Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Thị xã Quảng Trị (Có hướng dẫn chấm)

  1. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện nhiệm vụ nêu bên dưới:

 Có hai hạt mầm nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ. Hạt mầm thứ nhất nói:                  - Tôi muốn lớn lên thật nhanh. Tôi muốn bén rễ sâu xuống lòng đất và đâm chồi nảy lộc xuyên qua lớp đất cứng phía trên… Tôi muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân… Tôi muốn cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai đọng trên cành lá.                                                                             Và rồi hạt mầm mọc lên.                                                                                                               Hạt mầm thứ hai bảo:                                                                                                              - Tôi sợ lắm. Nếu bén những nhánh rễ vào lòng đất sâu bên dưới, tôi không biết sẽ gặp phải điều gì ở nơi tối tăm đó. Và giả như những chồi non của tôi có mọc ra, đám côn trùng sẽ kéo đến và nuốt ngay lấy chúng. Một ngày nào đó, nếu những bông hoa của tôi có thể nở ra được thì bọn trẻ con cũng sẽ vặt lấy mà đùa nghịch thôi. Không, tốt hơn hết là tôi nên nằm ở đây cho đến khi cảm thấy thật an toàn đã.                                                           Và rồi hạt mầm nằm im và chờ đợi.                                                                                                   Một ngày nọ, một chú gà đi loanh quanh trong vườn tìm thức ăn, thấy hạt mầm nằm lạc lõng trên mặt đất bèn mổ ngay lập tức.

                                                            Thảo Nguyên (Theo The Seeds of Life)

Câu 1 (0,75 đ): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2 (0,75 đ): “Tôi muốn bén rễ sâu xuống lòng đất và đâm chồi nảy lộc xuyên qua lớp đất cứng phía trên… Tôi muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân… Tôi muốn cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai đọng trên cành lá” sử dụng biện pháp tu từ nào?                                                         Câu 3 (0,75 đ): Vì sao hạt mầm thứ hai lại nằm im và chờ đợi?                                                             Câu 4 (0,75 đ):  Sự khác nhau về quan điểm sống được thể hiện trong lời nói của hai hạt mầm là gì?                                                                                                                                  Câu 5 (0,5 đ): Nếu được lựa chọn, em sẽ chọn hạt giống nào? Giải thích lí do của sự lựa chọn đó?                                                                                                                                         Câu 6 (0,5 đ):Từ câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân?

doc 6 trang Thúy Anh 08/08/2023 480
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Thị xã Quảng Trị (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_1_ngu_van_lop_10_nam_hoc_2021_2022_truong.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Thị xã Quảng Trị (Có hướng dẫn chấm)

  1. SỞ GD&ĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THPT TX QUẢNG TRỊ Môn: Ngữ Văn Lớp: 10 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Đề KT chính thức (Đề có 02 trang) Họ và tên học sinh: . Lớp: I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện nhiệm vụ nêu bên dưới: Có hai hạt mầm nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ. Hạt mầm thứ nhất nói: - Tôi muốn lớn lên thật nhanh. Tôi muốn bén rễ sâu xuống lòng đất và đâm chồi nảy lộc xuyên qua lớp đất cứng phía trên Tôi muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân Tôi muốn cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai đọng trên cành lá. Và rồi hạt mầm mọc lên. Hạt mầm thứ hai bảo: - Tôi sợ lắm. Nếu bén những nhánh rễ vào lòng đất sâu bên dưới, tôi không biết sẽ gặp phải điều gì ở nơi tối tăm đó. Và giả như những chồi non của tôi có mọc ra, đám côn trùng sẽ kéo đến và nuốt ngay lấy chúng. Một ngày nào đó, nếu những bông hoa của tôi có thể nở ra được thì bọn trẻ con cũng sẽ vặt lấy mà đùa nghịch thôi. Không, tốt hơn hết là tôi nên nằm ở đây cho đến khi cảm thấy thật an toàn đã. Và rồi hạt mầm nằm im và chờ đợi. Một ngày nọ, một chú gà đi loanh quanh trong vườn tìm thức ăn, thấy hạt mầm nằm lạc lõng trên mặt đất bèn mổ ngay lập tức. Thảo Nguyên (Theo The Seeds of Life) Câu 1 (0,75 đ): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
  2. Câu 2 (0,75 đ): “Tôi muốn bén rễ sâu xuống lòng đất và đâm chồi nảy lộc xuyên qua lớp đất cứng phía trên Tôi muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân Tôi muốn cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai đọng trên cành lá” sử dụng biện pháp tu từ nào? Câu 3 (0,75 đ): Vì sao hạt mầm thứ hai lại nằm im và chờ đợi? Câu 4 (0,75 đ): Sự khác nhau về quan điểm sống được thể hiện trong lời nói của hai hạt mầm là gì? Câu 5 (0,5 đ): Nếu được lựa chọn, em sẽ chọn hạt giống nào? Giải thích lí do của sự lựa chọn đó? Câu 6 (0,5 đ):Từ câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân? II. LÀM VĂN (6.0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về bài thơ Cảnh ngày hè của tác giả Nguyễn Trãi Rồi hóng mát thưở ngày trường, Hòe đục đùn đùn tán rợp giương. Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ, Hồng liên trì đã tiễn mùi hương. Lao xao chợ cá làng ngư phủ, Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương, Dễ có Ngu cầm đàn một tiếng Dân giàu đủ khắp đòi phương. (SGK Ngữ văn 10, tập một, trang 118, NXB Giáo dục Việt Nam).
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu 4.0 HIỂU 1 Phương thức biếu đạt chính: tự sự 0,75 2 Biện pháp tu từ: Điệp ngữ, điệp cấu trúc câu 0,75 3 Hạt mầm thứ hai nằm im chờ đợi vì nó sợ những nguy 0,75 hiểm đang rình rập nó (nơi tối tăm, sợ côn trùng kéo đến và nuốt ngay và sợ trẻ con vặt lấy mà đùa nghịch). 4 Sự khác nhau về quan điểm sống của hai hạt mầm: - Hạt mầm thứ nhất: sống đầy mơ ước, khát khao hương 0,75 tới những điều cao đẹp, dũng cảm đương đầu với thử thách. - Hạt mầm thứ hai: chọn cách sống an toàn, sống hèn nhát, thụ động, luôn sợ hãi. 5 Tôn trọng lựa chọn của học sinh miễn là trình bày hợp 0,5 lí. 6 Bài học rút ra từ câu chuyện trên: - Cuộc sống luôn có những cơ hội cho những ai dám chấp nhận thử thách. 0,5 - Cuộc sống phải có ước mơ và tìm cách thực hiện ước mơ đó LÀM Cảm nhận bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi. 6.0 VĂN 1. Yêu cầu về kỹ năng: 0.5 - Biết cách làm bài văn nghị luận . Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt rõ ràng; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. - Bài văn có đủ ba phần - Xây dựng luận điểm – luận cứ - luận chứng rõ ràng 2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Phân tích bài thơ “Cảnh 0.5 ngày hè” của Nguyễn Trãi. 3. Mở bài 0.5 - Giới thiệu tác giả Nguyễn Trãi, tập thơ “Quốc âm thi tập” và bài thơ “Cảnh ngày hè”.
  4. 4. Thân bài: a. Vẻ đẹp bức tranh ngày hè: * Bức tranh thiên nhiên: - Bài thơ miêu tả khung cảnh thiên nhiên vào thời điểm cuối ngày “tịch dương” (mặt trời lặn) nhưng cảnh không vì thế mà úa tàn sức sống. Sự sống vẫn như một mạch ngầm tự bên trong, 3.5 vẫn đang ứa căng, vẫn tràn đầy, vẫn rạo rực muốn phô bày hương sắc và âm thanh. - Bằng cách sử dụng các động từ mạnh liên tiếp “đùn đùn”, “giương”, “phun”, “ tiễn” nhà thơ đã diễn tả mạch sống của muôn vật tràn đầy, ứa căng như không thể kìm lại được mà phải khoe ra thành hương, thành sắc cứ tuôn trào ra hết lớp này đến lớp khác. - Nhà thơ đã cảm nhận bức tranh thiên nhiên mùa hè bằng nhiều giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác - Qua bốn câu thơ đầu, Nguyễn Trãi đã vẽ nên một bức tranh ngày hè đẹp, tràn đầy sức sống và rực rỡ màu sắc. Cảnh thiên nhiên ở đây không tĩnh vắng như những bức tranh thiên nhiên thường thấy trong thơ xưa, trái lại rất sống động. Đồng thời nó cũng thể hiện tâm trạng thư thái và tâm hồn nghệ sĩ đặc biệt tinh tế, nhạy cảm trước thiên nhiên của Nguyễn Trãi. * Bức tranh cuộc sống Lao xao chợ cá làng ngư phủ Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương Hai từ láy “lao xao”, “dắng dỏi” kết hợp với nhau đã thể hiện những âm thanh của làng chài quen thuộc gợi không khí nhộn nhịp của làng ngư phủ. Tất cả đều là hơi hướng của cuộc sống lao động cần cù, chân chất. -Nguyễn Trãi đã ngắm nhìn cuộc sống, cảm nhận cuộc sống với một tâm hồn rộng mở một tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống. 2. Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi a. Tình yêu thiên nhiên cuộc sống
  5. * Thể hiện ở câu thơ mở đầu Rồi/ hóng mát/ thuở ngày trường - Hoàn cảnh rỗi rãi, thư nhàn - Ngày nhàn hiếm hoi đã dành cho thiên nhiên. => Tình yêu thiên nhiên cuộc sống của tác giả. * Thể hiện ở cách cảm nhận thiên nhiên cuộc sống - Dù đã đến cuối ngày nhưng mọi vật vẫn căng tràn nhựa sống. - Rộng mở tất cả các giác quan để cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp của thiên nhiên cuộc sống. b. Tấm lòng ưu dân ái quốc - Từ việc quan sát, cảm nhận bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, đầy sức sống, và bức tranh cuộc sống rộn ràng, náo nhiệt, no đủ, phồn vinh => Tác giả mong muốn có được cây đàn của vua Ngu Thuấn để gảy khúc Nam phong ca ngợi cuộc sống thái bình. => Mong muốn triều đại của chúng ta cũng giống triều đại vua Ngu Thuấn thái bình, người dân của triều đại chúng ta cũng có cuộc sống như người dân trong triều đại vua Ngu Thuấn có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đủ đầy. => Cuộc sống đang diễn ra như tác giả mong muốn. - Kết lại bài thơ là một câu lục ngôn => Điểm nhấn, dồn nén cảm xúc, kết tụ của hồn thơ Nguyễn Trãi: mong muốn cuộc sống giàu đủ cho nhân dân. * Chú ý: khi làm bài, học sinh kết hợp phân tích nội dung vànghệ thuật, không diễn xuôi thơ 5. Kết bài : 0.5 Đánh giá khái quát về nghệ thuật và nội dung của bài thơ. 6. Chính tả, dùng từ, đặt câu : Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ 0.5 pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. Tổng điểm 10.0