Đề kiểm tra giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 10 (Có ma trận, bản đặc tả và hướng dẫn chấm)

Đọc văn bản:

     Xuân về 

       Nguyễn Bính

Đã thấy xuân về với gió đông,
Với trên màu má gái chưa chồng.
Bên hiên hàng xóm, cô hàng xóm
Ngước mắt nhìn giời, đôi mắt trong.

Từng đàn con trẻ chạy xun xoe,
Mưa tạnh trời quang, nắng mới hoe.
Lá nõn, nhành non ai tráng bạc?
Gió về từng trận, gió bay đi...

Thong thả, dân gian nghỉ việc đồng,
Lúa thì con gái mượt như nhung
Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng,
Ngào ngạt hương bay, bướm vẽ vòng.

Trên đường cát mịn, một đôi cô,
Yếm đỏ, khăn thâm, trẩy hội chùa.
Gậy trúc dắt bà già tóc bạc,
Lần lần tràng hạt niệm nam vô.

(Trích từ Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh, NXB Văn học, 1997, tr.351)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ gì?

A. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

B. Phong cách ngôn ngữ chính luận.

C. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

D. Phong cách ngôn ngữ báo chí.

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là

A. nghị luận.

B. tự sự.

C. miêu tả.

D. biểu cảm.

doc 8 trang Huệ Phương 22/06/2023 7880
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 10 (Có ma trận, bản đặc tả và hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ki_1_ngu_van_lop_10_co_ma_tran_ban_dac.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 10 (Có ma trận, bản đặc tả và hướng dẫn chấm)

  1. MA TRẬN, BẢNG ĐẶC TẢ VÀ ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ MÔN NGỮ VĂN – LỚP 10 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Mức độ nhận thức Tổn Nội Kĩ Vận dụng g T dung/đơ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng năn cao % T n vị kiến g TNK T TNK T TNK T TNK T điểm thức Q L Q L Q L Q L Truyện 60 Đọc ngắn/ 1 hiểu Thơ/ Văn 3 0 4 1 0 2 0 0 nghị luận. 2 Viết Viết được một văn bản nghị 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 luận về tác phẩm truyện/ thơ. Tổng 15 5 25 15 0 30 0 10 Tỉ lệ % 20% 40% 30% 10% 100 Tỉ lệ chung 60% 40% BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Thời gian làm bài: 90 phút Số câu hỏi theo mức độ Nội nhận thức dung/Đơn Thôn Mức độ đánh giá Nhậ Vận vị kiến g Vận n dụng thức hiểu dụng Chươn biết cao TT g/ Chủ đề Thơ Nhận biết: - Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, vần, nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ.
  2. - Nhận biết được phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt. - Nhận biệt được bố cục, những hình ảnh tiểu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ. Thông hiểu: - Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. - Hiểu được nội dung chính của văn bản. - Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Hiểu được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ Vận dụng: - Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân. - Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu. 2 Viết Viết bài Nhận biết: văn nghị Thông hiểu: luận về tác Vận dụng: 1* 1* 1* 1TL* phẩm Vận dụng cao: truyện/ Viết được một văn bản thơ. nghị luận về một tác phẩm
  3. truyện/ thơ. Tổng 3 TN 4TN 2 TL 1 TL 1TL Tỉ lệ % 20 40 30 10 Tỉ lệ chung 60 40 • Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ.
  4. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I Môn: Ngữ văn - Lớp 10 (Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản: Xuân về Nguyễn Bính Đã thấy xuân về với gió đông, Với trên màu má gái chưa chồng. Bên hiên hàng xóm, cô hàng xóm Ngước mắt nhìn giời, đôi mắt trong. Từng đàn con trẻ chạy xun xoe, Mưa tạnh trời quang, nắng mới hoe. Lá nõn, nhành non ai tráng bạc? Gió về từng trận, gió bay đi Thong thả, dân gian nghỉ việc đồng, Lúa thì con gái mượt như nhung Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng, Ngào ngạt hương bay, bướm vẽ vòng. Trên đường cát mịn, một đôi cô, Yếm đỏ, khăn thâm, trẩy hội chùa. Gậy trúc dắt bà già tóc bạc, Lần lần tràng hạt niệm nam vô. (Trích từ Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh, NXB Văn học, 1997, tr.351) Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ gì? A. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. B. Phong cách ngôn ngữ chính luận. C. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. D. Phong cách ngôn ngữ báo chí. Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là A. nghị luận. B. tự sự. C. miêu tả. D. biểu cảm. Câu 3. Xác định thể thơ của văn bản trên. A. Tự do. B. Thất ngôn.
  5. C. Thơ mới. D. Bảy chữ. Câu 4. Chọn câu đúng nhất về tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu thơ: “Lúa thì con gái mượt như nhung”. A. Gợi hình, gợi cảm. Nhấn mạnh vẻ đẹp của cây lúa. B. Gợi hình ảnh sinh động về cây lúa. C. Gợi cảm xúc về tình yêu đối với cây lúa. D. Nhấn mạnh vẻ đẹp của cây lúa . Câu 5. Cảm xúc của tác giả trong câu thơ: “Lá nõn, nhành non ai tráng bạc?” là: A. bồi hồi, xúc động. B. buồn thương, nuối tiếc. C. lưu luyến, vấn vương. D. ngỡ ngàng, vui sướng. Câu 6. Ý nào khái quát nội dung chính của văn bản? A. Bức tranh mùa xuân tươi sáng, trong lành, đầy sức sống. B. Bức tranh mùa xuân thanh bình, yên ả. C. Bức tranh mùa xuân buồn bã, tĩnh vắng. D. Bức tranh mùa xuân đơn sơ, mộc mạc. Câu 7. Ý nghĩa của hình ảnh đôi mắt người thiếu nữ trong câu “Ngước mắt nhìn giời, đôi mắt trong”. A. Vẻ đẹp đôi mắt của cô gái. B. Sự quyến rũ, thơ mộng của cô gái. C. Vẻ đẹp trong xanh của bầu trời. D. Vẻ đẹp hồn nhiên, trong sáng của cô gái. Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu: Câu 8. Giá trị biểu cảm của từ láy “xun xoe” trong câu thơ “Từng đàn con trẻ chạy xun xoe”. Câu 9. Nét đẹp văn hóa làng quê Việt Nam qua hai câu thơ: “Trên đường cát mịn, một đôi cô, Yếm đỏ, khăn thâm, trẩy hội chùa.” Câu 10. Anh/Chị rút ra được thông điệp tích cực gì sau khi đọc văn bản? II. VIẾT (4.0 điểm) Đọc bài thơ sau: Bài học đầu cho con Quê hương là gì hở mẹ Mà cô giáo dạy phải yêu Quê hương là gì hở mẹ Ai đi xa cũng nhớ nhiều Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay
  6. Quê hương là con diều biếc Tuổi thơ con thả trên đồng Quê hương là con đò nhỏ Êm đềm khua nước ven sông Quê hương là cầu tre nhỏ Mẹ về nón lá nghiêng che Là hương hoa đồng cỏ nội Bay trong giấc ngủ đêm hè Quê hương là vàng hoa bí Là hồng tím giậu mồng tơi Là đỏ đôi bờ dâm bụt Màu hoa sen trắng tinh khôi Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ Đỗ Trung Quân Thực hiện yêu cầu: Anh/Chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) trình bày cảm nhận về tình yêu quê hương của tác giả. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ văn lớp 10 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 C 0,5 2 D 0,5 3 D 0,5 4 A 0,5 5 D 0,5 6 A 0,5 7 D 0,5
  7. 8 Giá trị biểu cảm của từ láy “xun xoe” trong câu thơ “Từng 0,5 đàn con trẻ chạy xun xoe”: - Thể hiện tâm trạng nô nức, háo hức - Niềm vui sướng của con trẻ khi xuân về Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. 9 Nét đẹp văn hóa làng quê Việt Nam qua hai câu thơ: 1.0 “Trên đường cát mịn, một đôi cô, Yếm đỏ, khăn thâm, trẩy hội chùa.” - Trang phục truyền thống - Lễ hội mùa xuân Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời đúng 1 ý: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. 10 Gợi ý thông điệp tích cực rút ra từ văn bản: 1.0 - Sống hòa hợp, gắn bó, yêu thiên nhiên - Trân trọng những giá trị của làng quê, hồn quê Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương 02 ý như đáp án: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 – 0,75 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25 Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 Tình yêu quê hương của tác giả trong bài thơ. Hướng dẫn chấm:
  8. - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm. - Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 2.0 Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới: - Tình yêu quê hương giản dị, mộc mạc, sâu lắng: + Quê hương là nơi gắn liền với kỉ niệm tuổi thơ + Quê hương gắn liền với những tình cảm ruột rà - Nghệ thuật: Điệp, câu hỏi tu từ, hình ảnh giàu sức gợi, nhịp điệu . Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm. - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,0 điểm – 1,75 điểm. - Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,75 điểm. . - Đánh giá chung: 0,5 + Tình yêu quê hương là một tình cảm thiêng liêng, cao quý + Vẻ đẹp nghệ thuật thơ Đỗ Trung Quân. Hướng dẫn chấm: - Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm. - Trình bày được 1 ý; 0,25 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; 0,5 có cách diễn đạt mới mẻ. I + II 10