Đề luyện thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Đề 12 (Có đáp án)
Đọc vănbản sau và trả lời các câu hỏi:
CẬU BÉ VÀ NGƯỜI ĂN XIN
Một cậu bé có nhiều tiến bộ trong học tập nên được bố mẹ cho tiền mua máy nghe nhạc
vật mà cậu ao ước bấy lâu. Đang trên đường đi mua thì cậu gặp một ông lão ăn xin. Cậu ngẫm nghĩ một lúc rồi quyết định lấy tiền thưởng của mình để tặng cho ông lão. Sau đó, cậu trở về nhà với tâm trạng vui vẻ mặc dù cậu không mua được món đồ chơi mơước.
(Dẫn theo Sahcs hướng dẫn học Ngữ văn9, tập 1, NXB Giáo dục, 2018)
Câu 1 (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2 (0,5 điểm) Tìm thành phần biệt lập trong câu: Một cậu bé có nhiều tiến bộ trong học tậpnên được bố mẹ cho tiền mua máy nghe nhạc - vật mà cậuao ước bấy lâu.
Câu 3 (1,0 điểm) Vì sao cậu bé không mua được món đồ mơ ước mà vẫn vui?
Câu 4 (1,0 điểm) Qua hành động giúp đỡ người ăn xin, em thấy cậu bé là người như thế nào?
File đính kèm:
- de_luyen_thi_vao_lop_10_mon_ngu_van_de_12_co_dap_an.docx
Nội dung text: Đề luyện thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Đề 12 (Có đáp án)
- ĐỀ 12 ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 Môn NGỮ VĂN Phần I: Đọc hiểu Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: CẬU BÉ VÀ NGƯỜI ĂN XIN Một cậu bé có nhiều tiến bộ trong học tập nên được bố mẹ cho tiền mua máy nghe nhạc - vật mà cậu ao ước bấy lâu. Đang trên đường đi mua thì cậu gặp một ông lão ăn xin. Cậu ngẫm nghĩ một lúc rồi quyết định lấy tiền thưởng của mình để tặng cho ông lão. Sau đó, cậu trở về nhà với tâm trạng vui vẻ mặc dù cậu không mua được món đồ chơi mơ ước. (Dẫn theo Sahcs hướng dẫn học Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2018) Câu 1 (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Câu 2 (0,5 điểm) Tìm thành phần biệt lập trong câu: Một cậu bé có nhiều tiến bộ trong học tập nên được bố mẹ cho tiền mua máy nghe nhạc - vật mà cậu ao ước bấy lâu. Câu 3 (1,0 điểm) Vì sao cậu bé không mua được món đồ mơ ước mà vẫn vui? Câu 4 (1,0 điểm) Qua hành động giúp đỡ người ăn xin, em thấy cậu bé là người như thế nào? Phần II: Làm Văn (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung văn bản trên, em hãy viết một đoạn văn (từ 10 đến 15 dòng) về tình yêu thương giữa con người với con người. Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận của em về hình tượng nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Du). - H ế t - ĐÁP ÁN ĐỀ THI Phần I: Đọc hiểu Câu 1 (0,5 điểm) Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên: Tự sự Câu 2 (0,5 điểm) Thành phần biệt lập phụ chú - vật mà cậu ao ước bấy lâu.
- Câu 3 (1,0 điểm) Mặc dù cậu bé không mua được món đồ mơ ước nhưng cậu vẫn vui vì cậu đã giúp đỡ được người ăn xin. Câu 4 (1,0 điểm) Qua hành động giúp đỡ người ăn xin, em thấy cậu bé có tấm lòng nhân hậu, biết đồng cảm ,thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ Phần II: Làm Văn (7,0 điểm) Câu 1. Giới thiệu vấn đề: Giới thiệu tình yêu thương con người Bàn luận vấn đề *Giải thích - Tình yêu thương là một khái niệm chỉ một phẩm chất tình cảm, vẻ đẹp tâm hồn của con người. Đó là tình cảm thương yêu, chia sẻ và đùm bọc một cách thắm thiết. + Yêu thương giữa con người với con người là sự quan tâm, giúp đỡ của chúng ta đối với những người xung quanh + Là làm những điều tốt đẹp cho người khác và nhất là những người gặp khó khăn hoạn nạn. + Là thể hiện tình cảm yêu thương và quý mến người khác. *Bàn luận a) Biểu hiện của tình yêu thương: - Trong gia đình: + Ông bà thương con cháu, cha mẹ thương con, con thương ba mẹ + Cha mẹ chấp nhận hi sinh, cực nhọc để làm việc vất vả và nuôi dạy con cái nên người + Con cái biết nghe lời, yêu thương cha mẹ là thể hiện tình yêu thương của mình đối với ba mẹ + Tình yêu thương còn thể hiện ở sự hòa thuận quý mến lẫn nhau giữa anh em với nhau. - Trong xã hội: + Tình yêu thương thể hiện ở tình yêu đôi lứa + Tình yêu thương con người là truyền thống đạo lí + Tình thương dành cho những con người có số phận đau khổ, bất hạnh. + Quan tâm, chia sẻ vật chất cho những người sống khó khăn, thiếu thốn, cần sự giúp đỡ ở quanh mình. + Lên án, đấu tranh chống lại những thế lực đày đọa, bóc lột, ngược đãi con người. b) Ý nghĩa của tình yêu thương: -Sưởi ấm tâm hồn những con người cô đơn, đau khổ, bất hạnh, truyền cho
- họ sức mạnh, nghị lực để vượt lên hoàn cảnh. -Tạo sức mạnh cảm hoá kì diệu đối với những người “lầm đường lạc lối”; mang lại niềm hạnh phúc, niềm tin và cơ hội để có cuộc sống tốt đẹp hơn; - Là cơ sở xây dựng một xã hội tốt đẹp, có văn hóa. * Phản đề: Phê phán những người trong xã hội sống thiếu tình thương, vô cảm, dửng dưng trước nỗi đau chung của đồng loại; những kẻ ích kỉ, chỉ biết lo cho cuộc sống của bản thân mình mà không quan tâm đến bất cứ ai. Kết thúc vấn đề: Tình yêu thương giữa con người với con người là lẽ sống và mỗi người chúng ta phải biết yêu thương lẫn nhau. C â u 3 . Dàn ý tham khảo I . M ở bà i -Giới thiệu tác giả, tác phẩm -Dẫn dắt vấn đề nghị luận: nhân vật Vũ Nương người con gái thùy mị nết na, tư dung tốt đẹp, người vợ hiền con thảo nhưng bị hàm oan phải tự tử để bảo vệ danh tiết. I I . Thâ n bà i 1. Phân tích hình tượng nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm - Hoàn cảnh sống của Vũ Nương + Xã hội: chiến tranh phong kiến xảy ra, xã hội trọng nam khinh nữ + Gia đình: Hôn nhân không có sự bình đẳng về giai cấp, vợ chồng vì chiến tranh mà phải sống xa nhau, tính cách vợ chồng trái ngược nhau. -Vũ Nương là người phụ nữ có nhiều phẩm chất tốt đẹp + Người con gái thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp + Người vợ một mực thủy chung với chồng, thấu hiểu nỗi khổ và nguy
- hiểm mà chồng phải đối mặt nơi chiến tuyến, chờ đợi chồng + Người con dâu hiếu thảo: chăm sóc mẹ chồng như cha mẹ ruột, lo ma chay chu đáo khi mẹ chồng mất + Người mẹ thương con hết mực:bù đắp thiếu thốn tinh thần của con bằng cách chỉ vào bóng mình trên tường giả làm cha đứa bé + Người phụ nữ trọng nhân phẩm tình nghĩa - Số phận của nàng bất hạnh, hẩm hiu + Chồng đi lính, một mình phải gánh vác công việc gia đình, chăm sóc con nhỏ, phụng dưỡng mẹ già + Bị chồng nghi oan tấm lòng chung thủy, mắng nhiếc, đánh đuổi một cách phũ phàng + Dù ở thủy cung luôn nhớ về nhân gian nhưng không thể trở về được Nghệ thuật xây dựng nhân vật: tạo dựng tình huống để thử thách nhân vật, khắc họa nhân vật qua ngoại hình, hành động, đối thoại kết hợp với yếu tố kì ảo có thực 2. Ý nghĩa nhân đạo của tác phẩm -Thể hiện niềm thương cảm với số phận oan nghiệt của người phụ nữ trong xã hội phong kiến -Khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ: hiếu thảo, son sắt, nhân hậu - Lên án, tố cáo chiến tranh phi nghĩa, phê phán nhiều thói xấu trong xã hội như thói gia trưởng, thô bạo, bất bình đẳng giới luôn chà đạp, vùi dập người phụ nữ I II . Kết bà i - Tác giả Nguyễn Dữ với bút pháp miêu tả nhân vật sinh động, Chuyện người con gái Nam Xương khắc họa được nhân cách cao đẹp và số phận bi thảm của người phụ nữ tài sắc vẹn toàn.