Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Hậu Giang (Có đáp án)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi 1 đến 3:
“Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh
thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng
mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng
lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng.”
(Ngữ văn 9, tập hai)
Câu 1: (0,5 điểm) Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
Câu 2: (0,5 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn văn trên?
Câu 3: (1 điểm) Em có nhận xét gì về cách đặt câu và tác dụng của cách đặt câu ấy?
Câu 4: (2 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 200 từ) nêu cảm nhận của em về nhân vật Phương Định
trong đoạn văn trên.
Phần II. Làm văn (6,0 điểm)
Suy nghĩ của em về tình cảm chân thành, tha thiết của nhân dân ta với Bác Hồ qua bài thơ "Viếng
lăng Bác" của nhà thơ Viễn Phương
“Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh
thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng
mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng
lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng.”
(Ngữ văn 9, tập hai)
Câu 1: (0,5 điểm) Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
Câu 2: (0,5 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn văn trên?
Câu 3: (1 điểm) Em có nhận xét gì về cách đặt câu và tác dụng của cách đặt câu ấy?
Câu 4: (2 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 200 từ) nêu cảm nhận của em về nhân vật Phương Định
trong đoạn văn trên.
Phần II. Làm văn (6,0 điểm)
Suy nghĩ của em về tình cảm chân thành, tha thiết của nhân dân ta với Bác Hồ qua bài thơ "Viếng
lăng Bác" của nhà thơ Viễn Phương
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Hậu Giang (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_thu_vao_lop_10_mon_ngu_van_nam_hoc_2022_2023_truong_t.pdf
Nội dung text: Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Hậu Giang (Có đáp án)
- ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THCS HẬU GIANG MÔN NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút ĐỀ THI SỐ 1 Phần I. Đọc – hiểu (4,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi 1 đến 3: “Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng.” (Ngữ văn 9, tập hai) Câu 1: (0,5 điểm) Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Câu 2: (0,5 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn văn trên? Câu 3: (1 điểm) Em có nhận xét gì về cách đặt câu và tác dụng của cách đặt câu ấy? Câu 4: (2 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 200 từ) nêu cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong đoạn văn trên. Phần II. Làm văn (6,0 điểm) Suy nghĩ của em về tình cảm chân thành, tha thiết của nhân dân ta với Bác Hồ qua bài thơ "Viếng lăng Bác" của nhà thơ Viễn Phương HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1 Phần I: Đọc – hiểu (4,0 điểm) Câu 1: Đoạn văn được trích trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” của tác giả Lê Minh Khuê. Câu 2: Đoạn văn diễn tả tâm trạng hồi hộp, căng thẳng cùng với hành động nhanh, dứt khoát của nhân vật Phương Định khi phá bom nổ chậm đầy nguy hiểm. Trang | 1
- Câu 3: Cách đặt câu đặc biệt ở chỗ: có những câu ngắn, câu tách ra từ một câu hoàn chỉnh như: Đất rắn Nhanh lên một tí! Một dấu hiệu chẳng lành Hoặc là mặt trời nung nóng. - Cách sử dung câu văn ngắn, ngắt nhịp linh hoạt, sử dung nhiều câu đặc biệt giúp tác giả miêu tả trận phá bom ác liệt,, nguy hiểm, dồn dập, căng thẳng. Câu 4: Viết đoạn văn cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Về nội dung: Cần làm rõ tâm trạng hồi hộp, lo lắng; hành động nhanh, dứt khoát của nhân vật Phương Định khi phá bom nổ chậm - Về kĩ năng: Viết đoạn văn theo phép lập luận tổng hợp - phân tích - tổng hợp. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn. Phần II: Làm văn (6,0 điểm). 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Bài làm phải được tổ chức thành bài làm văn hoàn chỉnh. - Biết vận dụng kĩ năng nghị luận kết hợp với các yếu tố miêu tả và biểu cảm để trình bày những cảm nhận về một bài thơ. - Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy; hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức: - Trên cơ sở những kiến thức đã học về kiểu văn nghị luận về đoạn trích và những hiểu biết về tác phẩm Viếng lăng Bác của Viễn Phương, học sinh trình bày những cảm nhận của mình về bài thơ. - Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng những ý cơ bản sau. Mở bài: - Giới thiệu về nhà thơ Viễn Phương và bài thơ Viếng lăng Bác. - Cảm nhận khái quát về bài thơ. Thân bài - Tâm trạng xúc động của nhà thơ khi đến thăm lăng Bác: + Tấm lòng người dân miền Nam đối với Bác: Cách xưng hô như tình cha con ruột thịt: "con" - "bác". Trang | 2
- + Cảm xúc thành kính, thiêng liêng: những hình ảnh thân thương của làng quê, của dân tộc như hàng tre đã trở thành biểu tượng của tình cảm nhân dân gắn bó với Bác, thành biểu tượng của sức sống bền bỉ, mạnh mẽ. - Sự tôn kính, biết ơn của nhân dân đối với Bác: hình ảnh ẩn dụ mặt trời trong lăng, vầng trăng dịu hiền - đó là sức sống tư tưởng Hồ Chí Minh. - Niềm tiếc thương vô hạn: thương nhớ vô hạn suốt chiều dài thời gian (ngày ngày), không gian (dòng người) - Những cảm xúc chân thành, tha thiết ấy được nâng lên thành ước muốn sống đẹp - đó là được hoá thân, hoà nhập vào cảnh vật (muốn làm chim hót, hoa toả hương) và nguyện ước trung thành với lí tưởng của Bác (cây tre trung hiếu) - Bài thơ là giọng điệu thành kính, trang nghiêm mà tha thiết, nhiều hình ảnh ẩn dụ thiêng liêng diễn tả tình cảm kính yêu, thương nhớ, biết ơn sâu sắc của nhân dân miền Nam nói riêng và cả dân tộc Việt Nam nói chung đối với Bác Hồ. Kết bài - Khẳng định tình cảm chân thành của nhân dân đối với Bác được tác giả gửi gắm trong bài thơ. - Liên hệ bản thân về học tập và rèn luyện để thực hiện ước mong của người. ĐỀ THI SỐ 2 Phần I (6.0 điểm): Cho đoạn thơ sau: Tưởng người dưới nguyệt chén đồng, Tin sương luống những rày trông mai chờ. Bên trời góc bể bơ vơ, Tấm son gột rửa bao giờ cho phai. Xót người tựa cửa hôm mai, Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ? Sân Lai cách mấy nắng mưa, Có khi gốc tử đã vừa người ôm. Trang | 3
- (Ngữ văn 9, tập I, NXB Giáo Dục, 2010) Câu 1: Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào? Của ai? Câu 2: Tìm hai điển cố trong đoạn thơ trên và nêu hiệu quả nghệ thuật của cách sử dụng điển cố đó? Câu 3: Trong đoạn trích, khi nói đến nỗi nhớ của Kiều hướng tới Kim Trọng, Nguyễn Du đã sử dụng từ tưởng; còn khi nói tới nỗi nhớ của Kiều dành cho mẹ cha, tác giả lại dùng từ xót. Hãy phân tích ngắn gọn sự đặc sắc, tinh tế trong cách dùng từ ngữ đó. Câu 4: Viết một đoạn văn khoảng 15 câu theo phép lập luận quy nạp nêu cảm nhận của em về những phẩm chất của Kiều được thể hiện ở đoạn trích trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu bị động và một phép thế để liên kết (gạch dưới câu bị động và từ ngữ sử dụng trong phép thế). Phần II (4.0 điểm): Dưới đây là trích đoạn trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê): Những cái xảy ra hàng ngày: máy bay rít, bom nổ. Nổ trên cao điểm, cách cái hang này khoảng 300 mét. Đất dưới chân chúng tôi rung. Mấy cái khăn mặt mắc ở dây cũng rung. Tất cả, cứ như lên cơn sốt. Khói lên, và cửa hang bị che lấp. Không thấy mây và bầu trời đâu nữa. Chị Thao cầm cái thước trên tay tôi, nuốt nốt miếng bích quy ngon lành: “ Định ở nhà. Lần này nó bỏ ít, hai đứa đi cũng đủ”, rồi kéo tay áo Nho, vác xẻng lên vai và đi ra cửa. Tôi không cãi chị. Quyền hạn phân công là ở chị. Thời gian bắt đầu căng lên. Trí não tôi cũng không thua. Những gì đã qua, những gì sắp tới không đáng kể nữa. Có gì lý thú đâu, nếu các bạn tôi không quay về? (Ngữ văn 9, tập II, NXB Giáo Dục, 2010) Câu 1: Tác phẩm Những ngôi sao xa xôi được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Câu 2: Nêu ngắn gọn nội dung chính của đoạn trích trên. Câu 3: Tìm hai câu rút gọn trong đoạn văn trên và cho biết hiệu quả của việc sử dụng các câu rút gọn đó. Câu 4: Từ tình đồng chí, đồng đội của những nữ thanh niên xung phong trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi và những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng nửa trang giấy thi) về sức mạnh của tình đoàn kết trong cuộc sống hiện nay. HẾT Trang | 4
- ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2 Phần I (6.0 điểm): Câu 1: Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Câu 2: - Tìm được hai điển cố: Sân Lai, gốc tử. - Hiệu quả: + Bộc lộ được lòng hiếu thảo của Kiều với mẹ cha; ngầm so sánh Kiều với những tấm gương chí hiếu xưa. + Khiến lời thơ trở nên trang trọng, thiêng liêng hơn, phù hợp với việc ca ngợi tình cảm hiếu thảo hiếm có của Kiều. Câu 3: - Từ tưởng trong câu thơ Tưởng người dưới nguyệt chén đồng nghĩa là: nhớ về, hồi tưởng lại, mơ tới. Từ này bộc lộ chính xác nỗi nhớ Kim Trọng của Kiều. Nỗi nhớ của một tình yêu đắm say trong sáng gắn với những kỉ niệm ngọt ngào. - Từ xót trong câu thơ Xót người tựa cửa hôm mai nghĩa là yêu thương thấm thía, xót xa. Từ này đã bộc lộ rõ lòng tình yêu thương, lòng hiếu thảo hết mực của nàng với cha mẹ trong hoàn cảnh phải cách xa, li biệt. → Cách sử dụng từ ngữ hết sức chuẩn xác và tinh tế. Câu 4: - Đoạn văn quy nạp - Nội dung: Đảm bảo các ý chính nêu cảm nhận về những phẩm chất của Kiều được thể hiện ở đoạn trích: + Lòng thủy chung, tình yêu mãnh liệt + Lòng hiếu thảo hết mực với mẹ cha + Lòng vị tha hết mực: Trong cảnh ngộ bị lưu lạc, đọa đầy trong chốn lầu xanh, nàng vẫn luôn nghĩ và lo lắng cho người thân hơn cả lo nghĩ cho mình +Nàng luôn tự trách, tự nhận lỗi về mình trong mọi việc. Trang | 5
- - Viết đúng câu bị động (gạch dưới) - Sử dụng đúng phép thế để liên kết (gạch dưới) Lưu ý: Nếu đoạn văn quá dài hoặc quá ngắn trừ 0.5 điểm. Phần II (4.0 điểm): Câu 1: Truyện Những ngôi sao xa xôi được viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc ta đang diễn ra ác liệt . Câu 2: Đoạn trích tái hiện lại những cảnh tượng bom đạn chiến tranh khốc liệt trên tuyến đường Trường Sơn. Ở nơi đó có những nữ thanh niên xung phong dũng cảm chiến đấu, phá bom. Họ có tình đồng đội keo sơn, họ vô cùng gắn bó, yêu thương, quan tâm hết mực đến nhau. Câu 3: Hai câu rút gọn trong đoạn trích: Nổ trên cao điểm, cách cái hang này khoảng 300 mét Không thấy mây và bầu trời đâu nữa - Hiệu quả của việc sử dụng các câu rút gọn: Làm cho câu văn ngắn gọn, tránh lặp từ; thông tin nhanh, nhịp văn dồn dập phản ánh được sự khốc liệt của chiến trường. Câu 4: Đoạn văn cần đảm bảo những yêu cầu về: - Nội dung: Từ tình đồng chí, đồng đội của những nữ thanh niên xung phong trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi, nêu được những suy nghĩ của về sức mạnh của tình đoàn kết: giúp con người hòa nhập, gắn kết trong cộng đồng; tạo nên sức mạnh lớn lao để vượt qua khó khăn, đạt được thành công trong mọi hoàn cảnh - Hình thức: kết hợp các phương thức biểu đạt, diễn đạt rõ ý, độ dài theo qui định ĐỀ THI SỐ 3 Câu 1: (2,5 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Có phải cái ánh sáng trong quyển sách rọi sang, làm cho cô hiểu thêm về cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của người thanh niên, về cái thế giới những con người như anh mà anh kể, và về con đường anh đang đi tới? Có phải cái cảm giác bàng hoàng, đáng lẽ cô phải biết khi cô yêu, bây giờ cô mới biết, giúp cô đánh giá đúng hơn mối tình nhạt nhẽo mà cô đã bỏ, và yên tâm hơn về quyết định của mình? Một ấn tượng khó tả dạt lên trong lòng cô gái. Không phải chỉ vì bó hoa rất to sẽ đi theo cô trong Trang | 6
- chuyến đi thứ nhất ra đời. Mà vì một bó hoa nào khác nữa, bó hoa của những háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên anh cho thêm cô. Và vì một cái gì đó nữa mà lúc này cô chưa kịp nghĩ kĩ.” (Ngữ Văn 9- Tập 1) a. Đoạn trích trên trong tác phẩm nào? của ai? b. Tìm và chỉ ra các pháp liên kết trong đoạn văn trên? c. Giải thích nghĩa của từ “hàm ơn”? d. Đoạn trích trên góp phần thể hiện sự thành công của thủ pháp nghệ thuật đặc sắc nào khi nhà văn xây dựng nhân vật chính trong truyện? e. Em hiểu hình ảnh “một bó hoa nào khác nữa” trong đoạn trích có ý nghĩa gì? Câu 2: (2,0 điểm) Từ nhân vật chính trong truyện trên em hãy viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ về tính tự lập của người học sinh? Câu 3: (5,5 điểm) Cảm nhận về đoạn thơ sau: “Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc (Trích “Mùa xuân nho nhỏ”– Thanh Hải) HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3 Câu 1: (2,5 điểm) a. Lặng lã Sa Pa- Nguyễn Thành Long (0,5 đ) Trang | 7
- b. Phép liên kết: Lặp “có phải ”; phép nối “mà ,”, “và ” (0,5 đ) c. Nghĩa của từ “hàm ơn”: hiểu và ghi nhớ công ơn của người khác đối với mình, đồng nghĩa với biết ơn. (0,5đ) d. Nghệ thuật đặc sắc: xây dựng nhân vật qua cái nhìn và cảm nghĩ của nhân vật khác. (0,5đ) e. Hình ảnh “một bó hoa nào khác nữa” có ý nghĩa chỉ những giá trị tinh thần, vẻ đẹp tâm hồn mà cô gái nhận thấy ở anh thanh niên: + Bó hoa của niềm tin, niềm lạc quan và tình yêu cuộc sống. + Giúp cô nhận ra những giá trị và vẻ đẹp của cuộc sống. + Giúp cô có sức mạnh vượt qua khó khăn thực hiện ước mơ và lí tưởng của mình Câu 2: (2 điểm). * Yêu cầu: - Biết viết văn nghị luận xã hội. Diễn đạt mạch lạc, có cảm xúc, không mắc lỗi diễn đạt về từ, câu, chính tả. - Nội dung đảm bảo các ý cơ bản: * Mở bài: Dẫn dắt nêu vấn đề: tính tự lập (0,25đ) * Thân bài: - Giải thích: Tự lập là gì? (nghĩa đen: tự đứng một mình, không có sự giúp đỡ của người khác. Tự lập là tự mình làm lấy mọi việc, không dựa vào người khác). Người có tính tự lập là người biết tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống cho mình mà không ỷ lại, phụ thuộc vào mọi người xung quanh. (0,25đ) - Phân tích, bình luận, đánh giá: (1 đ) + Tự lập là đức tính cần có đối với mỗi con người khi bước vào đời. + Trong cuộc sống không phải lúc nào chúng ta cũng có cha mẹ ở bên để dìu dắt, giúp đỡ ta mỗi khi gặp khó khăn. Vì vậy, cần phải tập tính tự lập để có thể tự mình lo liệu cuộc đời bản thân. + Người có tính tự lập sẽ dễ đạt được thành công, được mọi người yêu mến, kính trọng.(Dẫn chứng) + Phê phán: Tự lập là một phẩm chất để khẳng định nhân cách, bản lĩnh và khả năng của một con người. Chỉ biết dựa dẫm vào người khác sẽ trở thành một gánh nặng cho người thân và cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa. Những người không có tính tự lập, cứ dựa vào người khác thì khó có được thành công thật sự. - Mở rộng, liên hệ: (0,25đ) + Cần phải rèn luyện khả năng tự lập một cách bền bỉ, đều đặn. Để có thể tự lập, bản thân mỗi người phải có sự nỗ lực, cố gắng và ý chí mạnh mẽ để vươn lên, vượt qua thử thách, khó khăn, để trau dồi, rèn luyện năng lực, phẩm chất * Kết bài:(0,25đ) + Khẳng định: Nếu mọi người đều biết sống tự lập kết hợp với tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau thì xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn và cuộc sống mỗi người sẽ được hạnh phúc. Trang | 8
- Câu 3: (5,5 điểm) * Yêu cầu: - Biết viết văn nghị luận văn học. Diễn đạt mạch lạc, có cảm xúc, không mắc lỗi diễn đạt về từ, câu, chính tả. - Nội dung đảm bảo các ý cơ bản: * Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vị trí và cảm nhận chung về đoạn trích. (0,5 điểm) * Thân bài: (4,5 điểm) - Khái quát hoàn cảnh sáng tác, nội dung: từ cảm xúc mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước nhà thơ bày tỏ suy ngẫm và ước nguyện của mình. (0,25 đ) - Ước nguyện muốn được sống có ích, được cống hiến :(2 đ) + Hình ảnh thơ “con chim hót”, “một cành hoa” những hình ảnh đẹp của thiên nhiên ở khổ thơ đầu được tác giả mượn lại để nói ước nguyện cao đẹp của cuộc đời. → phân tích các hình ảnh ẩn dụ này để thấy vẻ đẹp ước nguyện của nhà thơ. + Điệp ngữ “Ta làm ”, “ta nhập ” diễn tả một cách giản dị, khiêm nhường, chân thành, thiết tha khát vọng muốn được hòa nhập, được cống hiến cuộc đời mình cho quê hương, đất nước - Khát vọng muốn được cống hiến cho quê hương: (2 đ) + Suy ngẫm về ý thức, thái độ sống của mỗi con người trong cuộc đời: mỗi con người hãy là một mùa xuân nho nhỏ góp phần làm nên mùa xuân lớn lao cho đất nước. Hình ảnh ẩn dụ, từ láy “lặng lẽ”, điệp ngữ “dù là” cùng giọng thơ tha thiết sâu lắng gửi đến một nhân sinh quan, một lí tưởng sống cao đẹp: khát vọng sống cống hiến không ngừng + Khát vọng cháy bỏng lớn lao nhưng được giãi bày, thể hiện bằng một thái độ hết sức giản dị, khiêm nhường. - Đoạn thơ thể hiện một vấn đề nhân sinh lớn lao: ý thức, thái độ của mỗi con người về cuộc đời, với quê hương đất nước. Đặt đoạn thơ, bài thơ vào hoàn cảnh sáng tác ta càng hiểu hơn vẻ đẹp tâm hồn, tài năng của nhà thơ Thanh Hải. (0,25 đ) * Kết bài: (0,5 điểm) - Khẳng định ý nghĩa của đoạn thơ. - Bày tỏ cảm xúc. Trang | 9