Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Hồ Nghinh (Có hướng dẫn chấm)

Chọn đáp án đúng:

1/ Phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên là

A.biểu cảm                   B.miêu tả                      C.tự sự                          D.cả 3 ý trên

2/ Văn bản trên thuộc thể thơ:

A.Thất ngôn                 B.Tám chữ                   C.Lục bát                   D.Tự do.

3/ Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn thơ:

          Bao giờ cho tới mùa thu

                     Trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm

                     Bao giờ cho tới tháng năm

                     Mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao 

A.Ẩn dụ “Trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm”

B.Hoán dụ “Trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm”.

C.Nhân hóa “Trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm”.

D.So sánh “Trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm”.

docx 6 trang Thúy Anh 08/08/2023 4320
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Hồ Nghinh (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_1_ngu_van_lop_10_nam_hoc_2022_2023_truong.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Hồ Nghinh (Có hướng dẫn chấm)

  1. SỞ GDĐT QUẢNG NAM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I (Năm học: 2022-2023) TRƯỜNG THPT HỒ NGHINH Môn: Ngữ văn - Lớp 10 (Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản: Bần thần hương huệ thơm đêm Khói nhang vẽ nẻo đường lên niết bàn Chân nhang lấm láp tro tàn Xăm xăm bóng mẹ trần gian thưở nào ? Mẹ ta không có yếm đào Nón mê thay nón quai thao đội đầu Rối ren tay bí tay bầu Váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa Cái cò sung chát đào chua Câu ca mẹ hát gió đưa về trời Ta đi trọn kiếp con người Cũng không đi hết những lời mẹ ru Bao giờ cho tới mùa thu Trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm Bao giờ cho tới tháng năm
  2. Mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao ( Trích Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa, Nguyễn Duy, Mẹ và Em, NXB Thanh Hóa, 1987 ) Chọn đáp án đúng: 1/ Phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên là A.biểu cảm B.miêu tả C.tự sự D.cả 3 ý trên 2/ Văn bản trên thuộc thể thơ: A.Thất ngôn B.Tám chữ C.Lục bát D.Tự do. 3/ Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn thơ: Bao giờ cho tới mùa thu Trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm Bao giờ cho tới tháng năm Mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao A.Ẩn dụ “Trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm” B.Hoán dụ “Trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm”. C.Nhân hóa “Trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm”. D.So sánh “Trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm”. 4/ Ý nào không hiểu đúng về câu thơ “ Rối ren tay bí tay bầu ”? A. Cuộc đời mẹ quanh năm suốt tháng vất vả với biết bao công việc rối ren như dây bầu, dây bí. B. Cuộc đời mẹ quanh năm suốt tháng tất bật công việc, rối ren như dây bầu, dây bí. C. Cuộc đời mẹ đông con tay bế, tay bồng vất vả, rối ren như dây bầu, dây bí. D. Cuộc đời mẹ quanh năm suốt tháng gắn với bao công việc rối ren như dây bầu, dây bí. 5/ Người mẹ được nói đến trong văn bản là: A.người mẹ xinh đẹp, thướt tha yếm đào B.người mẹ nghèo khổ
  3. C.người mẹ lam lũ, giàu tình thương D.người mẹ đông con. 6/ Bốn dòng thơ đầu cho ta hiểu: A.Mẹ của tác giả làm lụng cực nhọc. B.Mẹ của tác giả đã qua đời. C.Tác giả nhớ về người mẹ quá cố. D. Cả 3 ý trên. 7/Ý nào khái quát được nội dung chính của văn bản? A.Ca ngợi nỗi nhớ của tác giả dành cho mẹ. B.Ca ngợi mẹ lam lũ mà giàu tình thương. C.Tình cảm của tác giả về người mẹ quá cố. D.Nỗi nhớ cảm động của tác giả dành cho người mẹ quá cố. Trả lời các câu hỏi sau: 8/ Em hiểu như thế nào về nghĩa của từ “đi” trong câu thơ: “Ta đi trọn kiếp con người/ Cũng không đi hết những lời mẹ ru” ? 9/ Từ văn bản, em hãy nhận xét về tâm tư, tình cảm của tác giả dành cho mẹ của mình? 10/ Hãy trình bày suy nghĩ của em về tình mẫu tử? II. VIẾT (4 điểm) Em hãy viết một bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen chây lười học Ngữ văn. hết
  4. SỞ GDĐT QUẢNG NAM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I (Năm học: 2022-2023) TRƯỜNG THPT HỒ NGHINH Môn: Ngữ văn - Lớp 10 (Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề) ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HKI NGỮ VĂN 10 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 A 0,5 2 C 0,5 3 C 0,5 4 C 0,5 5 C 0,5 6 C 0,5 7 D 0,5 8 “ Đi” trong câu thơ đầu là trải qua, là sống; “Đi” trong câu sau là thấu 0,5 hiểu. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. 9 Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, miễn là tỏ ra hiểu 1.0 vấn đề: Nỗi nhớ thương và lòng biết ơn chân thành của tác giả đối với người mẹ quá cố. - Nỗi nhớ thương khi nghĩ về những cực nhọc mà sinh thời mẹ đã trải qua. - Luôn nghĩ về và biết ơn công lao của mẹ. Hướng dẫn chấm:
  5. - Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,75 điểm - Học sinh trả lời đúng 1 ý: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. 10 Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng, cao đẹp của nhân loai.Mỗi cá nhân 1,0 phải ý thức được công lao của Mẹ; luôn hiếu kính với Mẹ của mình và thể hiện tình cảm bằng những việc làm thiết thực. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 – 0,75 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. II 1 VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài luận 0,25 Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề b. Xác định đúng vấn đề của bài luận: Thuyết phục người khác từ bỏ 0,25 thói quen chây lười học Ngữ văn. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề của bài luận: 0,25 điểm. - Học sinh xác định chưa đúng vấn đề của bài luận: 0,0 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 2.0
  6. Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, miễn là tỏ ra hiểu vấn đề: + Chây lười học Ngữ văn là một thói quen tiêu cực. + Biểu hiện của thói quen chây lười học Ngữ văn. + Tác hại của thói quen chây lười học Ngữ văn. + Đề xuất hướng khắc phục Hướng dẫn chấm: - Lập luận thuyết phục, thực hiện đầy đủ các bước như trên: 2,0 điểm. - Lập luận chưa đầy đủ hoặc chưa đủ sức thuyết phục: 1,0 điểm – 1,75 điểm. - Lập luận qua loa, sơ sài: 0,25 điểm – 0,75 điểm. . - Đánh giá chung: 0,5 + Thói quen chây lười học Ngữ văn là thói quen tiêu cực cần phải từ bỏ ngay. +Kêu gọi mọi người cùng tuyên truyền, vận động bạn bè chấm dứt thói quen sai lầm này vì một cuộc sống tốt đẹp hơn. Hướng dẫn chấm: - Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm. - Trình bày được 1 ý; 0,25 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề của bài luận; có cách 0,5 diễn đạt mới mẻ. I + II 11 10