Đề kiểm tra giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 10 - Đề số 2 - Trường THPT Hiệp Hòa số 2 (Có hướng dẫn chấm)
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi
MÙA HOA MẬN
Cành mận bung trắng muốt Lũ con trai háo hức chơi cù Lũ con gái rộn ràng khăn áo Bóng bay nâng giấc mơ con trẻ
Cành mận bung trắng muốt Giục mẹ xôn xang lá, gạo Giục cha vui lòng căng cánh nỏ Giục người già hối hả làm đu
Cành mận bung trắng muốt Nhà trình tường* ủ nếp hương Giục lửa hồng nở hoa trong bếp Cho người đi xa nhớ lối trở về… Tháng Chạp,2006 (Thuyền đuôi én, NXB Văn hoá dân tộc, Hà nội 2009
|
(* Nhà trình tường: Nhà có tường làm bằng đất nện)
Lựa chọn đáp án đúng
Câu 1. Xác định thể thơ trong bài thơ trên.
- Thơ tự do
- Thơ thất ngôn
- Thơ lục bát
- Thơ lục ngôn xen lẫn thất ngôn
Câu 2. Từ giục trong khổ thơ sau mang nét nghĩa nào?
Cành mận bung trắng muốt Giục mẹ xôn xang lá, gạo Giục cha vui lòng căng cánh nỏ Giục người già hối hả làm đu |
- Chỉ hành động mọi người bảo nhau làm nhanh
- Chỉ sự hối thúc, gấp gáp, muốn được nhanh hơn
- Chỉ hành động gọi nhau cùng chuẩn bị đón Tết.
- Chỉ sự bắt buộc phải làm.
Câu 3. Bài thơ thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình về điều gì?
- Nhớ về hội xuân.
- Nỗi tiếc nuối không được trở về quê hương để cùng đón tết.
C. Yêu khung cảnh mùa xuân vui tươi, ấm cúng thân thương của quê hương.
D. Mong muốn ngắm mận nở trong ngày hội xuân.
Câu 4. Câu thơ Cành mận bung trắng muốt được nhắc lại nhiều nhất trong bài thơ không mang ý nghĩa:
- Giới thiệu về một loài cây thường được trồng ở Tây Bắc.
- Nhấn mạnh ấn tường về màu sắc, tín hiệu của mùa xuân vùng Tây Bắc.
- Tạo ra nhịp điệu tươi vui cho lời thơ.
- Tạo sự liên kết giữa các khổ thơ.
Câu 5. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong dòng thơ: Nhà trình tường ủ nếp hương
- So sánh
- Nhân hoá
- Ẩn dụ
- Hoán dụ
File đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_hoc_ki_1_ngu_van_lop_10_de_so_2_truong_thpt.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 10 - Đề số 2 - Trường THPT Hiệp Hòa số 2 (Có hướng dẫn chấm)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC GIANG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 TRƯỜNG THPT HIỆP HOÀ SỐ 2 MÔN : NGỮ VĂN – LỚP 10 Thời gian làm bài: 90 phút. MA TRẬN, BẢNG ĐẶC TẢ VÀ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN – LỚP 10 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Nội Mức độ nhận thức Tổng dung/ Thông Vận % T Kĩ Nhận biết Vận dụng đơn vị hiểu dụng cao điểm T năng kiến TN TN T TNK TN T TL TL thức KQ KQ L Q KQ L Đọc Truyện 60 1 hiểu ngắn/ 4 0 3 1 0 1 0 1 Thơ/ 2 Viết Viết được một văn bản nghị 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 luận về tác phẩm truyện/ thơ. Tổng 20 10 15 25 0 20 0 10 Tỉ lệ % 30% 40% 20% 10% 100 Tỉ lệ chung 70% 30% BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I Thời gian làm bài: 90 phút Số câu hỏi theo mức độ nhận Nội thức Chương/ dung/ Vận TT Mức độ đánh giá Thông Chủ đề Đơn vị Nhận Vận dụn hiểu kiến thức biết dụng g cao Nhận biết: - Nhận biết được không gian, 3 câu thời gian trong truyện thần 4 câu 1 Thần TN 1 câu Đọc hiểu thoại. TN câu 01 câu TL thoại - Nhận biết được đặc điểm của TL TL cốt truyện, câu chuyện, nhân vật trong truyện thần thoại.
- - Nhận biết được đề tài, các chi tiết tiêu biểu, đặc trưng của truyện thần thoại. - Nhận biết được bối cảnh lịch sử - văn hoá được thể hiện trong truyện thần thoại. Thông hiểu: - Tóm tắt được cốt truyện. - Hiểu và phân tích được nhân vật trong truyện thần thoại; lí giải được vị trí, vai trò, ý nghĩa của nhân vật trong tác phẩm. - Nêu được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề. - Lí giải được tác dụng của việc chọn nhân vật người kể chuyện; lời người kể chuyện, lời nhân vật, trong truyện thần thoại. - Lí giải được ý nghĩa, tác dụng của đề tài, các chi tiết tiêu biểu, đặc trưng của truyện thần thoại. Vận dụng: - Rút ra được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản gợi ra. - Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm đối với nhận thức, tình cảm, quan niệm của bản thân. Vận dụng cao: - Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử – văn hoá được thể hiện trong văn bản để lí giải ý nghĩa, thông điệp của văn bản. - Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của thông điệp, chi tiết, hình tượng, trong tác phẩm theo quan niệm của cá nhân.
- Đọc hiểu 2. Truyện Nhận biết - Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ ba, người kể 1 chuyện ngôi thứ nhất, điểm nhìn, lời người kể chuyện, lời nhân vật. - Nhận biết đề tài, bối cảnh, chi tiết tiêu biểu trong truyện. - Nhận biết được nhân vật, cốt truyện, câu chuyện trong truyện. - Chỉ ra được nghệ thuật xây dựng nhân vật. Thông hiểu - Tóm tắt được cốt truyện và lí giải được ý nghĩa, tác dụng của cốt truyện. - Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện. - Phân tích, đánh giá được đặc điểm của nhân vật và vai trò của nhân vật với việc thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. - Phân tích, lí giải được chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. Vận dụng - Rút ra được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản gợi ra. - Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm đối với nhận thức, tình cảm, quan niệm của bản thân. Vận dụng cao: - Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử - văn hoá được thể hiện trong văn bản để lí giải ý nghĩa, thông điệp của văn bản. - Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của thông điệp, chi tiết, hình tượng, những đặc sắc về nghệ thuật trong tác phẩm theo quan niệm của cá nhân.
- 3. Thơ Nhận biết: trữ tình - Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, vần, nhịp, đối và các biện pháp tu từ trong bài thơ. - Nhận biết được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ. - Nhận biết được nhân vật trữ tình, chủ thể trữ tình trong bài thơ - Nhận biết được nhịp điệu, giọng điệu trong bài thơ. Thông hiểu: - Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình thể hiện trong bài thơ. - Phân tích được giá trị biểu đạt, giá trị thẩm mĩ của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp và các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ. - Nêu được cảm hứng chủ đạo, chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. Vận dụng: - Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân do bài thơ gợi ra. - Vận dụng những hiểu biết về tác giả Nguyễn Trãi để đánh giá ý nghĩa, giá trị của thơ Nguyễn Trãi. Vận dụng cao: - Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử - văn hoá được thể hiện trong bài thơ để lí giải ý nghĩa, thông điệp của bài thơ. - Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu. 2 Viết Viết bài Nhận biết: văn nghị - Giới thiệu được đầy đủ thông luận về tin chính về tên tác phẩm, tác 1TL giả, thể loại, của tác phẩm. 1* 1* 1* tác phẩm * truyện/ - Trình bày được những nội thơ. dung khái quát của tác phẩm văn học.
- Thông hiểu: - Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. Phân tích được những đặc sắc về nội dung, hình thức nghệ thuật và chủ đề của tác phẩm. - Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. - Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng: - Nêu được những bài học rút ra từ tác phẩm. - Thể hiện được sự đồng tình / không đồng tình với thông điệp của tác giả (thể hiện trong tác phẩm). Vận dụng cao: - Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của nội dung và hình thức tác phẩm. - Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết; sáng tạo trong cách diễn đạt. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Thời gian làm bài: 90 phút I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi MÙA HOA MẬN Cành mận bung trắng muốt Lũ con trai háo hức chơi cù Lũ con gái rộn ràng khăn áo Bóng bay nâng giấc mơ con trẻ Cành mận bung trắng muốt Giục mẹ xôn xang lá, gạo Giục cha vui lòng căng cánh nỏ Giục người già hối hả làm đu Cành mận bung trắng muốt Nhà trình tường* ủ nếp hương
- Giục lửa hồng nở hoa trong bếp Cho người đi xa nhớ lối trở về Tháng Chạp,2006 (Thuyền đuôi én, NXB Văn hoá dân tộc, Hà nội 2009 (* Nhà trình tường: Nhà có tường làm bằng đất nện) Lựa chọn đáp án đúng Câu 1. Xác định thể thơ trong bài thơ trên. A. Thơ tự do B. Thơ thất ngôn C. Thơ lục bát D. Thơ lục ngôn xen lẫn thất ngôn Câu 2. Từ giục trong khổ thơ sau mang nét nghĩa nào? Cành mận bung trắng muốt Giục mẹ xôn xang lá, gạo Giục cha vui lòng căng cánh nỏ Giục người già hối hả làm đu A. Chỉ hành động mọi người bảo nhau làm nhanh B. Chỉ sự hối thúc, gấp gáp, muốn được nhanh hơn C. Chỉ hành động gọi nhau cùng chuẩn bị đón Tết. D. Chỉ sự bắt buộc phải làm. Câu 3. Bài thơ thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình về điều gì? A. Nhớ về hội xuân. B. Nỗi tiếc nuối không được trở về quê hương để cùng đón tết. C. Yêu khung cảnh mùa xuân vui tươi, ấm cúng thân thương của quê hương. D. Mong muốn ngắm mận nở trong ngày hội xuân. Câu 4. Câu thơ Cành mận bung trắng muốt được nhắc lại nhiều nhất trong bài thơ không mang ý nghĩa: A. Giới thiệu về một loài cây thường được trồng ở Tây Bắc. B. Nhấn mạnh ấn tường về màu sắc, tín hiệu của mùa xuân vùng Tây Bắc. C. Tạo ra nhịp điệu tươi vui cho lời thơ. D. Tạo sự liên kết giữa các khổ thơ. Câu 5. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong dòng thơ: Nhà trình tường ủ nếp hương A. So sánh B. Nhân hoá C. Ẩn dụ D. Hoán dụ Câu 6. Những từ láy xuất hiện trong bài thơ trên là:
- A. Háo hức, rộn ràng, xôn xang, hối hả B. Xốn xang, rộn rã, hối hả, háo hức C. Háo hức, rộn ràng, xốn xang, rạo rực D. Rộn ràng, háo hức, xốn xang, rôm rả Câu 7. Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ Cành mận bung trắng muốt Giục mẹ xôn xang lá, gạo Giục cha vui lòng căng cánh nỏ Giục người già hối hả làm đu A. So sánh, liệt kê B. Ẩn dụ, so sánh, nhân hoá C. Hoán dụ, so sánh, liệt kê D. Điệp, liệt kê, ẩn dụ Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu: Câu 8. Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ trong khổ thơ Cành mận bung trắng muốt Lũ con trai háo hức chơi cù Lũ con gái rộn ràng khăn áo Bóng bay nâng giấc mơ con trẻ. Câu 9. Câu thơ cuối bài: Cho người đi xa nhớ lối trở về gợi trong em tình cảm gì đối với quê hương? (Trình bày ngắn gọn 3-5 dòng). Câu 10. Tưởng tượng một người đi xa trong bài thơ đã nhớ lối trở về quê hương vào mùa hoa mận. Những cảm xúc, tình cảm nào đã diễn ra trong tâm hồn người đó? Hãy viết đoạn văn (khoảng từ 6-8 dòng) để ghi lại cảm xúc, tình cảm ấy. II. VIẾT (4,0 điểm) Hãy viết một bài văn ngắn (500 chữ) phân tích về một vẻ đẹp của bài thơ Mùa hoa mận của Chu Thuỳ Liên ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ văn lớp 10 Phầ Câu Nội dung Điểm n I ĐỌC HIỂU 6,0 1 A 0,5 2 B 0,5 3 C 0,5 4 A 0,5 5 C 0,5 6 A 0,5 7 D 0,5
- 8 - Hs một biện pháp tu từ: liệt kê/ ẩn dụ/ nhân hoá 0,5 - Liệt kê: con trai háo hức chơi cù, con gái rộn ràng khăn áo - Nhân hoá: Bóng bay nâng giấc mơ con trẻ - Ẩn dụ : Cành mận bung trắng muốt - Tác dụng: Liệt kê: khiến người đọc hình dung mùa xuân thêm đầy đủ về khung cảnh mùa xuân vui tươi, sinh động. Ẩn dụ: diễn tả hàm súc gợi cảm tín hiệu báo thức của mùa xuân. Nhân hoá: miêu tả sinh động món đồ chơi (bóng bay) gắn bó với tâm hồn trẻ thơ. Qua đó làm nổi bật cảm nhận tinh tế của nhân vật trữ tình và tình yêu, sự gắn bó cảnh vật và con người quê hương. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt hoặc còn thiếu ý: 0,25 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. Dòng thơ cuối: Cho người đi xa nhớ lối về 1.0 9 _ HS trình bày theo cảm nhận của mình, phù hợp với cách hiểu của bài thơ và chuẩn mực đạo đức, xã hội. Hs có thể trình bày theo hướng sau: Hình ảnh người đi xa nhớ lối về, gợi cảm xúc yêu thương, gắn bó với mảnh đất quê hương. Thời khắc mùa xuân, ngày tết đã đánh thức ở mỗi người xa quê tình cảm cội nguồn với mong muốn trở về. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời được tương đương đáp án: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt hoặc còn thiếu ý: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời không đúng: 0,0 điểm. 10 - Học sinh trình bày cảm xúc một cách cảm xúc phù hợp với cách 1.0 hiểu của bài thơ và các chuẩn mực đạo đức. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trình bày cảm xúc một cách cảm xúc phù hợp với cách hiểu của bài thơ và các chuẩn mực đạo đức: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 – 0,75 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,5 Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0, 5
- Giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ Mùa hoa mận Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm. - Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 2.0 Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý: - Giới thiệu ngắn gọn về xuất xứ, và nội dung bao quát của tác phẩm Mùa hoa mận - Đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm: + Nội dung: bài thơ gợi tả khung cảnh mùa hoa mận nở. Cành mận nở là thời điểm báo hiệu mùa xuân, mùa của Tết, của lễ hội. Khoảnh khắc thời gian đó mang đến niềm vui cho người con gái, con trai, trẻ thơ, người già, cha, mẹ , mang đến cho ngôi nhà sự ấm cúng. Bài thơ là tiếng lòng yêu quê hương, trân trọng nét đẹp văn hoá của dân tộc của nhân vật trữ tình. + Nghệ thuật: Ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng kết hợp với các biên pháp nghệ thuật liệt kê, ẩn dụ, nhân hoá được sử dụng sáng tạo đã khắc hoạ bức tranh xuân nên thơ, ấm cúng. Đó cũng là nét phong cách trong sáng tác của Chu Thuỳ Liên. + Đánh giá giá trị thẩm mỹ và giá trị nhân bản của bài thơ mang lại cho người đọc Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm. - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,0 điểm – 1,75 điểm. - Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,75 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo: 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo. I + 10 II