Đề kiểm tra cuối học kì 1 Ngữ văn Lớp 10 - Đề 1 (Có gợi ý)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến 4: 

Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó. Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới. Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì - nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới... 

(Hạt giống tâm hồn, Hai hạt lúa) Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. (0,5 điểm) 

Câu 2: Câu văn “Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới” sử dụng biện pháp tu từ gì? (0,5 điểm) 

Câu 3: Nêu ý nghĩa của văn bản. (1,0 điểm) 

Câu 4: Nếu được lựa chọn, anh/ chị sẽ chọn cách sống như hạt lúa thứ nhất hay hạt lúa thứ hai? Vì sao? (trả lời trong khoảng từ 5 đến 7 dòng). (1,0 điểm) 

docx 4 trang Thúy Anh 08/08/2023 3040
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì 1 Ngữ văn Lớp 10 - Đề 1 (Có gợi ý)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_1_ngu_van_lop_10_de_1_co_goi_y.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì 1 Ngữ văn Lớp 10 - Đề 1 (Có gợi ý)

  1. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN: NGỮ VĂN 10 (Đề 1) I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm): Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến 4: Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó. Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới. Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì - nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới (Hạt giống tâm hồn, Hai hạt lúa) Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. (0,5 điểm) Câu 2: Câu văn “Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới” sử dụng biện pháp tu từ gì? (0,5 điểm) Câu 3: Nêu ý nghĩa của văn bản. (1,0 điểm) Câu 4: Nếu được lựa chọn, anh/ chị sẽ chọn cách sống như hạt lúa thứ nhất hay hạt lúa thứ hai? Vì sao? (trả lời trong khoảng từ 5 đến 7 dòng). (1,0 điểm) II. LÀM VĂN: Câu 1: (2,0 điểm) Viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của câu văn “hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt”.
  2. Câu 2: (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của con người và thời đại nhà Trần trong bài thơ “Tỏ lòng” (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão. GỢI Ý ĐÁP ÁN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm): Câu 1: Phong cách ngôn ngữ của văn bản: Nghệ thuật. Câu 2: Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: nhân hóa (hạt lúa thì ngày đêm mong thật sự sung sướng) Câu 3: Ý nghĩa của văn bản: từ sự lựa chọn cách sống của hai hạt lúa, câu chuyện đề cập đến quan niệm sống của con người: nếu bạn chọn cách sống ích kỉ, bạn sẽ bị lãng quên; ngược lại, nếu bạn chọn cách sống biết cho đi, biết hi sinh, bạn sẽ nhận lại quả ngọt của cuộc đời. Câu 4: Học sinh đưa ra quan điểm của bản thân và lí giải thuyết phục. II. LÀM VĂN: Câu 1: (2,0 điểm) a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn: Có nêu vấn đề, triển khai vấn đề, kết luận được vấn đề theo phương thức nghị luận. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: trong cuộc sống, không nên chỉ thu mình trong vỏ bọc bình yên mà phải biết vươn ra, chấp nhận thử thách, chông gai để đóng góp cho cuộc đời. c. Triển khai vấn đề nghị luận bằng việc vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, rút ra bài học nhận thức và hành động - Sự hi sinh của hạt lúa (nát tan trong đất) lại đem đến sự hồi sinh, mang lại cho đời vô số những hạt lúa mới; từ đó liên tưởng đến sự dấn thân, chấp nhận gian khó, thử thách, dám sống và hành động vì mục đích cao cả, tốt đẹp của con người.
  3. - Phê phán lối sống ích kỉ, thu mình trong vỏ bọc khép kín, chỉ biết nghĩ đến những quyền lợi của bản thân. - Bài học nhận thức và hành động: sống phải biết vươn lên chấp nhận thử thách, khó khăn để làm mới mình và đóng góp cho đời. d. Sáng tạo: HS có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ của bản thân, văn viết trong sáng, diễn đạt mạch lạc. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Câu 2: (5,0 điểm) a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở đầu bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai vấn đề thành các luận điểm, kết bài kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vẻ đẹp của con người, thời đại nhà Trần trong bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. - Giới thiệu khái quát về tác giả Phạm Ngũ Lão và bài thơ “Tỏ lòng” - Nêu và phân tích luận đề: vẻ đẹp của con người và thời đại nhà Trần trong bài thơ: *Vẻ đẹp của người trai thời Trần: + Hình ảnh người tráng sĩ vệ quốc thuở bình Nguyên cầm ngang ngọn giáo bền bỉ bảo vệ non sông với tư thế hiên ngang, uy dũng, mang tầm vóc vũ trụ. + Hình ảnh người anh hùng với quan niệm về chí làm trai, tự ý thức về nghĩa vụ, trách nhiệm công dân với đất nước trong hoàn cảnh có giặc xâm lăng (công danh nam tử còn vương nợ) + Nỗi thẹn cao cả, khiêm nhường cho thấy cái tâm của một nhân cách lớn, hoài bão lớn: mong có được tài cao chí lớn để đóng góp nhiều hơn cho đất nước. *Vẻ đẹp của thời đại nhà Trần:
  4. + Bằng thủ pháp so sánh phóng đại và sử dụng hình ảnh ước lệ, Phạm Ngũ Lão đã khắc họa vẻ đẹp và sức mạnh của đội quân mang hào khí Đông A “Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu” → sức mạnh thể chất vô địch, phi thường; sức mạnh tinh thần với khí thế “xung thiên”, quyết chiến quyết thắng mọi kẻ thù xâm lược. - Đánh giá chung về vẻ đẹp của con người và vẻ đẹp thời đại nhà Trần, đặc sắc nghệ thuật d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện ý nghĩa sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận, văn phong khoa học, giàu cảm xúc. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu (trừ 0,25 điểm nếu mắc 1 – 2 lỗi; trên 3 lỗi trừ 0,5 điểm)