Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Lai Uyên (Có đáp án)

Câu 1. Phần in đậm trong câu “Mùa xuân đến, nói đúng hơn là từ tháng một đến giữa tháng năm, hoa anh 
đào nở” là 
A. thành phần trạng ngữ. 
B. thành phần phụ chú. 
C. thành phần khởi ngữ. 
D. thành phần tình thái. 
Câu 2. Trong câu “Cô ấy rất Việt Nam” từ “Việt Nam” thuộc từ loại nào? 
A. Danh từ. 
B. Đại từ. 
C. Động từ. 
D. Tính từ. 
Câu 3. Xét theo mục đích nói, câu văn “Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?” thuộc kiểu câu gì? 
A. Câu nghi vấn. 
B. Câu cầu khiến. 
C. câu cảm thán. 
D. câu trần thuật.
pdf 24 trang Huệ Phương 15/02/2023 6520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Lai Uyên (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_vao_lop_10_mon_ngu_van_nam_hoc_2021_2022_truong_t.pdf

Nội dung text: Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Lai Uyên (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS LAI UYÊN ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 MÔN: NGỮ VĂN NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 120 phút) ĐỀ SỐ 1 Phần I. Trắc nghiệm (2,0 điểm) Câu 1. Phần in đậm trong câu “Mùa xuân đến, nói đúng hơn là từ tháng một đến giữa tháng năm, hoa anh đào nở” là A. thành phần trạng ngữ. B. thành phần phụ chú. C. thành phần khởi ngữ. D. thành phần tình thái. Câu 2. Trong câu “Cô ấy rất Việt Nam” từ “Việt Nam” thuộc từ loại nào? A. Danh từ. B. Đại từ. C. Động từ. D. Tính từ. Câu 3. Xét theo mục đích nói, câu văn “Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?” thuộc kiểu câu gì? A. Câu nghi vấn. B. Câu cầu khiến. C. câu cảm thán. D. câu trần thuật. Câu 4. Từ in đậm trong bài ca dao sau thuộc thành phần gì? "Ăn thì chọn những miếng ngon/Làm thì chọn việc cỏn con mà làm." A. Thành phần phụ chú. B. Thành phần tình thái.
  2. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai C. Thành phần trạng ngữ. D. Thành phần khởi ngữ. Câu 5. Tổ hợp từ nào dưới đây là tục ngữ? A. Cá chậu chim lồng. B. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. C. Nước mắt cá sấu. D. Bảy nổi ba chìm Câu 6. Trong câu ghép: “Chị không khóc đó thôi, chị không ưa cả nước mắt”, các vế có mối quan hệ như thế nào? A. Đối lập. B. Bổ sung. C. Giải thích. D. Đồng thời. Câu 7. Câu nào sau đây không chứa hình ảnh ẩn dụ? A. Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. B. Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng. C. Lại đi lại đi trời xanh thêm. D. Mặt trời đội biển nhô màu mới. Câu 8. Cụm từ “mở rộng khả năng của tâm hồn, làm cho con người vui buồn nhiều hơn, yêu thương và căm hờn được nhiều hơn, tai mắt biết nhìn, biết nghe thêm tế nhị, sống được nhiều hơn” là: A. Cụm Chủ - Vị. B. Cụm động từ. C. Cụm danh từ. D. Cụm tính từ. Phần II. Đọc – hiểu văn bản (2,5 điểm) Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi: “Bên kia những hàng cây bằng lăng, tiết trời đầu thu đem đến cho con sông Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra. Vòm trời cũng như cao hơn. Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước
  3. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai lên những khoảng bờ bãi bên kia sông, và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi ở bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước khuôn cửa sổ của gian nhà bác Nhĩ một thứ màu vàng thau xen với màu xanh non – những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, như hơi thở của đất màu mỡ. Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không xót một xó xỉnh nào trên trái đất, đây là một chân trời gần gũi, mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến – cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình.” (Trích Bến quê, Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 9 tập 2) Câu 1. Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Câu 2. Đoạn văn diễn tả tâm trạng gì của nhân vật Nhĩ? Câu 3. Nêu ý nghĩa cách sử dụng các từ ngữ “gần gũi” và “xa lắc” trong câu văn “Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không xót một xó xỉnh nào trên trái đất, đây là một chân trời gần gũi, mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến – cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình”. Câu 4. Em có chia sẻ gì về suy nghĩ của nhân vật Nhĩ (Trình bày bằng 5 câu văn) Phần III. Tập làm văn (5,5 điểm) Câu 1. (1,5 điểm) “Sống giản dị là một lối sống đẹp.” Em hãy viết đoạn văn khoảng 20 dòng bàn về ý kiến trên. Câu 2. (4,0 điểm) Cảm nhận vẻ đẹp hai đoạn thơ sau: "Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo." (Đồng chí - Chính Hữu) "Những chiếc xe từ trong bom rơi Đã về dây họp thành tiểu đội Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới Bắt tay qua của kính vỡ rồi." (Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật)
  4. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm) 1. B 2. D 3. A 4. D 5. B 6. C 7. D 8. B Phần II. Đọc –hiểu văn bản (2,5điểm) Câu 1. (0,5 điểm) Phương thức chính: miêu tả và biểu cảm Câu 2. (0,5 điểm) Đoạn văn diễn tả tâm trạng của nhân vật Nhĩ: vừa gắn bó, yêu thương, vừa pha chút nuối tiếc, ân hận khi ngắm khung cảnh thiên nhiên nơi bãi bồi thân thuộc ngay trước cửa sổ nhà mình. Câu 3. (0,5 điểm) Các từ ngữ “gần gũi” và “xa lắc” trong câu văn “Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không xót một xó xỉnh nào trên trái đất, đây là một chân trời gần gũi, mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến – cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình”: nhấn mạnh sự tương phản giữa khoảng cách địa lí của bãi bồi bên sông cận kề nhà Nhĩ, nhưng vì Nhĩ chưa bao giờ đặt chân đến nên bãi bồi trở nên xa lạ. Qua đó thể hiện một nghịch lí thường gặp trong cuộc sống. Câu 4. (1,0 điểm) Nhĩ khao khát được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông, điều ước muốn ấy chính là sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, bình thường và sâu xa của cuộc sống, những giá trị thường bị người ta bỏ qua hay lãng quên khi những ham muốn xa vời đang lôi cuốn, đang lấn át. Trong hoàn cảnh cùa Nhĩ, đó là sự thức tỉnh xen lẫn với niềm ân hận và nỗi xót xa. Nhân vật Nhĩ mang đến cho người đọc nhiều điều suy nghĩ về cuộc
  5. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai đời và số phận con người. Và với mỗi độ tuổi lại tìm được ở Nhĩ một bài học riêng cho mình. Riêng với thế hệ những người trẻ tuổi, nhờ nhân vật này chúng ta biết sống gắn bó hơn với quê hương, đất nước vẫn còn lam lũ nhưng chất phác, hồn hậu và dào dạt yêu thương của bản thân mình III. LÀM VĂN (5.5 điểm) Câu 1: Có đôi khi, vì mải chạy theo những cái hào nhoáng bên ngoài, người ta dần đánh mất đi chính bản thân mình, mà không hề biết rằng những cái hào nhoáng thường nhanh nhàm chán và chỉ có giản dị mới chính là cốt lõi của mọi vẻ đẹp. Lối sống giản dị là gì? Đây chính là câu hỏi mà nhiều người luôn đặt ra, tìm câu trả lời, để có thể học tập theo. Theo từ điển Việt Nam, “lối sống giản dị” chính là một lối sống đơn giản, không quá cầu kỳ, phức tạp, cũng như không bao giờ khoa trương hay sống xa hoa. Đây là một lối sống hết sức lành mạnh, theo những chuẩn mực nhất định cho mọi người. Sống phù hợp với những hoàn cảnh của bản thân và toàn xã hội.Lối sống giản dị chưa trong đó nhiều ý nghĩa thiết thực. Giản dị cả về vẻ đẹp bên ngoài và sâu tận bên trong tâm hồn. Lối sống giản dị được chúng ta thể hiện ra ở cả sự chuẩn mực trong lời nói, trong tác phong hay cách ăn mặc. Chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy lối sống này qua hình ảnh của Người-vị lãnh tụ vĩ đại của toàn dân tộc. Cũng có thể bắt gặp qua cuộc sống hằng ngày của vị tổng thống Jumjca ở Urugoay, ông đã chọn một ngôi nhà nông trang siêu vẹo ở trên đường đất thay vì được sống trong một dinh thự xa hoa sang trọng mà nhà nước đã cấp cho ông, tự tay ông canh tác, sống như một người dân nào trong đất nước mình. Và số tiền của ông, ông dành phần lớn cho hoạt động từ thiện. Lối sống giản dị này chính là chúng ta không nghĩ nhiều cho bản thân, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi cần thiết. Lối sống giản dị khổng phải chỉ thể hiện qua lời nói, cách ăn mặc, việc làm mà còn thể hiện qua suy nghĩ và hành động của mọi người trong cuộc sống cũng như trong các hoàn cảnh. Đây là một đức tính vô cùng tốt đẹp, không cầu kỳ phô trương. Chúng ta cần biết cách chấp nhận cuộc hiện tại nhưng vẫn phải có ước mơ. Ước mơ giản dị, đơn giản từ những khả năng mà chúng ta làm được. Và người có lối sống giản dị sẽ luôn được mọi người yêu mến và nể phục. Thể hiện ở việc, chúng ta luôn khiêm nhường, hòa đồng với mọi người từ phong cách và lối sống. Không có thái độ kiêu ngạo, khinh thường hay đố kị với những người khác, cũng như không sống xa hoa đua đòi những vật chất vô nghĩa. Ngay từ bây giờ, mỗi người học sinh hãy rèn luyện cho mình một lối sống giản dị. Cần phải ý thức được sự cần thiết và lợi ích, vai trò của lối sống giản dị. Chúng ta sẽ cảm thấy đẹp hơn, thanh thoát hơn, giúp cho xã hội giàu hơn, bản thân có được sự hòa đồng, sự tin yêu của mọi người. Hãy chọn cho mình một lối sống giản dị thực chất và chân thành. Câu 2: Dàn ý tham khảo
  6. TRƯỜNG THCS LAI UYÊN ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 MÔN: NGỮ VĂN NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 120 phút) ĐỀ SỐ 1 Phần I. Trắc nghiệm (2,0 điểm) Câu 1. Phần in đậm trong câu “Mùa xuân đến, nói đúng hơn là từ tháng một đến giữa tháng năm, hoa anh đào nở” là A. thành phần trạng ngữ. B. thành phần phụ chú. C. thành phần khởi ngữ. D. thành phần tình thái. Câu 2. Trong câu “Cô ấy rất Việt Nam” từ “Việt Nam” thuộc từ loại nào? A. Danh từ. B. Đại từ. C. Động từ. D. Tính từ. Câu 3. Xét theo mục đích nói, câu văn “Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?” thuộc kiểu câu gì? A. Câu nghi vấn. B. Câu cầu khiến. C. câu cảm thán. D. câu trần thuật. Câu 4. Từ in đậm trong bài ca dao sau thuộc thành phần gì? "Ăn thì chọn những miếng ngon/Làm thì chọn việc cỏn con mà làm." A. Thành phần phụ chú. B. Thành phần tình thái.