Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Phan Văn Trị (Có đáp án)

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) 
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: 
Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều. 
Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như 
cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, 
rồi sáo kép, sáo bè,… như gọi thấp xuống những vì sao sớm. 
Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác diều đang trôi trên dải Ngân 
Hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn 
chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đó là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt mộtt thời mới lớn để chờ đợi một 
nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bai giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: “Bay đi diều ơi! Bay 
đi!” Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nối khát khao của tôi. 
(Cánh diều tuổi thơ – Tạ Duy Anh) 
Câu 1. Nhận biết 
Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản. 
Câu 2. Nhận biết 
Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều? 
Câu 3. Thông hiểu 
Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng 
lồ. 
Câu 4. Thông hiểu 
Theo em, tác giả muốn nói điều gì qua hình ảnh cánh diều? Trả lời trong khoảng 3 đến 5 dòng.
pdf 26 trang Huệ Phương 15/02/2023 6420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Phan Văn Trị (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_vao_lop_10_mon_ngu_van_nam_hoc_2022_2023_truong_t.pdf

Nội dung text: Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Phan Văn Trị (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 NĂM HỌC 2022-2023 PHAN VĂN TRỊ MÔN NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút ĐỀ THI SỐ 1 I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều. Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè, như gọi thấp xuống những vì sao sớm. Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác diều đang trôi trên dải Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đó là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt mộtt thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bai giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!” Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nối khát khao của tôi. (Cánh diều tuổi thơ – Tạ Duy Anh) Câu 1. Nhận biết Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản. Câu 2. Nhận biết Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều? Câu 3. Thông hiểu Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Câu 4. Thông hiểu Theo em, tác giả muốn nói điều gì qua hình ảnh cánh diều? Trả lời trong khoảng 3 đến 5 dòng. II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
  2. Câu 1. (2.0 điểm) Vận dụng cao Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 15 đến 20 dòng) trình bày suy nghĩ về vai trò của khát vọng trong cuộc sống. Câu 2. (5.0 điểm) Vận dụng cao Cảm nhận của em về hai đoạn thơ sau: Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng (Trích Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016) Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về (Trích Sang thu – Hữu Thỉnh, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016) HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1 I. ĐỌC – HIỂU Câu 1. Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học Cách giải: Những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn trên: tự sự, miêu tả, biểu cảm. Câu 2.
  3. Phương pháp: căn cứ nội dung đoạn trích Cách giải: Những chi tiết tác giả chọn để tả cánh diều: + Cánh diều mềm mại như cánh bướm. + Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. + Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè, như gọi thấp xuống những vì sao sớm. Câu 3. Phương pháp: căn cứ nội dung bài So sánh. Cách giải: - Biện pháp tu từ được sử dụng: so sánh. Tác giả so sánh bầu trời đêm với một tấm thảm nhung. - Tác dụng: Gợi vẻ đẹp của bầu trời đêm. Tấm thảm nhung có đặc tính mềm, mịn; bầu trời đêm cũng mịn và không một gợn mây, mở ra không gian cao rộng. Câu 4. Phương pháp: phân tích, tổng hợp Cách giải: Qua hình ảnh cánh diều tác giả muốn nói: + Cánh diều là những kỉ niệm tuổi thơ của tác giả với những người bạn nơi thôn quê. Đó là kí ức đẹp theo tác giả suốt đời. + Cánh diều tuổi thơ là nơi chở những khát vọng, những ước mơ của tác giả bay cao, bay xa. II. LÀM VĂN Câu 1. Phương pháp: Phân tích, tổng hợp Cách giải: 1. Nêu vấn đề 2. Giải thích vấn đề
  4. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai - Khát vọng là những mong muốn lớn lao, tốt đẹp của mỗi con người, nó mang một sức thôi thúc mạnh mẽ mà khiến họ cần phải hành động để đạt được khát vọng của bản thân. - Mỗi con người sẽ có những khát vọng riêng trong cuộc sống của mình. Khát vọng là động lực để con người phát triển và vươn tới thành công. 3. Phân tích, bàn luận vấn đề - Vai trò của khát vọng với con người: + Có khát vọng tức là con người có những ước mơ. Một người sống không thể thiếu ước mơ vì những ước mơ, khát vọng giúp con người nỗ lực và phấn đấu không ngừng. + Có khát vọng, con người sẽ có sức mạnh để vượt qua những khó khăn, chông gai trong cuộc sống. + Con người có khát vọng là con người sống có lí tưởng riêng và những người như vậy nhất định sẽ thành công. - Khát vọng khác với tham vọng. Cần phải tỉnh táo để không biến những khát vọng của mình thành những tham vọng. - Phê phán những người sống không có khát vọng, sống như những cỗ máy. - Liên hệ bản thân: Em đã phải là người sống có khát vọng chưa? Hãy chia sẻ về những khát vọng của mình? Câu 2. Phương pháp: phân tích, tổng hợp. Cách giải: * Yêu cầu về kĩ năng: - Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học. - Lý lẽ rõ ràng, dẫn chứng xác thực. - Văn viết giàu cảm xúc, diễn đạt trôi chảy. - Bố cục ba phần rõ ràng, cân đối. - Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả. * Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo được các ý sau: - Dựa vào trí nhớ học sinh chép đúng hai khổ thơ đầu và cuối của bài Mùa xuân nho nhỏ và Sang thu.
  5. 1. Giới thiệu chung - Bài Mùa xuân nho nhỏ: Tác giả: + Là một nhà thơ cách mạng, sự nghiệp thơ văn của ông gắn với hai cuộc kháng chiến của dân tộc. + Thanh Hải để lại một số lượng tác phẩm không nhiều nhưng vẫn tạo được dấu ấn riêng nhờ vẻ đẹp bình dị, trong sáng, ngôn ngữ thơ giàu nhạc điệu, cảm xúc chân thành, đằm thắm. Tác phẩm: Bài thơ được viết vào tháng 11 năm 1980 – thời điểm Thanh Hải ốm nặng và chỉ mấy tuần lễ sau ông qua đời. - Bài Sang thu: Tác giả: - Là nhà thơ chiến sĩ, trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Ông từng cầm súng chiến đấu trong chiến trường miền Nam. - Sáng tác của ông cuốn hút người đọc nhờ cảm xúc tinh tế, ngòi bút giàu chất lãng mạn và lối viết giản dị, giàu sức gợi. Tác phẩm: Vào năm 1977, được in lại nhiều lần trong các tập thơ mà gần đây nhất là tập“Từ chiến hào đến thành phố” – 1991. => Hai bài thơ đã thể hiện những cảm nhận tinh tế của các tác giả về sự chuyển giao giữa các mùa, và qua mỗi bài thơ đều thể hiện những suy tư, chiêm nghiệm của họ về con người, về cuộc đời. a. Cảm nhận khổ đầu bài Mùa xuân nho nhỏ - Bài thơ được mở ra bằng khung cảnh thiên nhiên tươi sáng và tràn đầy sức sống: “Mọc giữa dòng sông xanh Hót chi mà vang trời” + Cấu trúc đảo ngữ ở câu thơ 1,2 gợi sức sống mạnh mẽ đến bất ngờ, khiến bông hoa như có cội rễ, tràn đầy sức xuân, sắc xuân. + Các hình ảnh “dòng sông” “bông hoa” “bầu trời” “chim chiền chiện” thật bình dị và gợi cảm, đã tái hiện một không gian cao rộng của mùa xuân với những hình ảnh đặc trưng của xứ Huế.
  6. TRƯỜNG THCS ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 NĂM HỌC 2022-2023 PHAN VĂN TRỊ MÔN NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút ĐỀ THI SỐ 1 I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều. Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè, như gọi thấp xuống những vì sao sớm. Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác diều đang trôi trên dải Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đó là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt mộtt thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bai giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!” Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nối khát khao của tôi. (Cánh diều tuổi thơ – Tạ Duy Anh) Câu 1. Nhận biết Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản. Câu 2. Nhận biết Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều? Câu 3. Thông hiểu Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Câu 4. Thông hiểu Theo em, tác giả muốn nói điều gì qua hình ảnh cánh diều? Trả lời trong khoảng 3 đến 5 dòng. II. LÀM VĂN (7.0 điểm)