Đề kiểm tra giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 10 - Đề số 1 - Trường THPT Phan Thúc Trực (Có hướng dẫn chấm)

Đọc văn bản:

Thần Mưa

   Đến việc làm ra mưa thì Ngọc Hoàng giao cho thần Mưa. Người Thần hình rồng, có tài lên trời xuống nước bất kì lúc nào cũng được. Thần có phép thu mình lại bằng con cá, nhưng có thể giãn người ra hàng nghìn trượng. Ở đây ta cũng nên phân biệt thần Mưa với thần Nước. Cả hai thần đều cùng mình rồng, cùng một tộc loại, nhưng công việc mỗi bên mỗi khác. Thần Mưa thường xuống hạ giới uống hút nước sông, nước biển no căng rồi bay đi, có thể rất xa, phun nước cho cả thế gian ăn uống, cày cấy và cây cỏ tốt tươi. Công việc của thần Mưa cũng như công việc của thần Gió là công việc có ích cho muôn loài ở hạ giới. Thế nhưng cũng có khi các thần phân chia không đều nên gây ra tai hại, nhất là thần Mưa có nhiều lúc nhầm lẫn: sông biển không hút lại nhè đồng ruộng của nhà mà hút làm hư hỏng rất nhiều của thiên hạ. Có lúc thần Mưa chỉ đi lo tưới nước cho các vùng hẻo lánh cách xa đại dương hàng vạn dặm mà quên bẵng các vùng đồng bằng ở ngay sát bờ biển. Đó là những cái quên “chết người” đã gây ra những vụ kiện tại thiên đình như câu chuyện dưới đây là một (tức là truyện  Cóc kiện trời).

(Theo Văn học dân gian  Việt Nam, những tác phẩm chọn lọc, Bùi Mạnh Nhị (chủ biên), NXB Giáo dục Việt Nam, tr 10, 11)

Lựa chọn đáp án đúng/ trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Xác định thể loại của văn bản trên:

          A. Cổ tích            B. Truyền thuyết          C. Thần thoại                   D. Sử thi

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là:

A. Nghị luận             B. Tự sự             C. Miêu tả               D. Biểu cảm

Câu 3: Theo văn bản, nhân vật thần Mưa có thân hình như thế nào?

          A. Thần có hình rồng, lúc thu nhỏ lại như con cá, lúc lại giãn người ra hàng nghìn trượng.

          B. Thân hình của thần rất to lớn, to lớn không thể nào ước lượng được

          C. Thân hình khổng lồ, chân bước một bước từ đỉnh núi này sang đỉnh núi nọ

          D. Thân hình kì quặc, không có đầu.

Câu 4: Công việc của thần Mưa là:

          A. nằm yên lặng, không ăn uống, không ngủ.

          B. hô hấp, hít vào thì nước biển tuôn vào bụng, mỗi lần thở ra thì khối lượng nước đó ùa ra hết

          C. xuống hạ giới uống hút nước sông, nước biển no căng rồi bay đi, có thể rất xa, phun nước cho cả thế gian ăn uống, cày cấy và cây cỏ tốt tươi.

          D. nằm yên lặng nhưng đôi khi mệt mỏi, phải cựa quậy

 Câu 5: Chuyện “Thần Mưa” thể hiện nội dung nào dưới đây?

          A. Giải thích hiện tượng mưa.

          B. Ngợi ca thiên nhiên.

          C. Giải thích vì sao có biển.

          D. Biết ơn thần linh và con người.

docx 5 trang Huệ Phương 22/06/2023 4300
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 10 - Đề số 1 - Trường THPT Phan Thúc Trực (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_1_ngu_van_lop_10_de_so_1_truong_thpt.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 10 - Đề số 1 - Trường THPT Phan Thúc Trực (Có hướng dẫn chấm)

  1. TRƯỜNG THPT PHAN THÚC TRỰC ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TỔ VĂN MÔN: NGỮ VĂN 10 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản: Thần Mưa Đến việc làm ra mưa thì Ngọc Hoàng giao cho thần Mưa. Người Thần hình rồng, có tài lên trời xuống nước bất kì lúc nào cũng được. Thần có phép thu mình lại bằng con cá, nhưng có thể giãn người ra hàng nghìn trượng. Ở đây ta cũng nên phân biệt thần Mưa với thần Nước. Cả hai thần đều cùng mình rồng, cùng một tộc loại, nhưng công việc mỗi bên mỗi khác. Thần Mưa thường xuống hạ giới uống hút nước sông, nước biển no căng rồi bay đi, có thể rất xa, phun nước cho cả thế gian ăn uống, cày cấy và cây cỏ tốt tươi. Công việc của thần Mưa cũng như công việc của thần Gió là công việc có ích cho muôn loài ở hạ giới. Thế nhưng cũng có khi các thần phân chia không đều nên gây ra tai hại, nhất là thần Mưa có nhiều lúc nhầm lẫn: sông biển không hút lại nhè đồng ruộng của nhà mà hút làm hư hỏng rất nhiều của thiên hạ. Có lúc thần Mưa chỉ đi lo tưới nước cho các vùng hẻo lánh cách xa đại dương hàng vạn dặm mà quên bẵng các vùng đồng bằng ở ngay sát bờ biển. Đó là những cái quên “chết người” đã gây ra những vụ kiện tại thiên đình như câu chuyện dưới đây là một (tức là truyện Cóc kiện trời). (Theo Văn học dân gian Việt Nam, những tác phẩm chọn lọc, Bùi Mạnh Nhị (chủ biên), NXB Giáo dục Việt Nam, tr 10, 11) Lựa chọn đáp án đúng/ trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: Xác định thể loại của văn bản trên: A. Cổ tích B. Truyền thuyết C. Thần thoại D. Sử thi Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là: A. Nghị luận B. Tự sự C. Miêu tả D. Biểu cảm Câu 3: Theo văn bản, nhân vật thần Mưa có thân hình như thế nào? A. Thần có hình rồng, lúc thu nhỏ lại như con cá, lúc lại giãn người ra hàng nghìn trượng. B. Thân hình của thần rất to lớn, to lớn không thể nào ước lượng được C. Thân hình khổng lồ, chân bước một bước từ đỉnh núi này sang đỉnh núi nọ D. Thân hình kì quặc, không có đầu. Câu 4: Công việc của thần Mưa là: A. nằm yên lặng, không ăn uống, không ngủ. B. hô hấp, hít vào thì nước biển tuôn vào bụng, mỗi lần thở ra thì khối lượng nước đó ùa ra hết C. xuống hạ giới uống hút nước sông, nước biển no căng rồi bay đi, có thể rất xa, phun nước cho cả thế gian ăn uống, cày cấy và cây cỏ tốt tươi. D. nằm yên lặng nhưng đôi khi mệt mỏi, phải cựa quậy Câu 5: Chuyện “Thần Mưa” thể hiện nội dung nào dưới đây? A. Giải thích hiện tượng mưa. B. Ngợi ca thiên nhiên. C. Giải thích vì sao có biển. D. Biết ơn thần linh và con người. Câu 6: Truyện “thần Mưa” được kể từ ngôi thứ mấy? Tác giả là ai? A. Truyện được kể từ ngôi thứ hai, tác giả dân gian B. Truyện được kể từ ngôi thứ nhất, tác giả Bùi Mạnh Nhị C. Truyện được kể từ ngôi thứ ba, tác giả Bùi Mạnh Nhị
  2. D. Truyện được kể từ ngôi thứ ba, tác giả dân gian Câu 7: Truyện “Thần Mưa” hấp dẫn người đọc bởi yếu tố nào sau đây: A. Ngắn gọn, cốt truyện đơn giản B. Chi tiết hoang đường, kì ảo C. Ngôn ngữ giản dị, gần gũi D. Tất cả các đáp án trên Câu 8: Về phương diện thể loại, truyện “Thần Mưa” giống câu chuyện nào đã học? Hãy chỉ những điểm giống nhau đó? Câu 9: Nhận xét về cách giải thích hiện tượng mưa của tác giả dân gian? Cách giải thích ấy hiện nay có còn phù hợp không? Vì sao? Câu 10: Anh chị rút ra được bài học gì sau khi đọc văn bản “Thần Mưa”? II. VIẾT ( 4,0 điểm) Viết bài văn nghị luận cảm nhận đoạn thơ sau Thời gian chạy qua tóc mẹ Một màu trắng đến nôn nao Lưng mẹ cứ còng dần xuống Cho con ngày một thêm cao. Mẹ ơi, trong lời mẹ hát Có cả cuộc đời hiện ra Lời ru chắp con đôi cánh Lớn rồi con sẽ bay xa. (Trong lời mẹ hát, Trương Nam Hương) Hết *Chú thích: Nhà thơ Trương Nam Hương sinh ngày 23-10-1963 tại Huế, lớn lên ở Hà Nội và vào TP Hồ Chí Minh từ năm 12 tuổi . Anh tốt nghiệp Khoa Ngữ văn Trường đại học Tổng hợp TP Hồ Chí Minh. Anh viết thể loại thơ, truyện ngắn Bài thơ “Trong lời mẹ hát” lần đầu được đăng trên báo “Khăn quàng đỏ” năm 1987, sau đó được in trong rất nhiều tuyển tập thơ thiếu nhi
  3. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ văn lớp 10 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 C 0,5 2 B 0,5 3 A 0,5 4 C 0,5 5 A 0,5 6 D 0,5 7 D 0,5 8 Về phương diện thể loại truyện “Thần Mưa” giống truyện “Thần 0,5 Gió” đã học. -Điểm giống nhau là: Đều là thần thoại dân gian Việt Nam; thuộc laoij thần thoại suy nguyên; kể về các vị thần; Cốt truyện đơn giản, ngắn gọn; có sử dụng yêu tố kì ảo; Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. 9 Nhận xét về cách giải thích hiện tượng mưa của tác giả dân gian? 1.0 Cách giải thích ấy hiện nay có còn phù hợp không? Vì sao? - Nhận xét cách giải thích hiện tượng mưa của tác giả dân gian rất hồn nhiên, ngây thơ, thể hiện tư duy của con người thuở sơ khai. -Cách giải thích ấy hiện nay không còn hợp lí nữa. Vì khoa học nghiên cứu về hiện tượng tự nhiên đã phát triển giải thích Mưa là hiện tượng do không khí chứa hơi nước gặp lạnh ngưng tụ thành những giọt nước trên cao, khi gặp lạnh chúng rơi xuống tạo thành mưa. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời đúng 1 ý: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. 10 Anh chị rút ra được bài học gì sau khi đọc văn bản “Thần Mưa”? 1.0 - Bài học: Cần làm nhiều việc có ích cho muôn loài, muôn người; Làm việc phải sáng suốt, không gây nhầm lẫn tai hại - Lí giải hợp lý Hướng dẫn chấm:
  4. - Học sinh trả lời tương đương 02 ý như đáp án: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 – 0,75 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0, 5 Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm. - Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 2.5 Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới: - Khổ 1: + Thời gian trôi qua đã làm mẹ già nua, vất vả nhọc nhằn: tóc bac, lưng còng + Mẹ luôn cho con những điều tuyệt vời nhất =>Mẹ là kết tinh của tình thương, sự bao dung độ lượng, luôn hi sinh vì con Nhà thơ bày tỏ tình thương, sự yêu mến nâng niu, trân trọng mẹ + Khổ 2: Nhà thơ cảm nhận giá trị lời ru của mẹ: có cả quê hương ruộng đồng, cánh cò, nhưng hơn cả lời ru cho con trưởng thành, bay xa => Mẹ là điểm tựa tinh thần cho cuộc đời con Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm. - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,0 điểm – 1,75 điểm. - Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,75 điểm. - Đánh giá chung: Lời thơ cô đọng, hàm súc, hình ảnh chân thật, giản dị xúc động, ám ảnh, biện pháp tu liệt kê, thể thơ 6 chữ đã góp phần diễn tả tình cảm yêu thương chân thành, thiết tha của người con đối với mẹ của mình Hướng dẫn chấm: - Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm. - Trình bày được 1 ý; 0,25 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có 0,5 cách diễn đạt mới mẻ.
  5. I + II 10