Đề kiểm tra giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 10 (Có ma trận và đáp án)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn
Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con.
(Tự tình II- Hồ Xuân Hương, Theo Thơ Hồ Xuân Hương, NXB Văn học, Hà Nội, 1987)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 7:
Câu 1: Tự tình II- Hồ Xuân Hương thuộc thể thơ nào sau đây?
A. Thất ngôn tứ tuyệt
B. Thất ngôn bát cú
C. Cổ phong
D. Thất ngôn trường thiên
Câu 2. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “Trơ cái hồng nhan với nước non?”
A. Tương phản
B. So sánh
C. Nhân hóa
D. Phóng đại
Câu 3. Nhân vật trữ tình - người phụ nữ trong bài thơ buồn vì điều gì?
A. Vì không có một tình yêu xứng đáng, tình cảm mà người phụ nữ nhận được chỉ là thứ tình cảm bé mọn, tầm thường
B. Vì bị áp bức bóc lột
C. Vì phải chờ đợi người chồng trở về
D. Vì tự ti với thân phận làm lẽ của mình
File đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_hoc_ki_1_ngu_van_lop_10_co_ma_tran_va_dap_a.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 10 (Có ma trận và đáp án)
- MA TRẬN, BẢNG ĐẶC TẢ VÀ ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ (MINH HỌA) MÔN NGỮ VĂN – LỚP 10 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Nội Mức độ nhận thức Tổng Kĩ dung/đơn Vận dụng % TT Nhận biết Thông hiểu Vận dụng năng vị kiến cao điểm thức TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Đọc 60 1 hiểu Thơ 3 0 4 1 0 2 0 0 2 Viết Viết được một văn bản nghị 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 luận về tác phẩm thơ. Tổng 15 5 25 15 0 30 0 10 Tỉ lệ % 20% 40% 30% 10% 100 Tỉ lệ chung 60% 40% BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Thời gian làm bài: 90 phút TT Chương/ Nội Mức độ đánh giá Số câu hỏi theo mức độ Chủ đề dung/Đơn Nhận Thông Vận Vận vị kiến thức biết hiểu dụng dụng cao 1 Đọc hiểu Thơ Nhận biết: 3 TN 4TN 2TL 0 - Nhận biết được thể 1TL thơ, từ ngữ, vần, nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ. - Nhận biết được phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt. - Nhận biệt được bố cục, những hình ảnh tiểu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ.
- Thông hiểu: - Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. - Hiểu được nội dung chính của văn bản. - Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Hiểu được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ Vận dụng: - Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân. - Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu. 2 Viết Viết bài văn Nhận biết: 1* 1* 1* 1TL nghị luận về Thông hiểu: tác phẩm Vận dụng: thơ. Vận dụng cao: Viết được một văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ. Tổng 3TN 4TN 2TL 1TL 1TL Tỉ lệ % 20 40 30 10 Tỉ lệ chung 60 40
- ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I Môn: Ngữ văn - Lớp 10 (Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn Trơ cái hồng nhan với nước non Chén rượu hương đưa say lại tỉnh Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn Xiên ngang mặt đất rêu từng đám Đâm toạc chân mây đá mấy hòn Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại Mảnh tình san sẻ tí con con. (Tự tình II- Hồ Xuân Hương, Theo Thơ Hồ Xuân Hương, NXB Văn học, Hà Nội, 1987) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 7: Câu 1: Tự tình II- Hồ Xuân Hương thuộc thể thơ nào sau đây? A. Thất ngôn tứ tuyệt B. Thất ngôn bát cú C. Cổ phong D. Thất ngôn trường thiên Câu 2. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “Trơ cái hồng nhan với nước non?” A. Tương phản B. So sánh C. Nhân hóa D. Phóng đại Câu 3. Nhân vật trữ tình - người phụ nữ trong bài thơ buồn vì điều gì? A. Vì không có một tình yêu xứng đáng, tình cảm mà người phụ nữ nhận được chỉ là thứ tình cảm bé mọn, tầm thường B. Vì bị áp bức bóc lột C. Vì phải chờ đợi người chồng trở về D. Vì tự ti với thân phận làm lẽ của mình Câu 4. Vì sao Hồ Xuân Hương được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm"? A. Vì Hồ Xuân Hương không sáng tác thơ bằng chữ Hán, chỉ sáng tác bằng chữ Nôm ra B. Vì Hồ Xuân Hương là người phụ nữ duy nhất trong lịch sử văn học trung đại làm thơ bằng chữ Nôm
- C. Vì thơ Nôm của Hồ Xuân Hương rất độc đáo, mang những nét riêng hiếm thấy xưa nay D. Vì thơ Nôm Hồ Xuân Hương luôn phê phán xã hội phong kiến Câu 5. Xác định một từ/ cụm từ sai về ngữ pháp/ hoặc ngữ nghĩa/ logic/ phong cách Từ hiện thực thời đại cùng những đau buồn, trải nghiệm của bản thân, Hồ Xuân Hương sớm nhận ra nỗi khổ của người phụ nữ là đứng về phía những người phụ nữ bị áp bức để yêu thương, trân trọng và thương hại họ. Bà là nhà thơ nữ và là nhà thơ của phụ nữ có một tiếng nói hết sức thấm thía và cũng hết sức độc đáo, thể hiện một bản lĩnh sống mạnh mẽ khác thường. A.Trân trọng B.Thương hại C.Độc đáo D.Mạnh mẽ Câu 6. Chọn một từ mà nghĩa của nó không cùng nhóm với từ còn lại A. Cô đơn B. Bẽ bàng C. Tủi hổ D. Xiên ngang Câu 7 Đọc bài thơ Tự tình II, anh (chị) nhận thấy khát vọng gì của nữ sĩ Hồ Xuân Hương? A. Khát vọng công danh, sự nghiệp B. Khát vọng hạnh phúc lứa đôi C. Khát vọng cuộc sống ấm no, hạnh phúc D. Khát vọng sống, khát vọng tình duyên trọn vẹn, khát vọng hạnh phúc Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu: Câu 8 : Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì? Câu 9: Giải thích nghĩa của hai từ “xuân” trong câu thơ : "Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại” Câu 10: Anh/ chị có đồng tình với quan niệm: Với người phụ nữ, điều quan trọng nhất là có được hạnh phúc trong tình duyên. hay không? II. VIẾT (4.0 điểm) Đọc văn bản: Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn Trơ cái hồng nhan với nước non Chén rượu hương đưa say lại tỉnh Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn Xiên ngang mặt đất rêu từng đám Đâm toạc chân mây đá mấy hòn Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại Mảnh tình san sẻ tí con con. (Tự tình II- Hồ Xuân Hương, Theo Thơ Hồ Xuân Hương, NXB Văn học, Hà Nội, 1987) Anh/ chị hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) trình bày ấn tượng của mình về bài thơ trên.
- ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ văn lớp 10 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 B 0,5 2 A 0,5 3 A 0,5 4 C 0,5 5 B 0,5 6 D 0,5 7 D 0,5 8 Nội dung chính của đoạn thơ trên là: Tâm trang cô đơn, xót 0,5 xa, cay đắng, cố tìm đến men rượu để giải sâu của nhân vật trữ tình Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt hoặc còn thiếu ý: 0,25 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. 9 -“Xuân” (đi) chỉ tuổi xuân, tuổi trẻ của người con gái 1.0 -“Xuân” (lại lại) chỉ mùa xuân của tự nhiên, đất trời Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu được 2 ý: 1,0 điểm. - Học sinh nêu được 1 ý: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời không đúng: 0,0 điểm. 10 -Hs có thể trả lời đồng tình hoặc không đồng tình. Sau đó lí 1.0 giải. Gợi ý *Đồng tình -Vì với người phụ nữ, điều quan trọng nhất là có được hạnh phúc trong tình duyên bởi phụ nữ thường giàu cảm xúc, nhạy cảm, dễ tổn thương. Tình duyên thuận lợi, trọn vẹn thì người phụ nữ sẽ có tự tin, có niềm vui và hài long với cuộc
- sống. Còn khi duyên trắc trở lận đận, họ thường tự ti, sống thu mình và không phát huy hết được bản lĩnh, cá tính riêng. *Không đồng tình -Vì với người phụ nữ, điều quan trọng nhất không phải là có được hạnh phúc trong tình duyên, mà quan trọng nhất là họ được sống với niềm đam mê, với những ước mơ, hoài bão trong sự nghiệp, được vui vẻ tận hưởng mọi khoảnh khắc cuộc sống. Tình yêu, duyên phận cũng quan trọng, nhưng không phải là ưu tiên hang đầu của nhiều người phụ nữ hiện đại, cá tính, mạnh mẽ Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương 01 ý như đáp án: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 – 0,75 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25 Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 Ấn tượng về vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm. - Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 2.0 Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới: - Về nội dung: + Hai câu đề: Nỗi niềm buồn tủi cô đơn của nữ sĩ trong đêm khuya thanh vắng + Hai câu thực: Tình cảnh đầy chua xót, bẽ bàng + Hai câu luận: Thái độ phản kháng phẫn uất + Hai câu kết: Tâm trạng chán chường, buồn tủi Tự tình (bài II) thể hiện tân trạng, thái độ của Hồ Xuân Hương: vừa đau buồn, vừa phẫn uất trước duyên phận, gắng
- gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch, đồng thời bài thơ cũng cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của nữ Đây là giá trị nhân văn sâu sắc của bài thơ - Về nghệ thuật: Ngôn ngữ thơ Nôm bình dị, hình ảnh gợi cảm, giàu màu sắc, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc, Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm. - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,0 điểm – 1,75 điểm. - Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,75 điểm. . - Đánh giá chung: 0,5 +Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ. +Khẳng định lại tên tuổi của Hồ Xuân Hương trong nền văn học trung đại. Hướng dẫn chấm: - Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm. - Trình bày được 1 ý; 0,25 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo: 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo. I + II 10