Đề luyện thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Đề 1 (Có đáp án)

  1. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc vănbản sau và trả lời các câu hỏi:

Câu chuyện chú Dê

Buổi sớm nọ, một chú Dê đừng lảng vảng ngoài vườn rau, chú ta muốn ăn cải trong vườn nhưng vì bỏ rào cao nên không thể vào được.

Lúc ấy, trời vờn tối, mặt trời vừa ló dạng ở đằng đông, Chú Dê nhìn thấy cái bóng của mình dài thật di. Chú ta chợt nghĩ “Ôi, mình cao thế nàyư? Thế thì mình có thể ăn quả trên cây rồi,cần gì phải ăn những cây cảidưới đất nữa"

Ở đằng xa có một vườn táo. Các cây táotrĩu nặng những quả táo ửng hồng. Chú Dê

hăm hở chạy đếnđó.

Khi đến nơi thì trời đã trưa, lúc này mặt trời lên đến đỉnh đầu. Bóng chú Dê trở thành mộtcái bóng nhỏ sát chân chú.

"Ôi, thì ra mình bể nhỏ đến thế làm sao mình ăn quả trên cây được, thôi đành trở về ăn

cải trong vườn thôi". Chú ta buồn bã quay lại nơi vườn cải.

Khi đến nơi, mặt trời đã xuống phía tây, cái bóng của chủ lại trải dài thật dài.

"Sao mình lại trở về đây làm gì nhỉ? Mình cao thế này thì ăn những quả táo trên cây đầu thành vấn đề?" - Chú ta phiền não, lẩm bẩm.

(Nguồn  Câu 1 (0,5 điểm). Văn bản trên thuộc kiểu văn bản gì (tự sự, thuyết minh, nghị luận)? Câu 2 (0,5 điểm). Em hãy chỉ ra những hành động của chúDê trong câu chuyện trên. Câu 3 (1,0 điểm). Vì sao cuối câu chuyện, chú ta phiền não, lầm bầm?

docx 8 trang Huệ Phương 21/02/2023 7240
Bạn đang xem tài liệu "Đề luyện thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Đề 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_luyen_thi_vao_lop_10_mon_ngu_van_de_1_co_dap_an.docx

Nội dung text: Đề luyện thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Đề 1 (Có đáp án)

  1. ĐỀ 1 ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 Môn NGỮ VĂN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Câu chuyện chú Dê Buổi sớm nọ, một chú Dê đừng lảng vảng ngoài vườn rau, chú ta muốn ăn cải trong vườn nhưng vì bỏ rào cao nên không thể vào được. Lúc ấy, trời vờn tối, mặt trời vừa ló dạng ở đằng đông, Chú Dê nhìn thấy cái bóng của mình dài thật di. Chú ta chợt nghĩ “Ôi, mình cao thế này ư? Thế thì mình có thể ăn quả trên cây rồi, cần gì phải ăn những cây cải dưới đất nữa" Ở đằng xa có một vườn táo. Các cây táo trĩu nặng những quả táo ửng hồng. Chú Dê hăm hở chạy đến đó. Khi đến nơi thì trời đã trưa, lúc này mặt trời lên đến đỉnh đầu. Bóng chú Dê trở thành một cái bóng nhỏ sát chân chú. "Ôi, thì ra mình bể nhỏ đến thế làm sao mình ăn quả trên cây được, thôi đành trở về ăn cải trong vườn thôi". Chú ta buồn bã quay lại nơi vườn cải. Khi đến nơi, mặt trời đã xuống phía tây, cái bóng của chủ lại trải dài thật dài. "Sao mình lại trở về đây làm gì nhỉ? Mình cao thế này thì ăn những quả táo trên cây đầu thành vấn đề?" - Chú ta phiền não, lẩm bẩm. (Nguồn Câu 1 (0,5 điểm). Văn bản trên thuộc kiểu văn bản gì (tự sự, thuyết minh, nghị luận)? Câu 2 (0,5 điểm). Em hãy chỉ ra những hành động của chú Dê trong câu chuyện trên. Câu 3 (1,0 điểm). Vì sao cuối câu chuyện, chú ta phiền não, lầm bầm? Câu 4 (1,0 điểm). Bài học rút ra từ câu chuyện trên. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Từ nội dung gợi ra ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về việc mỗi người cần xác định mục tiêu trong cuộc
  2. sống của mình. Câu 2 (5,0 điểm): Trong bài thơ Khoảng trời, hố bom, Lâm Thị Mỹ Dạ có đoạn viết: Chuyện kể rằng: em, cô gái mở đường Để cứu con đường đệm ấy khỏi bị thương Cho đoàn xe kịp giờ ra trận Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa (Theo Văn chương một thời để nhớ, NXB Văn học, 2006) Hình ảnh cô gái thanh niên xung phong mở đường một lần nữa được Lê Minh Khuê khắc họa trong truyện ngắn Những ngô i sao xa xô i (Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2006). Em hãy phân tích để làm nổi bật vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện ngắn đó. ĐÁP ÁN Phần I. Đọc hiểu Câu 1: Văn bản trên thuộc kiểu văn bản tự sự. Câu 2: Những hành động của chú Dê trong đoạn trích - lảng vảng ngoài vườn rau - nhìn thấy cái bóng của mình thật dài - - chợt nghĩ “Ôi mình cao thể này ư? Thế thì mình có thể ăn quả trên cây rồi cần gì phải ăn những cây cài dưới đất nữa”. - hăm hở chạy đến vườn táo - buồn bã quay lại nơi vườn cải - phiền não, lẩm bẩm Câu 3: Chú ta phiền não, lầm bầm vì thấy rằng quyết định của mình là sai lầm. Câu 4: Bài học rút ra từ câu chuyện: Chúng ta nên xác định mục tiêu rõ ràng và kiên định với mục tiêu mình lựa chọn. Phần II. Làm
  3. văn Câu 1 1. Giới thiệu vấn đề 2. Giải thích vấn đề - Mục tiêu: đích cần đạt tới để thực hiện nhiệm vụ -Việc xác định mục tiêu trong cuộc sống của mỗi người là vô cùng quan trọng. 3. Bàn luận vấn đề -Tại sao cần xác định mục tiêu trong cuộc sống? + Mục tiêu khiến cuộc sống con người có phương hướng và có ý nghĩa + Mục tiêu sẽ thúc đẩy con người nỗ lực để vươn tới thành công + Một người sống có mục tiêu tức là sống có ý tưởng, có ước mơ và khát vọng - Cần phải có mơ ước, có ý tưởng sống rõ ràng, hiểu được năng lực, thế mạnh của bản thân để xác định được đúng mục tiêu của mình. - Khi đã có mục tiêu cần vạch ra kế hoạch cụ thể, không ngừng nỗ lực, cố gắng vượt qua mọi khó khăn để vươn đến mục tiêu - Mỗi người cần xây dựng cho mình những mục tiêu riêng trong cuộc sống - Phê phán những người sống không mục tiêu không lý tưởng 4.Liên hệ bản thân. C â u 2 1. Giới thiệu chung về tác giả tác phẩm - Lê Minh Khuê sinh năm 1949, quê ở huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. - Trong kháng chiến chống Mĩ bà gia nhập thanh mên xung phong, truyện của bà viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ ở tuyến đường Trường Sơn. Sau năm
  4. 1975, tác phẩm của nhà văn bám sát những chuyển biến của đời sống xã hội và con người trên tinh thần đổi mới. - Tác phẩm Hoàn cảnh sáng tác: năm 1971, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ ở vào giai đoạn ác liệt nhất. - Các em có thể trích dẫn câu thơ trong đề bài của Lâm Thị Mỹ Dạ để dẫn dắt vào đề. 2. Phân tích vẻ đẹp của ba nhân vật - Nhà văn Lê Minh Khuê đã tái hiện lại một tình huống quen thuộc trong chiến trường những năm tháng chống Mỹ cứu nước gian khổ ác hệt – tình huống phá bom. Đây là tình huống đầy thử thách nhưng lại là công việc thường nhật của các cô gái trong tổ trinh sát mặt đường trên tuyến đường Trường Sơn. - Tác giả đặt nhân vật vào hoàn cảnh khắc nghiệt mà ranh giới giữa sự sống và cái chết rất mong manh. Nhưng cũng từ đó, các nhân vật bộc lộ phẩm chất của mình sự lạc quan, dũng cảm tinh thần trách nhiệm với công việc, tình đồng chí đồng đội sâu sắc Đó là phẩm chất anh hùng của thế hệ trẻ Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước. 2.1 Hoàn cảnh sống và chiến đấu của ba cô gái - Ba cô gái sống trong một cái hang dưới chân cao điểm ở vùng trọng điểm bắn phá của giặc Mĩ. - Các cô đảm nhiệm công việc phá bom “Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần”. Đó là một công việc nguy hiểm gian khổ đòi hỏi sự dũng cảm tinh thần trách nhiệm cao. -Từ hang các cô ở, nhìn ra bên ngoài đường bị đánh lở loét màu đất đỏ trắng lẫn lộn chỉ có thân cây bị tước khô cháy. Đất bốc khói không khí bàng hoàng máy bay rẻ rè, phản lực gầm gào Ở đây không có dấu hiệu của sự sống. => Bằng những lời kể mộc mạc, giọng điệu tự nhiên, nhà văn Lê Minh Khuê đã tái hiện chân thực hiện thực khốc liệt của chiến trường. Đặt nhân vật vào hoàn cảnh đó, bà đã khắc họa nổi bật phẩm chất anh hùng của những cô gái thanh niên xung phong trẻ tuổi 2.2 Vẻ đẹp của ba cô thanh niên xung phong a. Những nét chung + Lòng dũng cảm, sẵn sàng hi sinh không quản ngại khó khăn gian khổ, tinh thần
  5. trách nhiệm cao, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được phân công + Sống lạc quan, nhiều mơ mộng, thích làm đẹp cho cuộc sống ngay cả trong chiến trường + Tinh đồng đội keo sơn gắn bó. → Đó là những phẩm chất vừa cao đẹp, vừa bình dị lạc quan của thế hệ trẻ Việt Nam trong chiến tranh chống Mĩ b. Nét tính cách riêng của mỗi người * Nhân vật chị Thao: - Sự cứng cỏi, điềm tĩnh: + Những lúc sắp bước vào cuộc chiến và sau cuộc chiến chị bình tĩnh đến phát sợ: bóc bánh quy ra ăn, lúc từ mặt đường đầy đạn bom trở về chị vẫn bình thản như không. + Chị luôn có những mệnh lệnh quyết đoán: lệnh cho Phương Định ở lại hàng trực điện đài còn chị và Nho lên mặt đường + Lúc Nho bị thương dù rất lo lắng nhưng chị không hề khóc, còn bảo Phương Định hát để xua đi căng thẳng. => Chị Thao là người bình tĩnh, cứng cỏi nhất tổ trinh sát mặt đường. - Là một tâm hồn nhạy cảm nữ tính trẻ trung, giàu tình cảm + Chị hay hát và có đến 3 quyển sổ dày để chép bài hát. + Chị cũng thích làm đẹp: lông mày tỉa nhỏ như cái tăm áo lót thêu chỉ màu + Chị rất sợ máu và vắt. + Rất gắn bó với đồng đội chị kín đáo quan tâm, lo lắng cho họ. No bị thương: chị mở to mắt như không còn sự sống hng túng quanh Nho, ngắm nhìn Nho ngủ, sửa cổ áo, mái tóc cho Nho. => Vẻ đẹp nữ tính đã tạo nên chiều sâu nhân vật này. Vẻ đẹp ấy khiến chị Thao trở nên gần gũi hơn, đời thường hợm. * Nhân
  6. vật Nho: -Nhỏ tuổi nhất trong tổ trinh sát mặt đường nên được các chị yêu chiều như cô em út trong nhà. + Nho mang vẻ xinh xắn nhẹ nhõm dễ thương, cô như một que kem trắng bé nhỏ khiến Phương Định thương mến đến mức muốn bế lên tay. + Nho hay vòi vĩnh, làm nũng các chị hay đòi ăn kẹo, lần nào Phương Định cũng chiều theo cô. - Mạnh mẽ, can đảm dám đối mặt với đạn bom của chiến tranh Khi bị thương cô không kêu rên một tiếng không về quân y viện chữa trị mà vẫn bám trụ lại cao điểm để hoàn thành công việc của mình =>Dù ít tuổi nhất nhưng Nho cũng mang những nét can đảm riêng, khó lẫn. * Nhân vật Phương Định: -Hồn nhiên, mơ mộng, yêu đời: Trong bom đạn khốc hết, cô vẫn hồn nhiên hát, hát dân ca quan họ mềm mại dịu dàng hát Ca-chau-Sa của Hồng quân Liên Xô, hát dân ca Ý trữ tình giàu có Cô gái ấy còn hay mơ mộng ngắm mình trong gương nhớ về kỉ niệm thơ trẻ, gia đình, quê hương -> Cô vui thích cuống cuồng khi gặp cơn mưa đá - một niềm vui rất đỗi nữ tính Những xúc cảm hồn nhiên như nguồn sống, là điểm tựa giúp cô có thêm sức mạnh vượt qua mưa bom bão đạn của chiến trường -Dũng cảm có tinh thần trách nhiệm trong công việc phẩm chất anh hùng) + Phương Định giới thiệu về công việc phá bom của mình bằng giọng điệu khô khốc, thản nhiên như chính bản lĩnh kiên cường của cô: “Việc của chúng tôi là ngồi đây, khi có bom nổ thì chạy lên Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần”. Cô kể mình bị thương nhưng quyết không đi viện quân y vì việc nào cũng có cái thú của nó”. Vâng, chính chiến tranh và đạn bom đã làm cô trưởng thành trở thành dũng sĩ mạnh mẽ mà cô không hề biết. Thật đáng phục làm sao! + Sự dũng cảm còn thể hiện trong từng cách nghĩ cách hành động của Phương Định. Khi đến gần quả bom cô vẫn giữ được tư thế hiên ngang ngẩng cao đầu Dù có kmh nghiệm và ngày phá tới năm quả bom nhưng cô có lúc vẫn thấy “rùng mình” nghĩ đến cái chết, có lúc “thần kinh căng như dây chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu” nhưng cô vẫn dũng cảm đến gần dùng xẻng đào đất dưới quả bom
  7. Như thế cô đã đặt công việc lên trên cả tính mạng của mình. Quả thật, bom đạn của kẻ thù có thể đốt cháy cánh rừng già Trường Sơn, có thể cày nát những con đường xe qua nhưng không thể nào dập tắt được ý chí, lòng dũng cảm và bản lĩnh của các cô gái thanh niên xung phong như Phương Định. Đó chính là phẩm chất anh hùng đáng trân quý, ngưỡng mộ. => Dường như nhà văn Lê Minh Khuê đã hóa thân cao độ vào nhân vật để miêu tả tường tận chân thực những suy nghĩ nội tâm trong cổ và để tái hiện một cách chân thực nhất đời sống chiến đấu nơi chiến trường ác liệt. Nhờ đó chúng ta càng hiểu và thêm yêu mến nhân vật Phương Định - Giàu tình cảm + Trong suy nghĩ của cô gái trẻ ấy, những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ. Cô luôn dành cho các anh bộ đội một nêm thán phục, ngưỡng mộ như thế đấy! + Phương Định rất hiểu tính cách, sở thích của chị Thao và Nho. Biết chị Thao lúc cương quyết táo bạo (chị không ra nước mắt), khi mềm mại nữ tính (sợ máu, sợ vắt, thích thêu thùa ) + Lúc Nho bị thương, Phương Định “moi đất bế Nho đặt lên đầư” rửa vết thương pha sữa, chăm sóc chu đáo. -> Phải nói rằng, nhà văn từng có mặt trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm chống Mĩ nên bà viết về những nữ thanh niên xung phong bằng cả sự trải nghiệm nơi chiến trường và bằng tình cảm yêu mến kính phục các cô gái trẻ. -> Bạn đọc không khỏi yêu mến cảm phục trước một cô gái trẻ hồn nhiên, yêu đời, đời sống tâm hồn phong phú nhưng cũng đầy tâm huyết với công việc, với đồng đội => Nhà văn Lê Minh Khuê viết về ba cô gái với tất cả tình cảm trân trọng và cảm phục, ngưỡng mộ. Họ tiêu biểu cho thế hệ trẻ thời chống Mĩ - những con người mang trong mình tình yêu Tổ Quốc lớn lao. 3. T ổ n g kế t -Nội dung: Truyện làm nổi bật tâm hồn trong sáng, mơ mộng, th thần dũng cảm
  8. cuộc sống chiến đấu gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Đó chính là hình ảnh tiêu biểu về thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. - Ng hệ thu ật + Lựa chọn ngôi kể phù hợp, cách kể chuyện tự nhiên và + Nghệ thuật xây dựng nhân vật, nhất là miêu tả diễn biến tâm lí. + Ngôn ngữ giản dị vừa mang tính khẩu ngữ vừa đậm chất trữ tình. + Câu văn ngắn, nhịp điệu dồn dập, gợi không khí căng thẳng khẩn trương ở chiến trường.