Đề kiểm tra cuối kì 1 Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Nguyễn Trân (Có đáp án)
Đọc bài ca dao:
“Chiều chiều chim vịt kêu chiều
Bâng khuâng nhớ mẹ, chín chiều ruột đau”
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định thể thơ trong bài ca dao trên. (0,5 điểm)
Câu 2. Bài ca dao được mở đầu theo môtíp quen thuộc nào? Anh/ chị hãy ghi lại một bài ca
dao có cùng môtíp đó (0,5 điểm)
Câu 3. Phương thức biểu đạt chính của bài ca dao? (0,5 điểm)
Câu 4. Nêu nội dung bài ca dao. (0,75 điểm)
Câu 5. Theo anh/ chị, người con nhớ mẹ vì những lí do gì? (0,75 điểm)
Câu 6. Suy nghĩ của anh/ chị về tình mẫu tử. (1,0 điểm)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kì 1 Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Nguyễn Trân (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_ki_1_ngu_van_lop_10_nam_hoc_2021_2022_truon.pdf
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kì 1 Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Nguyễn Trân (Có đáp án)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM 2021 - 2022 TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÂN MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 10 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể phát đề) I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc bài ca dao: “Chiều chiều chim vịt kêu chiều Bâng khuâng nhớ mẹ, chín chiều ruột đau” Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định thể thơ trong bài ca dao trên. (0,5 điểm) Câu 2. Bài ca dao được mở đầu theo môtíp quen thuộc nào? Anh/ chị hãy ghi lại một bài ca dao có cùng môtíp đó (0,5 điểm) Câu 3. Phương thức biểu đạt chính của bài ca dao? (0,5 điểm) Câu 4. Nêu nội dung bài ca dao. (0,75 điểm) Câu 5. Theo anh/ chị, người con nhớ mẹ vì những lí do gì? (0,75 điểm) Câu 6. Suy nghĩ của anh/ chị về tình mẫu tử. (1,0 điểm) II. LÀM VĂN (6,0 điểm) Cảm nhận vẻ đẹp của bức tranh ngày hè và niềm khát khao cao đẹp của nhà thơ Nguyễn Trãi trong bài thơ “Cảnh ngày hè”. HẾT
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÂN ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 10 (Đáp án và hướng dẫn chấm gồm 05 trang) Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 4,0 1 Xác định thể thơ trong bài ca dao: Lục bát 0,5 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm. - Không chấp nhận câu trả lời khác. 2 - Bài ca dao được mở đầu theo môtíp quen thuộc: Bài ca dao mở đầu 0,5 “Chiều chiều ” - Ghi lại một bài ca dao có cùng môtíp: Ví dụ minh họa “Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.” Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời được 1 ý: 0,25 điểm 3 Phương thức biểu đạt chính của bài ca dao: Biểu cảm 0,5 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm - Không chấp nhận câu trả lời khác. 4 Nêu nội dung bài ca dao: Từ âm thanh của tiếng chim vịt kêu vào 0,75 buổi chiều, bài ca dao gợi nỗi nhớ mẹ da diết của người con. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án hoặc có cách diễn đạt tương đương: 0,75 điểm. - Học sinh không trả lời được không ghi điểm 5 Theo anh/ chị, người con nhớ mẹ vì những lí do gì? 0,75 Có thể người con nhớ mẹ vì những lí do sau: - Vì xa xôi, cách trở không về thăm mẹ được
- - Vì mất mẹ - Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án hoặc có cách diễn đạt tương đương: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời đúng được 2 ý trong đáp án: 0,5 điểm - Học sinh trả lời đúng được 1 ý trong đáp án: 0,25 điểm 6 Suy nghĩ của anh/ chị về tình mẫu tử: 1,0 - Tình mẫu tử là tình cảm ruột thịt nồng nàn và bền chặt giữa người mẹ và đứa con đứt ruột sinh ra của mình. Đó là sự hi sinh thầm lặng, vô điều kiện của người mẹ dành cho con và là sự yêu thương, tôn kính của con cái đối với mẹ. - Tình mẫu tử là điểm tựa tinh thần giúp ta có thêm sức mạnh trước khó khăn, giúp ta tránh khỏi những cám dỗ trong cuộc sống; là niềm tin, động lực, là mục đích cho sự nỗ lực của cá nhân; . - Biết tôn trọng và khắc ghi công ơn của mẹ. Sống sao cho xứng đáng với tình cảm mà mẹ dành cho mình. . Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu được như đáp án: 1.0 điểm - Học sinh trình bày được 2 ý trong đáp án: 0,75 điểm - Học sinh trình bày được 1 ý trong đáp án: 0,5 điểm - Học sinh không trình bày được thì không ghi điểm. II LÀM VĂN 6,0 Cảm nhận vẻ đẹp của bức tranh ngày hè và niềm khát khao cao 6,0 đẹp của nhà thơ Nguyễn Trãi trong bài thơ “Cảnh ngày hè”. a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: 0,5 Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp của bức tranh ngày 0,5 hè và niềm khát khao cao đẹp của nhà thơ Nguyễn Trãi trong bài thơ “Cảnh ngày hè”. Hướng dẫn chấm:
- - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu tác giả Nguyễn Trãi, tác phẩm “Cảnh ngày hè” 0,5 Hướng dẫn chấm: - Giới thiệu tác giả: 0,25 điểm - Giới thiệu tác phẩm: 0,25 điểm * Bài thơ thể hiện vẻ đẹp của bức tranh ngày hè niềm khát khao 2,5 cao đẹp của nhà thơ Nguyễn Trãi. - Vẻ đẹp của bức tranh ngày hè: + Vẻ đẹp rực rỡ của bức tranh thiên nhiên ngày hè (4 câu đầu): Tả cảnh mùa hè với nhiều chi tiết có sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc, đường nét, hình khối và hương thơm: . Màu sắc: xanh lục của cây hòe, đỏ của lựu, hồng của sen -> rực rỡ, tươi tắn. . Đường nét, hình khối: cây hòe “đùn đùn tán rợp giương”; “thạch lựu hiên phun thức đỏ”; “liên trì tiễn mùi hương”. HS chú ý phân tích các từ “đùn đùn”, “giương”, “phun”, “tiễn” -> sức sống căng đầy, chất chứa từ bên trong tạo vật, tạo nên những hình ảnh mới lạ, gây ấn tượng. . Hương thơm: dìu dịu, thanh khiết, quyến rũ của sen => Cảnh vật đang ở trạng thái căng tràn sức sống, đua nhau trổ dáng, khoe sắc, tỏa hương. + Vẻ đẹp thanh bình của bức tranh đời sống con người (2 câu tiếp): . Hình ảnh: chợ cá làng ngư phủ, lầu tịch dương . Âm thanh: lao xao của chợ cá, dắng dỏi của tiếng ve mùa hè -> Nhà thơ lắng nghe âm thanh ngày hè với tấm lòng trìu mến: tiếng người mua, kẻ bán lao xao vẳng đến từ chợ cá làng chài; tiếng ve lúc chiều tà thường gợi buồn nhưng với nhà thơ lúc này nó trở thành tiếng đàn vang dội râm ran khiến không khí rộn rã
- hẳn lên. => Cả thiên nhiên và cuộc sống con người đều tràn đầy sức sống. Qua đó, ta thấy một tâm hồn yêu sống, yêu đời mãnh liệt và tinh tế, giàu chất nghệ sĩ của nhà thơ. - Niềm khát khao cao đẹp của nhà thơ Nguyễn Trãi (2 câu kết): + Đắm mình trong cảnh ngày hè, nhà thơ ước có cây đàn của vua Ngu Thuấn để gảy khúc Nam phong cầu mong cho mọi nhà, mọi chốn được ấm no, giàu có. + Nhà thơ lấy Đường Nghiêu và Ngu Thuấn làm “gương báu răn mình”, từ đó bộc lộ chí hướng cao cả: luôn khát khao đem tài trí để thực hành tư tưởng nhân nghĩa yêu nước, thương dân. + Lí tưởng “Dân giàu đủ khắp đòi phương” của Nguyễn Trãi ngày nay vẫn mang ý nghĩa thẩm mĩ và nhân văn sâu sắc. * Nghệ thuật: Sáng tạo của nhà thơ về thể thơ thất ngôn xen lục ngôn; ngôn từ tả cảnh ngụ tình; sử dụng đối, điển tích; sử dụng từ láy tinh tế, tự nhiên; nhịp thơ linh hoạt, Hướng dẫn chấm: - Trình bày đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm - Trình bày chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 2,25 – 1,25 điểm - Trình bày chung chung, chưa rõ: 0,25 – 1,0 điểm * Đánh giá chung: Bài thơ tả cảnh thiên nhiên và cảnh sinh hoạt 0,5 ngày hè, qua đó thể hiện tư tưởng lớn xuyên suốt sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Trãi đó là tư tưởng nhân nghĩa yêu nước thương dân. Hướng dẫn chấm: - Học sinh đáp ứng được 2 yêu cầu: 0,5 điểm - Học sinh đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp: 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo: Vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh 1,0 giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.
- Hướng dẫn chấm: - Đáp ứng được 3 yêu cầu trở lên: 1,0 điểm. - Đáp ứng được 2 yêu cầu: 0,75 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,5điểm. Tổng cộng 10,0 HẾT