy giả). + Triệu Đà tấn công Loa Thành, An Dương Vương mang Mị Châu lên ngựa bỏ chạy về phương Nam Kết bài: Kết thúc câu chuyện. + Trọng Thủy lần theo dấu lông ngỗng đuổi theo. + An Dương Vương chém đầu Mị Châu và theo Rùa Vàng xuống biển. + Trọng Thủy đem xác Mị Châu về an táng ở Loa Thành, xác biến thành ngọc thạch. Trọng Thủy lao đầu xuống giếng mà chết.