Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Đề số 3 (Có đáp án)
I. Đọc hiểu văn bản (3đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông nhường nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu, về đâu
Những ngày không gặp nhau
Biển bạc đầu thương nhớ
Những ngày không gặp nhau
Lòng thuyền đau - rạn vỡ
(Thuyền và biển - Xuân Quỳnh)
Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2 (0,5đ): Nêu đối tượng được nhà thơ nhắc đến trong hai khổ thơ trên.
Câu 3 (1đ): Chỉ ra biện pháp nghệ thuật tiêu biểu của đoạn thơ và nêu tác dụng.
Câu 4 (1đ): Tác giả đã gửi gắm những tình cảm gì vào hai khổ thơ trên?
II. Làm văn (7đ)
Câu 1 (2đ): Viết một bài văn nêu suy nghĩ của anh/chị về lòng nhân ái.
Câu 2 (5đ): Phân tích vẻ đẹp người lao động trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá
của Huy Cận.
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông nhường nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu, về đâu
Những ngày không gặp nhau
Biển bạc đầu thương nhớ
Những ngày không gặp nhau
Lòng thuyền đau - rạn vỡ
(Thuyền và biển - Xuân Quỳnh)
Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2 (0,5đ): Nêu đối tượng được nhà thơ nhắc đến trong hai khổ thơ trên.
Câu 3 (1đ): Chỉ ra biện pháp nghệ thuật tiêu biểu của đoạn thơ và nêu tác dụng.
Câu 4 (1đ): Tác giả đã gửi gắm những tình cảm gì vào hai khổ thơ trên?
II. Làm văn (7đ)
Câu 1 (2đ): Viết một bài văn nêu suy nghĩ của anh/chị về lòng nhân ái.
Câu 2 (5đ): Phân tích vẻ đẹp người lao động trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá
của Huy Cận.
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Đề số 3 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_thu_vao_lop_10_mon_ngu_van_de_so_3_co_dap_an.pdf
Nội dung text: Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Đề số 3 (Có đáp án)
- Đề thi vào lớp 10 môn Văn có đáp án (Đề thi thử số 3) I. Đọc hiểu văn bản (3đ): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Chỉ có thuyền mới hiểu Biển mênh mông nhường nào Chỉ có biển mới biết Thuyền đi đâu, về đâu Những ngày không gặp nhau Biển bạc đầu thương nhớ Những ngày không gặp nhau Lòng thuyền đau - rạn vỡ (Thuyền và biển - Xuân Quỳnh) Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Câu 2 (0,5đ): Nêu đối tượng được nhà thơ nhắc đến trong hai khổ thơ trên. Câu 3 (1đ): Chỉ ra biện pháp nghệ thuật tiêu biểu của đoạn thơ và nêu tác dụng. Câu 4 (1đ): Tác giả đã gửi gắm những tình cảm gì vào hai khổ thơ trên? II. Làm văn (7đ) Câu 1 (2đ): Viết một bài văn nêu suy nghĩ của anh/chị về lòng nhân ái. Câu 2 (5đ): Phân tích vẻ đẹp người lao động trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận. Đáp án Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn I. Đọc hiểu văn bản (3đ): Câu 1 (0,5đ):
- Đoạn thơ được viết theo thể thơ năm chữ. Câu 2 (0,5đ): Đối tượng được tác giả nhắc đến là thuyền và biển. Qua hình ảnh ẩn dụ này để nói về người con trai và con gái trong tình yêu nhớ nhung những ngày xa cách. Câu 3 (0,75đ): Biện pháp nghệ thuật: ẩn dụ (hình ảnh thuyền và biển chỉ người con trai và con gái trong tình yêu) và điệp cấu trúc: “Chỉ có mới ” và “ Những ngày không gặp nhau ” Tác dụng: kín đáo thể hiện tình cảm, nỗi nhớ dành cho người yêu; làm cho bài thơ thêm giàu chất nhạc, chất trữ tình hơn. Câu 4 (1đ): Tình cảm tác giả gửi gắm vào hai khổ thơ: nỗi nhớ dạt dào và tình yêu thương vô bờ bến dành cho người yêu. II. Làm văn (7đ) Câu 1 (2đ): Dàn ý nghị luận về lòng nhân ái 1. Mở bài Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: lòng nhân ái. 2. Thân bài a. Giải thích Lòng nhân ái là sự tốt bụng, sẵn sàng giúp đỡ, sẻ chia với người khác, đồng cảm, thấu hiểu trước nỗi đau mà người khác phải chịu. b. Phân tích
- Khi chúng ta biết giúp đỡ người khác chúng ta sẽ nhận lại niềm vui, tình yêu thương của người đó. Xã hội có lòng nhân ái là xã hội tốt đẹp và phát triển bền vững. Người có lòng nhân ái là người có phẩm chất tốt đẹp. c. Chứng minh Học sinh tìm những nhân vật, dẫn chứng tiêu biểu nhất để minh họa cho bài viết của mình. d. Phản biện Có những người sống ích kỉ, lạnh lùng, vô tâm không rung động trước nỗi đau của người khác, của đồng loại → đáng bị phê phán. 3. Kết bài Liên hệ bản thân và rút ra bài học. Câu 2 (5đ): Dàn ý phân tích vẻ đẹp người lao động trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá 1. Mở bài Giới thiệu nhà thơ Huy Cận và bài thơ Đoàn thuyền đánh cá. 2. Thân bài a. Khổ thơ 1 và 2: Hoàn cảnh ra khơi: Buổi hoàng hôn ấm áp, yên bình. Vũ trụ là một ngôi nhà lớn mà màn đêm là cánh cửa, ngọn sóng là then. → Giữa lúc thiên nhiên nghỉ ngơi thì con người lại bắt đầu công cuộc lao động của mình.
- "Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi", từ "lại" vừa tạo ra sự đối lập giữa tứ thơ ở hai câu trên và hai câu thơ dưới, vừa biểu hiện sự lặp lại của công việc giống như mọi ngày, giống như bao nhiêu năm tháng đã đã qua đoàn thuyền đánh cá vẫn tiếp tục ra khơi không ngừng nghỉ. Con người lao động không mệt mỏi, luôn vững tinh thần, công việc dù có lặp lại nhưng không hề nhàm chán vẫn mang đến những cảm giác, phấn chấn, náo nức, say mê ở người ngư dân. b. Khổ 3: Những câu hát vui tươi cất lên đã sưởi ấm cái màn đêm tăm tối, khơi gợi niềm phấn khởi trong con người, xua đi những khó khăn mệt mỏi, mang lại một không khí lao động vô cùng hào hùng và lãng mạn. "Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi!", câu hát với một tâm hồn ngập tràn niềm vui và sức sống, niềm trông đợi vào một mẻ lưới đầy. Cách xưng hô, thân thiết mời gọi ấy càng kéo gần khoảng cách giữa mẹ thiên nhiên và con người. c. Khổ 4 và 5: Hình ảnh con thuyền đánh cá giữa đêm trăng, vừa mang vẻ đẹp lãng mạn, thi vị lại vừa hào hùng và mạnh mẽ, đồng thời miêu tả sự giàu có nơi biển cả. Con người không chỉ lao động bằng sức mạnh mà còn dựa vào lòng dũng cảm, sẵn sàng ra tận khơi xa "dò bụng bể", đồng thời còn vận dụng đầu óc để vạch ra kế hoạch rõ ràng, tạo "thế trận lưới vây giăng" sao cho được nhiều cá, tôm. d. Khổ 6: Vẻ đẹp của người ngư dân còn hiện lên thông qua tấm lòng yêu mến và trân trọng thiên nhiên. "Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng", câu thơ vừa thể hiện chuyến ra khơi bội thu của những người nông dân, cũng thể hiện sức mạnh của họ trong công việc kéo lưới giữa biển khơi đầy vất vả. e. Khổ 7: Khúc ca khải hoàn trở về với chuyến bội thu.
- Vẻ đẹp lớn lao kì vĩ của người lao động sánh ngang với thiên nhiên, con người đã dần đứng lên trong công cuộc chinh phục thiên nhiên, họ có lòng tự tin, tinh thần hăng say lao động không ngừng nghỉ. 3. Kết bài Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.