Đề kiểm tra cuối học kì 1 Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Võ Nguyên Giáp (Có hướng dẫn chấm)

Lựa chọn đáp án đúng nhất: 
Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại gì? 
A. Cổ tích C. Truyền thuyết 
B. Sử thi D. Thần thoại 
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là: 
A. Nghị luận C. Miêu tả 
B. Tự sự D. Biểu cảm 
Câu 3. Nhân vật chính trong văn bản là ai? 
A. Đăm Săn C. Ông Trờ 
B. Mtao Mxây D. Tất cả các nhân vật trên 
Câu 4. Xác định ngôi kể trong văn bản: 
A. Ngôi thứ nhất C. Ngôi thứ ba 
B. Ngôi thứ hai D. Kết hợp ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba

Câu 5. “Đăm Săn rung khiêng múa. Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới nữa, 
chàng vượt một đồi lồ ô. Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây. Còn Mtao Mxây 
thì bước cao bước thấp chạy hết bãi tây sang bãi đông. Hắn vung dao chém phập một cái, nhưng chỉ 
vừa trúng một cái chão cột trâu… 
         Thế là Đăm Săn lại múa. Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như 
lốc. Chòi lẫm đổ lăn lóc. Cây cối chết rụi. Khi chàng múa dưới thấp, vang lên tiếng đĩa 
khiên đồng. Khi chàng múa trên cao, vang lên tiếng đĩa khiên kênh. Khi chàng múa chạy mước kiệu, 
quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung...” 
Đoạn văn trên được sử dụng chủ yếu những thủ pháp nghệ thuật nào? 
A. So sánh, phóng đại C. Ẩn dụ, so sánh 
B. So sánh, nhân hóa D. Ẩn dụ, phóng đại 

pdf 6 trang Thúy Anh 08/08/2023 2600
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì 1 Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Võ Nguyên Giáp (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_1_ngu_van_lop_10_nam_hoc_2022_2023_t.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì 1 Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Võ Nguyên Giáp (Có hướng dẫn chấm)

  1. SỞ GD&ĐT TỈNH QUẢNG NAM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT VÕ NGUYÊN GIÁP ( Năm học : 2022- 2023) Môn: NGỮ VĂN 10 (Đề thi gồm có 03 trang) (Thời gian làm bài: 90 phút) I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY Tóm tắt nội dung sử thi Đăm Săn: Sau khi về làm chồng hai chị em tù trưởng Hơ Nhị và Hơ Bhị, Đăm Săn trở nên một tù trưởng giàu có và uy danh lừng lẫy. Các tù trưởng Kên Kên (Mtao Grự) và tù trưởng Sắt (Mtao Mxây) lừa lúc Đăm Săn cùng các nô lệ lên rẫy, ra sông lao động sản xuất đã kéo người tới cướp phá buôn làng của chàng và bắt Hơ Nhị về làm vợ. Cả hai lần ấy Đăm Săn đều tổ chức đánh trả và chiến thắng, vừa cứu được vợ lại vừa sáp nhập được đất đai của cải của kẻ địch khiến cho oai danh của chàng càng lừng lẫy, bộ tộc càng giàu có và đông đúc. Một lần tình cờ gặp cây sơ – múc (cây thần vật tổ bên nhà vợ), Đăm Săn ra sức chặt đổ kì được. Liền đó cả hai vợ đều chết và Đăm Săn lại tìm lối lên trời xin thuốc thần cứu vợ sống lại. Ít lâu sau Đăm Săn tìm cách lên trời hỏi nữ thần Mặt Trời (con gái của Trời) về làm vợ. Tức giận vì bị từ chối, chàng bỏ về và cả người lẫn ngựa bị chết ngập ở rừng Sáp Đen nhão như bùn nước. Hồn Đăm Săn biến thành con ruồi bay vào miệng chị gái là Hơ Âng khiến nàng có mang và sinh ra đứa con trai. Đó là Đăm Săn cháu, lớn lên lại đi tiếp con đường của người cậu anh hùng. Đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây dưới đây kể chuyện Đăm Săn đánh Mtao Mxây cứu vợ về. [ ] Đăm Săn rung khiêng múa. Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới nữa, chàng vượt một đồi lồ ô. Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây. Còn Mtao Mxây thì bước cao bước thấp chạy hết bãi tây sang bãi đông. Hắn vung dao chém phập một cái, nhưng chỉ vừa trúng một cái chão cột trâu. Đăm Săn – Sao ngươi lại chém cái chão cột trâu? Còn khoeo chân ta, ngươi dành làm gì? Đến lúc này, Mtao Mxây bảo Hơ Nhị quăng cho hắn một miếng trầu. Nhưng Đăm Săn đã đớp được miếng trầu. Chàng nhai trầu, sức chàng tăng lên gấp bội. Đăm Săn – Bớ diêng, bây giờ ngươi lại chạy, ta đuổi coi! Thế là Đăm Săn lại múa. Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc. Chòi lẫm đổ lăn lóc. Cây cối chết rụi. Khi chàng múa dưới thấp, vang lên tiếng đĩa khiên đồng. Khi chàng múa trên cao, vang lên tiếng đĩa khiên kênh. Khi chàng múa chạy mước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung. Cây giáo thần, cây giáo dính đầy những oan hồn của chàng nhằm đùi Mtao Mxây phóng tới, trúng nhưng không thủng. Chàng đâm vào người Mtao Mxây cũng không thủng. Đến lúc này, Đăm Săn đã thấm mệt. Chàng vừa chạy vừa ngủ, mộng thấy ông Trời. Đăm Săn – Ối chao, chết mất thôi, ông ơi! Cháu đâm mãi mà không thủng hắn! Ông Trời – Thế ư, cháu? Vậy thì cháu lấy một cái chày mòn ném vào vành tai hắn là được.
  2. Đăm Săn bừng tỉnh, chộp ngay một cái chày mòn, ném trúng vành tai kẻ địch. Cái giáp của Mtao Mxây tức thì rơi loảng xoảng. Mtao Mxây tháo chạy. Hắn tránh quanh chuồng lợn, Đăm Săn phá tan chuồng lợn. Hắn tránh quanh chuồng trâu, Đăm Săn phá tan chuồng trâu. Cuối cùng, hắn ngã lăn quay ra đất. [ ] (Đăm Săn – sử thi Ê -đê- Nguyên Hữu Thấu dịch, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1988) Lựa chọn đáp án đúng nhất: Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại gì? A. Cổ tích C. Truyền thuyết B. Sử thi D. Thần thoại Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là: A. Nghị luận C. Miêu tả B. Tự sự D. Biểu cảm Câu 3. Nhân vật chính trong văn bản là ai? A. Đăm Săn C. Ông Trờ B. Mtao Mxây D. Tất cả các nhân vật trên Câu 4. Xác định ngôi kể trong văn bản: A. Ngôi thứ nhất C. Ngôi thứ ba B. Ngôi thứ hai D. Kết hợp ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba Câu 5. “Đăm Săn rung khiêng múa. Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới nữa, chàng vượt một đồi lồ ô. Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây. Còn Mtao Mxây thì bước cao bước thấp chạy hết bãi tây sang bãi đông. Hắn vung dao chém phập một cái, nhưng chỉ vừa trúng một cái chão cột trâu Thế là Đăm Săn lại múa. Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc. Chòi lẫm đổ lăn lóc. Cây cối chết rụi. Khi chàng múa dưới thấp, vang lên tiếng đĩa khiên đồng. Khi chàng múa trên cao, vang lên tiếng đĩa khiên kênh. Khi chàng múa chạy mước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung ” Đoạn văn trên được sử dụng chủ yếu những thủ pháp nghệ thuật nào? A. So sánh, phóng đại C. Ẩn dụ, so sánh B. So sánh, nhân hóa D. Ẩn dụ, phóng đại Câu 6. Việc Đăm Săn được Ông Trời giúp đỡ cho ta thấy được điều gì? A. Đăm Săn đã chiến đấu vì thị tộc, trên tinh thần chính nghĩa nên được thần linh trợ giúp B. Trong thời đại sử thi, con người không thể chiến thắng những kẻ thù hung hiểm nếu không dựa vào sự trợ giúp của thần linh. C. Mối quan hệ giữa con người và thần linh vô cùng gần gũi, mật thiết. D. Tất cả các phương án trên Câu 7. Dòng nào sau đây không thể hiện đúng ý nghĩa của chiến thắng mà Đăm Săn đã đạt được trong văn bản trên?
  3. A. Sức mạnh của chính nghĩa B. Kẻ ác phải bị trừng phạt C. Chinh phục những vùng đất mới và thu phục những nô lệ mới D. Vẻ đẹp của người anh hùng lí tưởng trong mơ ước của cộng đồng. Trả lời các câu hỏi: Câu 8. Thái độ, tình cảm của người kể chuyện đối với người anh hùng Đăm Săn? Câu 9. Văn bản giúp anh /chị hiểu quan niệm của người Ê- đê ( Tây Nguyên) về người anh hùng thời cổ đại như thế nào? Câu 10. Trong văn bản, chúng ta thấy được nhờ sự hiến kế của Ông Trời nên Đăm Săn đã chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. Theo anh/ chị, vai trò của thần linh hay con người là yếu tố quyết định trong trận chiến này? Từ đó, trình bày suy nghĩ về vai trò của con người trong cuộc sống xưa và nay. II. PHẦN LÀM VĂN( 4,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau: Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay Quê hương là con diều biếc Tuổi thơ con thả trên đồng Quê hương là con đò nhỏ Êm đềm khua nước ven sông Quê hương là cầu tre nhỏ Mẹ về nón lá nghiêng che Là hương hoa đồng cỏ nội Bay trong giấc ngủ đêm hè ( Trích Quê hương-Đỗ Trung Quân, theo Thivien). Hãy viết bài văn (khoảng 500 chữ) trình bày cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của quê hương trong đoạn thơ trên. Hết CÁN BỘ COI THI KHÔNG GIẢI THÍCH GÌ THÊM
  4. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ văn lớp 10 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 B 0,5 2 B 0,5 3 A 0,5 4 C 0,5 5 A 0,5 6 D 0,5 7 C 0,5 8 Tình cảm, thái độ: Ngưỡng mộ, tự hào, ngợi ca. 0,5 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt hoặc còn thiếu ý: 0,25 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. 9 Quan niệm của người Ê- đê ( Tây Nguyên) về người anh hùng thời 1.0 cổ đại có nhiều vẻ đẹp: - Sức mạnh phi thường - Tài năng vượt trội - Tầm vóc kì vĩ - Trọng danh dự Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời ¾ ý tương đương như đáp án: 1.0 điểm. - Học sinh trả lời 2 ý tương đương như đáp án: 0.5 điểm. - Học sinh trả lời 1 ý tương đương như đáp án: 0.25 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. 10 - Trong đoạn trích: thần linh( Ông Trời) chỉ có vai trò hỗ trợ, 1.0 còn con người ( anh hùng Đăm Săn) là yếu tố quyết định làm nên chiến thắng trong giao tranh với kẻ thù.
  5. - Suy nghĩ của bản thân về vai trò của con người trong cuộc sống xưa và nay :Từ xưa đến nay, con người luôn giữ vai trò vô cùng quan trọng. Đặc biệt, trong những tình huống nhiều khó khăn, thử thách, con người cần có bản lĩnh, lòng dũng cảm để vượt qua tất cả. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương 2 ý như đáp án: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 – 0,75 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25 Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 Vẻ đẹp của quê hương qua đoạn thơ trên. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm. - Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 2.0 Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý: - Cảm nhận chung về quê hương. - Cảm nhận về vẻ đẹp của quê hương qua 3 khổ thơ: + Quê hương thân thuộc, gần gũi; + Quê hương bình dị, mộc mạc; + Quê hương gắn bó sâu nặng với mỗi người. - Nghệ thuật: Nhà thơ sử dụng các phép điệp từ, điệp cấu trúc, biện pháp liệt kê khẳng định ý nghĩa của quê hương và nhấn
  6. mạnh những kỉ niệm luôn hiện hữu, hình ảnh quê hương đa sắc màu. Cả 3 khổ thơ với những câu thơ cùng một nhịp, kết cấu giống nhau nhưng vẫn nhẹ nhàng, thanh thoát vô cùng. Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm. - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,0 điểm – 1,75 điểm. - Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,75 điểm. . - Đánh giá chung: 0,5 + Khẳng định vẻ đẹp của quê hương và tấm lòng của nhà thơ. + Cách viết dung dị, đi vào lòng người Hướng dẫn chấm: - Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm. - Trình bày được 1 ý; 0,25 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo: 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo. I + II 10