Đề kiểm tra cuối kỳ 1 Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến (Có ma trận và hướng dẫn chấm)

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

     Đọc đoạn trích :

                                                       DẶN CON

 Chẳng ai muốn làm hành khất,

Tội trời đày ở nhân gian.

Con không được cười giễu họ,

Dù họ hôi hám úa tàn.

 

Nhà mình sát đường họ đến.

Có cho thì có là bao.

Con không bao giờ được hỏi,

Quê hương họ ở nơi nào.

(...)

Mình tạm gọi là no ấm,

Ai biết cơ trời vần xoay.

Lòng tốt gửi vào thiên hạ,

Biết đâu nuôi bố sau này.

                                   (Trần Nhuận Minh, Dăn con, Nhà thơ và hoa cỏ. NXB Văn học, 1993)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1 (0,5 điểm). Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2 (0,5 điểm). Chủ thể trữ tình là ai?

Câu 3 (0,5 điểm). Xác định nội dung chính trong đoạn trích trên?

Câu 4 (0,5 điểm). Từ ngữ nào trong đoạn trích chỉ người kém may mắn trong cuộc sống?

Câu 5 (0,75 điểm).Thái độ của người cha khi căn dặn con?        

docx 7 trang Thúy Anh 08/08/2023 2280
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kỳ 1 Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến (Có ma trận và hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_ky_1_ngu_van_lop_10_nam_hoc_2022_2023_truon.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kỳ 1 Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến (Có ma trận và hướng dẫn chấm)

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I - MÔN NGỮ VĂN 10 Tổng Nội dung/ Mức độ nhận thức Tổng % Kĩ đơn điểm TT năng vị Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao kiến Số T.gi Số T. T Số T. T Số T. T Số T. thức TL câu an câu gian L câu gian L câu gian L câu gian 1 Đọc Văn 20 30 10 4 15P 4 25 P 01 10 P 0 0 9 50 60% hiểu bản % % % Tạo lập văn Viết bản 40 2 1 40p 1 40 40% nghị % luận văn học Số 4 4 1 1 10 câu Số 2,0 3,0 1,0 4,0 10 điểm Tổng tỉ lệ % 20% 30% 10% 40% 10 90 100 Tỉ lệ chung 60% 40%
  2. BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI KÌ I - LỚP 10 Nội Mức độ nhận Chương/ dung/Đơn thức TT Chủ đề vị kiến Nhận biết Thông hiểu Vận Vận dụng thức dụng cao Văn bản - Nhận biết - Hiểu được tâm - Trình bày được thơ trung thể thơ. trạng của nhân vật những cảm nhận đại/thơ mới - Xác định trữ tình. sâu sắc và rút ra (ngoài được nhân - Hiểu được nội 1 chương vật trữ tình, được những bài Đọc trình) nhịp thơ. dung của câu thơ học ứng xử cho hiểu - - Các từ ngữ, trong văn bản. bản thân do bài thơ hình ảnh - Nêu được hiệu gợi ra. - quả của biệp pháp tu từ. - Lí giải được hình ảnh thơ. Viết bài Viết được văn phân bài phân tích, đánh tích, đánh 2 giá một tác giá một tác Viết phẩm văn học/khía p hẩmvăn cạnh của học/khía tác phẩm cạnh của văn học. tác phẩm văn học. Tỉ lệ % 20 30% 10% 40% Số câu (10 câu) 4 4 1 1 Số điểm (10 điểm) 2,0 3,0 1,0 4,0 Tỉ lệ chung 60 40% %
  3. SỞ GD & ĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN Môn: Ngữ văn lớp 10 (Đề kiểm tra có 02 trang) Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề Họ và tên Lớp . I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc đoạn trích : DẶN CON Chẳng ai muốn làm hành khất, Tội trời đày ở nhân gian. Con không được cười giễu họ, Dù họ hôi hám úa tàn. Nhà mình sát đường họ đến. Có cho thì có là bao. Con không bao giờ được hỏi, Quê hương họ ở nơi nào. ( ) Mình tạm gọi là no ấm, Ai biết cơ trời vần xoay. Lòng tốt gửi vào thiên hạ, Biết đâu nuôi bố sau này. (Trần Nhuận Minh, Dăn con, Nhà thơ và hoa cỏ. NXB Văn học, 1993) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1 (0,5 điểm). Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2 (0,5 điểm). Chủ thể trữ tình là ai? Câu 3 (0,5 điểm). Xác định nội dung chính trong đoạn trích trên? Câu 4 (0,5 điểm). Từ ngữ nào trong đoạn trích chỉ người kém may mắn trong cuộc sống? Câu 5 (0,75 điểm). Thái độ của người cha khi căn dặn con? Câu 6 (0,75 điểm). Hai câu thơ: Con không bao giờ được hỏi, Quê hương họ ở nơi nào. gợi lên điều gì trong lời dặn của người cha? Câu 7 (0,75 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai khổ thơ đầu? Câu 8 (0,75 điểm). Vì sao nói đoạn trích khơi dây lòng trắc ẩn, tình yêu thương, khơi dậy lòng tốt của người cha không chỉ với con mình mà còn đối với những đứa trẻ khác? Câu 9 (1,0 điểm). Anh/chị có suy nghĩ gì về bài học mà người cha nói với con qua đoạn trích?
  4. II. LÀM VĂN (4.0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về vẻ đep của bài thơ “Nắng mới” - Lưu Trọng Lư Mỗi lần nắng mới hắt bên song, Xao xác, gà trưa gáy não nùng, Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng, Chập chờn sống lại những ngày không. Tôi nhớ me tôi, thuở thiếu thời Lúc người còn sống, tôi lên mười; Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội, Áo đỏ người đưa trước giậu phơi. Hình dáng me tôi chửa xoá mờ Hãy còn mường tượng lúc vào ra: Nét cười đen nhánh sau tay áo Trong ánh trưa hè trước giậu thưa. (Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh – Hoài Chân, NXB Văn học, 2000, tr. 288) Hết Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giáo viên coi kiểm tra không giải thích gì thêm.
  5. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ văn lớp 10 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 Thể thơ: sáu chữ 0,5 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh không trả lời hoặc trả lời không đúng: 0 điểm 2 Chủ thể trữ tình: Người cha 0,5 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh không trả lời hoặc trả lời không đúng: 0 điểm 3 Nội dung chính trong đoạn trích : 0,5 Lời dặn của cha đối với con về tình yêu thương, giúp đỡ, tôn trọng giữa người với người, mà ở đây là người hành khất. Sự chiêm nghiệm sâu sắc về cách sống của con người. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 - Học sinh không trả lời hoặc trả lời sai: 0 điểm 4 Từ ngữ chỉ người kém may mắn trong cuộc sống: hành khất 0,5 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh không trả lời hoặc trả lời không đúng:0 điểm 5 Thái độ của người cha khi căn dặn con: 0,75 Nghiêm khắc, có ý nghĩa như mệnh lệnh, muốn người con tuyệt đối không được làm trái với những điều mình căn dặn. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh có cách diễn đạt khác nhưng có ý: 0,5 điểm. - Học sinh không trả lời hoặc trả lời không đúng: 0 điểm 6 Hai câu thơ: Con không bao giờ được hỏi, 0,75 Quê hương họ ở nơi nào. gợi: Ai cũng có quê hương, nơi chôn rau cắt rốn, chỉ vì sa cơ lỡ vận nên đành phải lưu lạc kiếm sống, bởi vậy nếu hỏi quê hương sẽ càng khơi vào nỗi đau của họ. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương tự như đáp án: 0,75 điểm - Học sinh có cách diễn đạt khác nhưng có ý: 0,5 điểm - Học sinh không trả lời hoặc trả lời không đúng: 0 điểm. 7 Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong 0,75 hai khổ thơ đầu: - Điệp ngữ - Thể hiện sự giáo dục nghiêm khắc của người cha với con, mong muốn con mình thấu hiểu và sống đúng với đạo lý làm người: trân trọng, không chế nhạo những người cơ nhỡ. - Nhấn mạnh ý, tạo nhịp điệu, âm hưởng cho bài thơ. Hướng dẫn chấm:
  6. - Học sinh trả lời tương tự như đáp án: 0,75 điểm - Học sinh chỉ ra mà không nêu được tác dụng: 0,25 điểm - Học sinh không chỉ ra mà vẫn nêu được tác dụng: 0,5 điểm - Học sinh không trả lời hoặc trả lời không đúng: 0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể có cách diễn đạt khác nhưng vẫn đảm bảo được các ý trên vẫn cho điểm. 8 Vì: 0,75 - Người cha lý giải cho con hiểu rằng không ai muốn mình trở thành người hành khất, do không may. - Thể hiện sự đồng cảm với nỗi bất hạnh của họ. - Nên có thái độ, cách hành xử đúng với những người kém may mắn hơn mình. - Hãy sống giàu tình yêu thương, sẻ chia. * Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời nội dung phong phú, thuyết phục, diễn đạt mạch lạc: 0,75 điểm. - Học sinh bộc lộ được tình cảm về người thân nhưng nội dung chưa phong phú, diễn đạt chưa mạch lạc: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0 điểm. - Học sinh có thể trả lời khác nhưng nội dung hợp lí, thuyết phục, diễn đạt mạch lạc vẫn đạt điểm tối đa. 9 Bài học: 1.0 - Cần tôn trọng, đồng cảm, sẻ chia, giúp đỡ trong cuộc sống. * Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời từ 2 ý trở lên, diễn đạt mạch lạc: 0.75 điểm. - Học sinh trả lời được 1 ý, diễn đạt chưa mạch lạc: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể có những suy nghĩ khác nhưng thuyết phục, hợp lí, không vi phạm chuẩn mực đạo đức vẫn cho điểm tối đa. II LÀM VĂN 4,0 1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: mở bài nêu được vấn đề; 0,25 thân bài triển khai được vấn đề; kết bài khái quát được vấn đề. 2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp của bài thơ 0,25 “Nắng mới” - Lưu Trọng Lư Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm. - Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm. 3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: Học sinh 2.5 có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới: * Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm, giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. * Vẻ đẹp của bài thơ Nắng mới Khổ 1: Bức tranh thiên nhiên Nắng mới - Hình ảnh“nắng mới”: Nắng đầu xuân, nhẹ nhàng - Từ láy :“xao xác”, “não nùng”, “chập chờn”=> gợi buồn
  7. => Khung cảnh yên bình đã đưa nhà thơ về với những kỷ niệm khi còn mẹ. Khổ 2,3: Nỗi nhớ của nhân vật trữ tình - Hình ảnh: +“nắng mới reo ngoài nội”,“áo đỏ” => Hình ảnh người mẹ luôn trong tâm trí con, luôn ân cần, quan tâm chăm sóc con. +“nét cười đen nhánh”: Nét cười nhẹ nhàng, dịu dàng. - Nghệ thuật nhân hóa “nắng mới reo ngoài nội” => nhấn mạnh cảm xúc của người con. =>Người mẹ là hình ảnh của những người phụ nữ Việt Nam thầm lặng hy sinh, thương yêu, chăm sóc chồng con suốt cả cuộc đời. - Nghệ thuật: +Thể thơ bảy chữ. + Từ ngữ giản dị, gần gũi. + Hình ảnh gợi cảm giọng điệu nhẹ nhàng, tha thiết. + Sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm. - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,0 điểm - 1,5 điểm. - Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm - 0,5 điểm. - Đánh giá chung: Bài thơ là nỗi nhớ của nhân vật trữ tình đối 0,5 với người mẹ của mình; thể hiện giá trị đạo đức truyền thống uống nước nhớ nguồn, hiếu thảo của người Việt Nam. Hướng dẫn chấm: - Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm. - Trình bày được 1 ý; 0,25 điểm. 4. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp 0,25 Tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. 5. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có 0,25 cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nội dung phân tích, đánh giá; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Học sinh đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0.5 điểm. - Học sinh đáp ứng được 1 yêu cầu: 0.25 điểm. I + II 10.00