Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Đề số 2 (Có đáp án)

I. Đọc hiểu văn bản (3đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Thân em thời trắng phận em tròn,
Bảy nổi ba chìm mấy nước non.
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,
Nhưng em vẫn giữ tấm lòng son.
Câu 1 (0,5đ): Tác giả của bài thơ trên là ai?
Câu 2 (0,75đ): Nêu nội dung chính của bài thơ.
Câu 3 (0,75đ): Chỉ ra 01 biện pháp nghệ thuật nổi bật và nêu tác dụng.
Câu 4 (1đ): Qua bài thơ trên, anh/chị hiểu thêm điều gì về người phụ nữ trong xã
hội cũ.
II. Làm văn (7đ)
Câu 1 (2đ): Viết một bài văn nêu suy nghĩ của anh/chị về sự vô cảm.
Câu 2 (5đ): Phân tích nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà
văn Nguyễn Quang Sáng.
pdf 5 trang Huệ Phương 21/02/2023 6400
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Đề số 2 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_vao_lop_10_mon_ngu_van_de_so_2_co_dap_an.pdf

Nội dung text: Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Đề số 2 (Có đáp án)

  1. Đề thi vào lớp 10 môn Văn có đáp án (Đề thi thử số 2) I. Đọc hiểu văn bản (3đ): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Thân em thời trắng phận em tròn, Bảy nổi ba chìm mấy nước non. Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn, Nhưng em vẫn giữ tấm lòng son. Câu 1 (0,5đ): Tác giả của bài thơ trên là ai? Câu 2 (0,75đ): Nêu nội dung chính của bài thơ. Câu 3 (0,75đ): Chỉ ra 01 biện pháp nghệ thuật nổi bật và nêu tác dụng. Câu 4 (1đ): Qua bài thơ trên, anh/chị hiểu thêm điều gì về người phụ nữ trong xã hội cũ. II. Làm văn (7đ) Câu 1 (2đ): Viết một bài văn nêu suy nghĩ của anh/chị về sự vô cảm. Câu 2 (5đ): Phân tích nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Đáp án Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn I. Đọc hiểu văn bản (3đ): Câu 1 (0,5đ): Tác giả của bài thơ: Hồ Xuân Hương Câu 2 (0,75đ):
  2. Nội dung chính của bài thơ: nói về thân phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội cũ không được lựa chọn hạnh phúc cho mình và phải nghe theo số phận đồng thời thể hiện tấm lòng thủy chung son sắt của họ. Câu 3 (0,75đ): Biện pháp nghệ thuật: vận dụng thành ngữ Bảy nổi ba chìm. Tác dụng: Nói lên số phận long đong, lận đận, bất hạnh của người phụ nữ. Câu 4 (1đ): Người phụ nữ trong xã hội cũ chịu nhiều bất hạnh, thiệt thòi. Họ là người có tấm lòng thủy chung son sắt tuy nhiên lại không được lựa chọn, không được sống cuộc đời theo ý mình mà phải nghe theo sự sắp đặt của người khác để rồi rơi vào bi kịch. II. Làm văn (7đ) Câu 1 (2đ): Dàn ý nghị luận về sự vô cảm 1. Mở bài Giới thiệu về sự vô cảm. 2. Thân bài a. Giải thích Vô cảm: lạnh lùng, thờ ơ trước nỗi đau, bất hạnh của người khác; chỉ biết sống cho bản thân mình. Người vô cảm là người có trái tim lạnh giá. b. Phân tích Xã hội phát triển, con người bận rộn ít có thời gian quan tâm đến nhau dần dần xa cách và trở nên vô cảm. Bản chất con người lạnh lùng trước nỗi đau của người khác.
  3. Ngoài ra học sinh có thể tự phân tích thêm những khía cạnh khác. c. Chứng minh Học sinh lựa chọn những dẫn chứng tiêu biểu để minh họa cho luận điểm của mình. d. Phản đề Có nhiều người sống với tấm lòng nhân hậu, trái tim ấm áp, biết yêu thương, chia sẻ và giúp đỡ người khác đáng để chúng ta học tập và noi theo. 3. Kết bài Liên hệ bản thân và rút ra bài học. Câu 2 (5đ): Dàn ý bài văn phân tích nhân vật bé Thu 1. Mở bài Giới thiệu nhà văn Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà và nhân vật bé Thu. 2. Thân bài a. Khái quát nhân vật bé Thu "một đứa bé độ tám tuổi tóc cắt ngang vai, mặc quần đen, áo bông đỏ đang chơi nhà chòi dưới bóng cây xoài trước sân nhà" → cô bé đáng yêu, hồn nhiên, nhí nhảnh. Bé Thu phải chịu cảnh thiếu thốn tình cảm của cha: cha đi kháng chiến khi bé chưa đầy 1 tuổi, không thể nhớ được mặt của cha. b. Hành động của bé Thu khi ông Sáu trở về Khi nghe tiếng người ba gọi mình với hai cánh tay dang ra đầy đón đợi, Thu chỉ biết "trợn mắt nhìn ngơ ngác, lạ lùng" rồi bỗng nhiên "mặt nó tái đi rồi vụt chạy" chỉ vì người đàn ông ấy không giống trong bức ảnh mà nó có.
  4. Ông Sáu càng muốn gần con thì Thu lại càng xa cách với một thái độ ương ngạnh, bướng bỉnh. Nó phớt lờ ngay cả lời nói của mẹ: "Thì má cứ kêu đi", khi phải gọi thì nói trống không với ba: "Vô ăn cơm", "Cơm chín rồi!". Trong hình dung của cô bé, cha không có vết sẹo dài trên mặt. Cho đến lúc bị dồn vào thế bí, nó thà tự giải quyết còn hơn nhận sự giúp đỡ của ông Sáu. Nó khước từ mọi sự quan tâm chăm sóc nhỏ bé nhất của ông Sáu. → Những hành động của bé Thu không hề đáng trách bởi lẽ đối với một đứa trẻ chỉ nhìn ba mình qua tấm ảnh và sự khác biệt của người cha khi đi chiến đấu về khiến bé không nhận ra ba. Chính hành động bướng bỉnh này của bé Thu thể hiện em là người rất thương ba, trong lòng luôn tôn thờ người ba trong ảnh, khi một người khác nhận làm ba mình tất thảy em sẽ có những hành động phản kháng như vậy. c. Sau khi sang nhà bà ngoại về Sau đêm bé Thu bỏ sang nhà bà, nó đã được bà giải thích về vết sẹo trên mặt ba và Thu đã hiểu rằng người mà nó khước từ bấy lâu nay chính là ba nó. Cô bé quay trở về nhận ba. Vẻ mặt của nó hơi khác, không bướng bỉnh hay nhăn mày cau có. Vẻ mặt buồn rầu ủ dột ấy là do ân hận, day vò hay một mối linh cảm chẳng lành sắp có thể xảy đến. Ánh mắt của bé Thu bắt gặp "đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu" của ba nó, đôi mắt mênh mông của cô bé bỗng xôn xao. Chỉ với một cái nhìn mà cô bé như đọc thấu cả những tình cảm yêu thương, những nuối tiếc và đau xót trong lòng ba nó. Niềm khát khao mà tám năm nay Thu kìm nén đã bật lên từ sâu thẳm con tim. Con bé đã thét lên một tiếng gọi với một chuỗi âm thanh vừa đứt đoạn vừa nức nở: "ba a a a". Ngay sau tiếng gọi ba, con bé "nhanh như một con sóc, chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba", "nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó". Đó như là cách để cô bé bù đắp những nỗi đau, những tổn thương đã
  5. gây ra cho ba. Và khi cuộc chia tay sắp kết thúc "nó dang cả hai chân câu chặt lấy ba nó". → Đến đây, mọi cảm xúc của bé như vỡ òa, bé nhận ra người ba mà mình hết lòng yêu thương và nhớ nhung bao lâu nay, tiếng gọi ba tuy có hơi muộn màng nhưng lại vô cùng xúc động. d. Sau khi ba đi Tình yêu thương cha vô bờ của bé Thu còn được thể hiện trong ước mơ mà con bé gửi cho ba "ba mua cho con một cây lược nghe ba". Bất chấp sự khốc liệt của chiến tranh, theo thời gian, bé Thu đang dần trưởng thành, nét nữ tính của một người con gái vẫn lặng lẽ lớn dần lên. 3. Kết bài Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.