Đề luyện thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Đề 11 (Có đáp án)

Đọc vănbản sau và trả lời các câu hỏi:

Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá chân không giày

Thương nhau tay nắmlấy bàn tay. Đêmnay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo.

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2007)

Câu 1. Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?

Câu 2. Trong các từ vai, miệng, chân, tay, đầu ở đoạn thơ, từ nàođược dùng theo nghĩa gốc,từ nào được dùng theo nghĩa chuyển? Nghĩa chuyển nào được hình thành theo phương thức ẩn dụ, nghĩa chuyển nào được hình thành theo phương thức hoán dụ?

docx 4 trang Huệ Phương 21/02/2023 5360
Bạn đang xem tài liệu "Đề luyện thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Đề 11 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_luyen_thi_vao_lop_10_mon_ngu_van_de_11_co_dap_an.docx

Nội dung text: Đề luyện thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Đề 11 (Có đáp án)

  1. ĐỀ 11 ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 Môn NGỮ VĂN I. ĐỌC - HIỂU (4.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay. Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo. (Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2007) Câu 1. Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Câu 2. Trong các từ vai, miệng, chân, tay, đầu ở đoạn thơ, từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển? Nghĩa chuyển nào được hình thành theo phương thức ẩn dụ, nghĩa chuyển nào được hình thành theo phương thức hoán dụ? C â u 3 . Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay. Từ đoạn thơ trên, nêu ngắn gọn suy nghĩ của em về hình ảnh anh bộ đội trong
  2. thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. II. LÀM VĂN (6,0 điểm) Suy nghĩ của em về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI I. Đọc - Hiểu Câu 1: Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm Đồng chí của tác giả Chính Hữu. Câu 2: Trong các từ vai, miệng, chân, tay, đầu ở đoạn thơ, các từ miệng, chân, tay được dùng theo nghĩa gốc, các từ vai, đầu được dùng theo nghĩa chuyển. Nghĩa chuyển của từ vai được hình thành theo phương thức hoán dụ (quan hệ giữa đồ dùng và người sử dụng), từ đầu theo phương thức ẩn dụ (giống nhau về vị trí của sự vật hiện tượng). Câu 3: Suy nghĩ về hình ảnh anh bộ đội trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp: Những người lính với cuộc sống vất vả, khó khăn, gian lao thiếu thốn: Áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá Hay những đêm trời rét chỉ có một mảnh chăn mỏng rồi đến những cơn sốt rét rừng hành hạ Tuy nhiên, họ đã vượt lên trên tất cả những khó khăn đó để "Thương nhau tay nắm lấy bàn tay". Chính những đôi bàn tay nắm chặt ấy đã minh chứng cho ý nghĩa thiêng liêng, cao đẹp của tình đồng đội, đồng chí cùng nhau quyết tâm đánh giặc giữ nước. Chính tình đồng đội đội làm ấm lòng những người lính để họ vẫn cười trong buốt giá và vượt lên trên buốt giá. Chỉ có nơi nào gian khó chia chung như vậy, mới tìm thấy cái thực sự của tình người. I. Là m V ăn Dàn ý tham khảo: I. Mở bài -Giới thiệu tác giả: Kim Lân là một trong những cây bút hiện thực tiêu biểu trong nền văn học Việt Nam, có sở trường về truyện ngắn, ông am hiểu về đời sống sinh
  3. hoạt của người nông dân và được mệnh danh là "người một lòng đi về với đất, với người, với thuần hậu nguyên thủy nông thôn". -Giới thiệu tác phẩm: Truyện “Làng" được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948; là một trong những truyện ngắn thành công nhất của Kim Lân. -Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Truyện kể về nhân vật ông Hai, một nông dân cần cù, chất phác, có tình yêu làng, yêu nước, yêu cách mạng thủy chung, son sắt. Đoạn trích cuộc đối thoại giữa ông Hai và đứa con út sau khi ông nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc đã thể hiện cảm động những phẩm chất tốt đẹp của ông. I I . Thâ n bà i 1. Tóm tắt tác phẩm và nêu tình huống truyện - Truyện kể về ông Hai - người nông dân yêu làng tha thiết nhưng phải đi tản cư. Ngày ngày ông đều chăm chỉ nghe đọc báo trên đài phát thanh để nắm bắt thông tin về cái làng của mình. Nhưng thật không may, ông phải đối diện với thông tin làng mình theo giặc nên vô cùng đau khổ, tủi nhục, giằng xé, sợ hãi. Ông lo lắng không biết rồi sẽ phải đi đâu về đâu? Ông nghĩ đến việc về làng rồi lập tức loại bỏ suy nghĩ đó: "Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù" - Đoạn trích là cuộc đối thoại giữa hai cha con ông lão sau khi đưa ra quyết định đó. 2. Phân tích nhân vật ông Hai trong đoạn trích *Nỗi đau đớn của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc: Mấy hôm liền ông chỉ ru rú ở xó nhà, không dám đi đâu vì tủi hổ, nhục nhã, sợ người ta biết ông là người Chợ Dầu. - Ông lão ôm đứa con trai út vào lòng, trò chuyện với nó như để giải tỏa nỗi lòng: "Những lúc buổn khổ quá chẳng biết nói cùng ai, ông lão lại thủ thỉ với con như vậy. Ông nói như để ngỏ lòng mình, như để mình lại minh oan cho mình nữa". - Chuyện về làng Chợ Dầu như một nỗi ám ảnh, xoắn chặt lấy tâm can ông. Dù đau đớn và tủi nhục, ông vẫn không khỏi hướng về làng nên đã hỏi con: “Thế nhà con ở đâu? Thế con có thích về làng Chợ Dầu không?", ông hỏi nó nhưng là hỏi chính lòng mình và câu trả lời của đứa trẻ chính là nỗi lòng của ông. - Ông lão khóc, nước mắt giàn giụa “chảy ròng ròng hai bên má". Đó là giọt nước mắt của biết bao cay đắng, tủi nhục ê chề mà chỉ những người giàu lòng tự trọng như ông mới có được. - Tình yêu cách mạng, lòng tin yêu cụ Hồ của ông lão đã truyền sang cho cả đứa
  4. con. Cả hai bố con ông đều một lòng "ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!". - Tình cảm đó còn thể hiện rõ qua những câu văn nửa trực tiếp - lời văn như lời độc thoại nội tâm của nhân vật: “Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông. Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết, có bao giờ dám đơn sai". Lời văn rất mộc mạc, giản dị nhưng thấm đẫm tình cảm chân thành và dường như thấm cả những giọt nước mắt của ông lão. Ông lão nói với con chính là để giãi bày tiếng lòng và minh oan cho mình vậy. Mỗi lời của ông như một lời thể sắt đá, cả cái chết cũng không làm ông thay đổi! *Niềm vui của ông Hai khi tin làng thoe giặc được cải chính. Cái cách ông đi từng nhàm gặp từng người chỉ để nói với họ tin cải chính ấy đã thể hiện được tinh thần yêu nước son sắt của ông Hai, cái tình cảm chân thành của người nông dân chất phác. Ông kể cho mọi người nghe về trận chống càn quét ở làng chợ Dầu với niềm tự hào khôn tả. => Tinh yêu làng, yêu nước, yêu cách mạng nơi ông thật sâu sắc, mãnh liệt. - Nhà văn Kim Lân đã tạo dựng một tình huống thử thách tâm lí nhân vật rất đặc sắc, qua đó, tính cách, phẩm chất của nhân vật nổi lên thật rõ ràng. Lối kể chuyện giản dị, tự nhiên, gần gũi; ngòi bút phân tích tâm lí sắc sảo; sự kết hợp hài hòa giữa ngôn ngữ đối thoại và độc thoại nội tâm cũng góp phần tạo nên một hình tượng chân thực và đẹp đẽ về người nông dân Việt Nam. - Đoạn trích đã cho ta thấy sự phát triển trong nhận thức của người nông dân Việt Nam: tình yêu làng là cơ sở của tình yêu nước, yêu cách mạng song tình yêu nước vẫn bao trùm lên tất cả và là định hướng hành động cho họ. I II . Kết bà i - Khẳng định lại vẻ đẹp của người nông dân Việt Nam và tấm lòng của nhà văn đối với họ.