Đề luyện thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Đề 9 (Có đáp án)

Đọc đoạn trích dưới đây:

Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra một cuộc tranh luận, và một người nổi nóng không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chi viết lên cát: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”.

Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo, và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ bị đuối sức và chìm dần xuống. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi đã lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tội”.

Người kia hỏi: “Tại sao khi tôi xúc phạm anh,anh viết lên cát, còn bây giờanh lại khắc lên đá?"

Anh ta trả lời: “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời gian, nhưng không ai có thể xóa được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người”.

Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi

những ân nghĩa lên đá.

(Dẫn theo Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.160) Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác địnhphương thức biểu đạt chính trong đoạn trích.

Câu 2. Xét theo mục đích nói, câu văn Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, cònbây giờ anh lại khắc lên đá? thuộc kiểu câu gì?

Câu 3. Trong đoạn trích, người bạn được cứu khỏi chìm xuống nước, khi lên bờ, anh ta đã làm gì? Vì sao anh ta làm như vậy?

Câu 4. Xác định một câu văn trong đoạn trích có yếu tố nghị luận. Chỉ ra vai trò của yếutố ấy trong đoạn trích.

docx 6 trang Huệ Phương 21/02/2023 7720
Bạn đang xem tài liệu "Đề luyện thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Đề 9 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_luyen_thi_vao_lop_10_mon_ngu_van_de_9_co_dap_an.docx

Nội dung text: Đề luyện thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Đề 9 (Có đáp án)

  1. ĐỀ 9 ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 Môn NGỮ VĂN I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích dưới đây: Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra một cuộc tranh luận, và một người nổi nóng không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chi viết lên cát: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”. Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo, và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ bị đuối sức và chìm dần xuống. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi đã lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tội”. Người kia hỏi: “Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá?" Anh ta trả lời: “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời gian, nhưng không ai có thể xóa được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người”. Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá. (Dẫn theo Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.160) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích. Câu 2. Xét theo mục đích nói, câu văn Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá? thuộc kiểu câu gì? Câu 3. Trong đoạn trích, người bạn được cứu khỏi chìm xuống nước, khi lên bờ, anh ta đã làm gì? Vì sao anh ta làm như vậy? Câu 4. Xác định một câu văn trong đoạn trích có yếu tố nghị luận. Chỉ ra vai trò của yếu tố ấy trong đoạn trích. II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
  2. Câu 1 (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa của lòng bao dung trong cuộc sống. Câu 2 (5.0 điểm) Phân tích hình tượng nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân (SGK Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011), từ đó làm nổi bật tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kỳ kháng chiến. ĐÁP ÁN ĐỀ THI I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích: tự sự Câu 2. Câu nghi vấn C â u 3 . Khi lên bờ anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tội”. Bởi vì anh ta muốn ghi nhớ mãi ơn cứu mạng này của người bạn, khắc lên đá thì ơn này sẽ được ghi nhớ mãi không bao giờ phai mờ. Câu 4. Câu văn trong đoạn trích có yếu tố nghị luận. Yếu tố nghị luận trong bài Lỗi lầm và sự biết ơn thể hiện ở: – Câu trả lời của nhân vật được cứu: “Những điều viết trên cát sẽ mau chóng xóa nhòa ” – Câu kết: “Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá”. Những yếu tố này đã làm cho câu chuyện thêm sâu sắc. I. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0
  3. điểm) D à n ý Giới thiệu vấn đề: giới thiệu lòng bao dung trong cuộc sống - Là một trong những đạo lí tốt đẹp của dân tộc chúng ta đó là lòng khoang dung. Bàn luận vấn đề: 1. Giải thích thế nào là lòng bao dung, vị tha trong cuộc sống: - Bao dung và vị tha là rộng lòng tha thứ cho người phạm lỗi lầm - Không chỉ thế bao dung còn cảm thông với khuyết điểm và nhược điểm của người khác 2. Những biểu hiện của lòng bao dung trong cuộ sống: - Bao dung là tha thứ cho người khác - Biết nhường nhịn và chia sẻ, thậm chí có thể hi sinh - Bỏ qua những lỗi lầm của người khác gây ra cho mình hay cho xã hội - Bao dung khác với ích kỉ, căm gét, . 3. Ý nghĩa của lòng bao dung, vị tha trong cuộc sống: - Bao dung là một cách cư xử cao quý - Là một phẩm chất đạo lí tốt đẹp - Là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt 4. Phê phán những người không có lòng bao dung: - Những thái độ ganh gét, đố kị là
  4. không tốt - Bao dung không có nghĩa là bao che, che giấu tội ác - Hãy sống và thực hiện bao dung theo chuẩn mực xã hội. Kết thúc vấn đề nêu cảm nghĩ của em vê lòng bao dung trong cuộc sống -Đây là một đạo lí tốt đẹp của dân tộc - Hãy bao dung chứ không bao che. Câu 2 (5.0 điểm) I . M ở bà i – Kim Lân được xem là nhà văn chuyên viết về cuộc sống nông thôn. – Có thể nói đuộc một trong những tác phẩm của ông là truyện ngắn Làng với nhân vật chính là ông Hai – một người phải rời làng của mình để đến nơi tản cư. Ví dụ: Trong các tác phẩm văn học Việt Nam, một trong những tác phẩm khắc họa tinh thần yêu nước của dân tộc qua một nhân vật được thể hiện rõ ràng nhất là tác phẩm Làng của Kim Lân. Tác phẩm nói về nhân vật ông Hai và tình yêu của ông đối với đất nước, lòng căm thù giặc. Qua tác phẩm, hình ảnh và vẻ đẹp của ông Hai được thể hiện rất nổi bật và rõ ràng. I I . Thâ n bà i 1. Tình yêu làng của nhân vật ông Hai * Niềm tự hào, sự kiêu hãnh về làng của mình – Dù đã rời làng nhưng ông Hai dường
  5. như vẫn: + Nghĩ về làng của mình, ông lại nghĩ về những buổi làm việc cùng anh em + Lo lắng và lúc nào cũng nhớ đến làng: “Chao ôi! Ông lão nhớ cái làng này quá ” * Tâm trạng khi nghe tin làng Chợ Dầu đi theo giặc – Lúc này đây thì cổ ông nghẹn, giọng lạc hẳn đi. – Lúc đầu ông Hai dường như cũng không tin nên hỏi lại. – Ông Hai thật cảm thấy quá xấu hổ nên đã chép miệng, và đánh trống lảng đi “Hà, nắng gớm, về nào ” thế rồi ông cứ rồi cúi mặt mà đi. – Cho đến khi về nhà, ông nằm vật ra gường. Người đọc như nhận thấy được cũng chính tối hôm đó thì trằn trọc mà không sao ngủ được khi biết làng chợ Dầu theo Tây. – Ông Hai lúc này đây dường như cứ nhìn dám trẻ ngây thơ mà bị mang tiếng Việt gian rồi nước mắt cứ chan chứa. – Ông Hai khi đã điểm lại mọi người trong làng nhưng thấy ai cũng có tinh thần cả nên ông dường như càng lại không tin lại có ai làm điều nhục nhã ấy. – Nhân vật ông Hai sợ sẽ bị bà chủ nhà đuổi vì ông biết rằng nơi đây ai cũng khinh bỉ và đồng thời cũng không chứa chấp Việt gian. * Tâm trạng ông Hai sau khi nghe tin làng được cải chính –Mặt ông Hai lúc này đây lại như cứ vui tươi, rạng rỡ hẳn lên. –Thế rồi khi về nhà, ông chia quà cho lũ trẻ xong liền chạy khắp xóm để loan tin. – Nhân vật ông Hai qua nhà bác Thứ và kể chuyện làng của mình. 2. Tình yêu nước mạnh mẽ trong nhân vật ông Hai – Người đọc như cũng nhận thấy được chính tình yêu làng là cơ sở cho tình yêu nước. – Các chi tiết trong truyện đã nêu chứng tỏ tình yêu làng, yêu nước của nhân
  6. vật khi nghe được tin làng theo Tây được cái chính là “Ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá!” khi nghe các tin dân ta đánh Tây từ phòng thông tin. – Lúc này đây thì ông và con ông đều ủng hộ cụ Hồ Chí Minh (cuộc đối thoại giữa 2 cha con gần cuối bài – đoạn chữ nhỏ trong truyện). II. Kết bài – Nhân vật ông Hai là biểu tượng cho tinh thần yêu quê hương, yêu đất nước. Ông có một tình yêu quê hương và đất nước sâu sắc, biểu hiện cho tinh thần của dân tộc Việt Nam. - Hai điều trên đã được tác giả Kim Lân làm rõ qua cách xây dựng nhiều tình huống truyện khác nhau. Việc miêu tả tâm lí nhân vật qua những cuộc đối thoại hay đó chính là những cuộc độc thoại và độc thoại nội tâm đa dạng cho nhân vật, khiến nhân vật sống động hơn.