Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Trần Kiệt (Có đáp án)

Câu 1. (2,0 điểm)

Cho đoạn văn:

“… Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí

kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận

rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người càng nổi trội.”

(Ngữ văn 9 – tập 2, NXB Giáo dục – 2006)

a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Của ai?

b. Câu chủ đề của đoạn văn trên nằm ở vị trí nào?

c. Đoạn văn trên sử dụng phép liên kết nào là chủ yếu?

d. Từ được in đậm trong câu “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan

trọng nhất.” là thành phần biệt lập gì?

Câu 2. (3,0 điểm)

Trong tác phẩm Truyện Kiều, Nguyễn Du viết:

"Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,

Tin sương luống những rày trông mai chờ."

a. Chép chính xác 6 câu thơ tiếp theo hai câu thơ trên.

b. Những câu thơ vừa chép nằm trong đoạn trích nào của Truyện Kiều? Nêu ngắn gọn giá trị nội dung

và nghệ thuật của đoạn trích đó.

c. Em hiểu từ “chén đồng” trong đoạn thơ trên như thế nào?

pdf 9 trang Huệ Phương 15/02/2023 6480
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Trần Kiệt (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_vao_lop_10_mon_ngu_van_nam_hoc_2022_2023_truong_t.pdf

Nội dung text: Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Trần Kiệt (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THCS TRẦN KIỆT MÔN NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút ĐỀ THI SỐ 1 Câu 1. (2,0 điểm) Cho đoạn văn : “ Trong nhữ ng hành trang ấy, có lẽ sự chu ẩn bị bản thân con người là quan tr ọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong th ế kỉ tới mà ai ai cũng th ừ a nhậ n rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người càng nổi trội.” (Ngữ văn 9 – tập 2, NXB Giáo dục – 2006) a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Của ai? b. Câu chủ đề của đoạn văn trên nằm ở vị trí nào? c. Đoạn văn trên sử dụng phép liên k ết nào là chủ yếu? d. Từ được in đậm trong câu “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.” là thành phần biệt lập gì? Câu 2. (3,0 điểm) Trong tác phẩm Truyện Kiều, Nguyễn Du viết: "Tưởng người dưới nguyệt chén đồng, Tin sương luống những rày trông mai chờ." a. Chép chính xác 6 câu thơ tiế p theo hai câu thơ trên. b. Những câu thơ vừa chép nằm trong đoạn trích nào của Truy ện Kiều? Nêu ngắn gọn giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích đó. c. Em hiểu từ “chén đồng” trong đoạn thơ trên như thế nào? Câu 3. (5,0 điểm) Trang | 1
  2. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Cảm nhận của em về tình cảm của nhân vật ông Sáu dành cho con trong trích đoạn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. HẾ T ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1 Câu 1. (2,0 điểm) a. Đoạn văn đư ợc trích từ văn bản “Chu ẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” của tác giả Vũ Khoan. 0,5 đ b. Câu chủ đề nằm ở đầu đoạn. 0,5 đ c. Đoạn văn trên sử dụng phép liên kết chủ yếu là : phép lặp. 0,5 đ d. Có lẽ là thành ph ần biệt lập tình thái trong câu. Câu 2. (3,0 điểm) a. Chép tiếp 6 câu thơ (1,0 điểm) Bên trời góc bể bơ vơ, Tấm son gột rửa bao giờ cho phai . Xót ngư ời tựa cửa hôm mai, Quạt nồng ấp lạnh những ai đó gi ờ? Sân Lai cách mấy nắng mưa, Có khi gốc tử đã vừa người ôm. b . (1,5 điểm) - Những câu thơ trên nằm trong đoạn trích “Kiề u ở lầu Ngưng Bích”. (0,5 điểm). - Giá trị nội dung và nghệ thu ật của đoạn trích: + Về nội dung (0,5 điểm): Đoạn trích thể hiện tâm trạng cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của Thuý Kiều. + Về nghệ thuật (0,5 điểm): Nghệ thuật khắc hoạ nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc. c. (0,5 điểm) Trang | 2
  3. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Chén đồng: Chén rượu thề nguyền cùng lòng cùng dạ (đồng tâm) với nhau. Lưu ý: Thí sinh có thể diễn đạt theo cách khác nhưng đúng tinh thần thì vẫn cho điểm tối đa. Câu 3. (5,0 điểm) * Yêu cầu về kỹ năng Thí sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài; biết cách làm bài văn nghị luận văn học; bố cục ba phần rõ ràng; lập luận chặt chẽ, mạch lạc; dẫn chứng phong phú, tiêu biểu; không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; khuyến khích những bài viết sáng tạo. * Yêu cầu về kiến thức Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau trên cơ sở nắm chắc tác phẩm, không suy diễn tuỳ tiện. Bài viết phải làm nổi bật được tình yêu con sâu nặng của nhân vật ông Sáu trong tác phẩm Chiếc lược ngà. Cụ thể cần đảm bảo các ý cơ bản sau: - Tình cảm của ông Sáu dành cho con trong 3 ngày phép: + Tình huống: Hai cha con gặp nhau sau tám năm xa cách nhưng thật trớ trêu là bé Thu lại không chịu nhận ông là cha. Đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu lại phải ra đi. + Nỗi nhớ cồn cào mãnh liệt thôi thúc ông Sáu về thăm con. Gặp con, cảm xúc hồi hộp, vui sướng trào dâng trong lòng ông. Nhưng vừa gặp, bé Thu đã hoảng sợ bỏ chạy khiến ông hụt hẫng “ mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy”. + Trong 3 ngày ở nhà, ông Sáu dành cho con tình cảm sâu sắc và mong chờ tiếng gọi “ba” của con bé. Nhưng bé Thu bướng bỉnh không chịu nhận ba khiến ông rất đau khổ. “Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.” + Trong bữa ăn, ông gắp thức ăn cho Thu “miếng trứng cá to vàng để vào chén nó” thể hiện tình yêu thương, chăm chút, muốn bù đắp cho con. Khi con bé hất bỏ miếng trứng cá, ông Sáu rất tức giận đánh vào mông nó một cái và hét lên: “Sao mày cứng đầu quá vậy, hả?” + Khi bé Thu nhận ông là ba, ông sung sướng, nghẹn ngào đến trào nước mắt. - Trong những ngày ở khu căn cứ: + Sau buổi chia tay con, ông Sáu luôn nhớ con da diết xen lẫn với sự ân hận vì đã đánh mắng con. + Thái độ vui mừng, sung sướng “Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà” khi nhặt được khúc ngà voi, vì ông sẽ thực hiện được tâm nguyện làm cây lược cho con như đã hứa. Trang | 3
  4. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai + Ông Sáu làm cây lược với tất cả sự công phu, kĩ lưỡng, khéo léo. Việc làm đó vừa làm dịu đi nỗi nhớ thương, ân hậ n vì đã đánh con vừa đốt cháy thêm khao khát được gặp con. “Có cây lược, anh càng mong gặp lại con”. + Ông Sáu hi sinh khi chưa kịp trao tận tay món quà cho con gái, nhưng ánh mắt ông, cái nhìn “không đủ lời lẽ để tả lại” của ông đã nói lên tất cả tình yêu ông dành cho con. - Đánh giá: + Đó là tình cảm cao đẹp, sâu nặng, cảm động trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Qua đó người đọc thấm thía những mất mát không gì bù đắp được của con người Việt Nam trong chiến tranh vừa trân trọng tình cảm cao đẹp trong tâm hồn họ. + Cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất, tạo tình hu ống độc đáo, đặc biệt thành công trong việc miêu tả tâm lí và xây dựng tính cách nhân vật góp phần thể hiện chân thực, cảm động tình cảm cao đẹp đó. ĐỀ THI SỐ 2 Phần I: Đọc - hiểu (4 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: "Trời ơi, chỉ còn có năm phút! Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồ i trở vào li ền, tay cầm một cái làn . Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già." (Trích Ngữ văn 9) Câu 1: Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? (0,5điểm) Câu 2: Tìm câu văn chứa hàm ý trong đoạn văn trên và chỉ ra hàm ý đó? (0,5 điểm) Câu 3: Câu văn chứa hàm ý đó cho thấy nét đẹp gì của nhân vật anh thanh niên? (1 điểm) Câu 4: Viết một đoạn văn ngắn (khoả ng 200 từ) nêu suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên được nhắc đến trong đoạn văn trên. (2 điểm) Phần II: Làm văn (6 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Trang | 4
  5. Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”. (Trích Ngữ văn 9) HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2 Phần I: Đọc - hiểu (4 điểm) Câu 1: - Đoạn văn trên trích trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa”. - Tác giả: Nguyễn Thành Long. Câu 2: - Câu văn chứa hàm ý: Trời ơi, chỉ còn có năm phút! – Sự tiếc nuối của anh thanh niên khi sắp phải chia tay ông họa sĩ và cô kĩ sư. Câu 3: Qua đó thể hiện nét đẹp trong tâm hồn nhân vật: Anh quý trọng tình cảm, khao khát gặp gỡ, trò chuyện cùng mọi người. Anh trận trọng từng khoảnh khắc được gặp gỡ mọi người dù đó là cuộc gặp gỡ bất ngờ với những người xa lạ. Câu 4: Đoạn văn cần đảm bảo những yêu cầu sau: * Hình thức: Đảm bảo cấu trúc đoạn văn, đúng số từ quy định, diễn đạt lưu loát, trong sáng, không sai lỗi chính tả. * Nội dung: Làm nổi bật những ý cơ bản sau: - Vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên: Lặng lẽ cống hiến sức mình cho tổ quốc. Trang | 5
  6. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai + Lòng yêu đời, yêu nghề, tinh thần trách nhiệm cao với công việc. + Lòng hiếu khách, sự chu đáo với mọi người. + Sự khiêm tốn. + Là gương mặt tiêu biểu cho thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Phần II: Làm văn (6 điểm) a. Mở bài: - Giới thiệu khái quát về tác giả Viễn Phương và bài thơ Viếng lăng Bác. - Cảm nhận chung về đoạn thơ: vị trí – ý nghĩa: Đoạn thơ diễn tả niềm xúc động của nhà thơ khi vào lăng viếng Bác và mong ước thiết tha được ở mãi bên Người. b. Thân bài: - Cảm xúc của tác giả khi vào trong lăng viếng Bác: (khổ thơ 3) + Khung cảnh trong lăng: trang nghiêm, tĩnh lặng, trong sáng và tinh khiết. + Hình ảnh Bác: nằm trong giấc ngủ bình yên- giữa vầng trăng sáng dịu hiền – Bác đã ra đi nhưng trong cảm nhận của nhà thơ Bác như đang ngủ trong tình yêu thương, nâng giấc của cả con người và tạo vật. Vầng trăng dịu hiền gợi ta liên tưởng tới tâm hồn cao đẹp, trong sáng của Người. + Cảm xúc của nhà thơ: đau đớn, xót xa trước thực tế Bác đã ra đi. (từ nhói) - Cảm xúc lưu luyến và ước nguyện được ở mãi bên người của nhà thơ: (khổ thơ cuối) + Cảm xúc của nhà thơ khi chia tay: Lưu luyến, không muốn dời xa. + Ước nguyện: làm con chim, làm đóa hoa, làm cây tre trung hiếu – Hóa thân vào thiên nhiên, cảnh vật quanh lăng để được gần gũi bên Người. - Đánh giá về nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ: + Nội dung: Đoạn thơ thể hiện tấm lòng thành kính, biết ơn và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ khi vào lăng viếng Bác. Viễn Phương đã bày tỏ cảm xúc của mình cũng là tiếng lòng chung của những người con đất Việt một cách chân thành và cảm động. + Nghệ thuật: Giọng điệu thơ trang trọng, tha thiết, sáng tạo nhiều hình ảnh thơ đẹp giàu tính biểu tượng, lựa chọn ngôn ngữ bình dị và hàm xúc âm vang. c. Kết bài: Trang | 6
  7. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai - Kh ẳng định đóng góp của đoạn trích vào thành công của tác phẩm. ĐỀ THI SỐ 3 Câu 1. (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: "Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”. Xa đến đâu mặc kệ, nhưng tôi thích ngắm mắt tôi trong gương. Nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng.” a. Đoạn văn trên được trích t ừ tác phẩm nào? Tác giả là ai? b. Xác định thành phần biệt l ập trong câu văn: “Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khác.” c. Ch ỉ ra 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó. Câu 2. (2 ,0 điểm) Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến sau: Mọi người sẽ tin cậy ta nếu ta chân thành công nhận khuyết điểm. Câu 3. (5,0 điểm) Phân tích đoạn thơ sau: “Ngửa mặt lên nhìn mặ t có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng. Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắ c. đủ cho ta giật mình." (Ánh trăng – Nguyễn Duy) HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3 Câu 1 : Trang | 7
  8. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai a. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm "Những ngôi sao xa xôi" của tác giả Lê Minh Khuê. b. Thành phần biệ t lập trong câu: "Nói một cách khiêm tốn". c . Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên: so sánh ("như đài hoa loa kèn") Tác dụng: khắc họ a vẻ đẹp của cô gái Phương Định xinh đẹp, trong sáng , hồn nhiên, mơ mộng. Câu 2:Mọi người sẽ tin cậy ta nếu ta chân thành công nhận khuyết điểm. Đ ể phân tích ý kiến này bạn cần hiểu được: - Tin cậy là sự tin tưởng của ai đó và nó được hình thành thông qua các mối quan hệ. - Khuyết điểm là điều thiếu sót, điều sai trong hành động, suy nghĩ hoặc tư cách. Như vậy, biết nhận khuyến điểm là bạn tự nhận ra được chính khuyết điểm của bản thân mình mà công nh ận nó. Qua đó nhận định ý kiến trên thành đoạn văn. Câu 3 : Có thể tham khảo dàn bài gợi ý sau đây: 1 . Mở bài – Giớ i thiệu nhà thơ Nguyễn Duy, nhà thơ quân đội, đã đư ợc giải nhất cuộc thi thơ của báo Văn Nghệ 1972 – 1973 , một gương mặt tiêu biểu cho lớp nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước. – Tập thơ Ánh Trăng của ông đư ợc tặng giải A c ủa Hội Nhà Văn Việt Nam năm 1984. Trong đó, có bài thơ mà tựa đề dùng làm nhan đề cho cả tập thơ: Ánh Trăng. Bài thơ là một câu chuyện riêng nhưng có ý nghĩa triết lý như một lời tự nhắc nh ỏ thấm thía của nhà thơ đối với quá khứ gian lao, tình nghĩa, đối với thiên nhiên , đất nước và đồ ng đội. 2. Thân bài: Phân tích hai khổ thơ cuối Ngửa mặt lên nhìn mặ t Có cái gì rưng rưng Như là đồng là bể Như là sông là rừng. - Vầng trăng trở thành m ột biểu tượng gợi lại quá khứ tình nghĩa giữa con người và trăng, con người và thiên nhiên trong tư thế mặt người nhìn mặt trăng . - Trong phút giây mặt đối mặt, lòng nhân v ật trữ tình tràn ngập hình ảnh của quá khứ tình nghĩa thuở sống ở ruộng đồng , sông ngòi và rừng bể → Lời thơ giản dị nhưng có sức bi ểu cảm lớn gợi những nỗ i niề m rưng rưng xúc động về quá khứ. Từ “như”, từ “là ” của phép điệp ngữ kết hợp với những từ ngữ thể hiện không gian sống quen thuộc của thời quá khứ (đồng, bể, sông, rừng) làm cho gi ọng thơ có sắc thái dồn dập, mạnh mẽ như xúc cảm đầy ắ p đang trào dâng trong lòng nhân vật trữ tình. - Khổ thơ cuối mang hàm ý độc đáo và sâu sắc: Trăng cứ tròn vành vạ nh Kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc Trang | 8
  9. đủ cho ta giật mình. - Quá khứ hồn nhiên, tình nghĩa đã thức tỉnh tâm hồn thi nhân đưa nhân vật trữ tình trở về đối diện với chính mình và nhận ra mình là “người vô tình” đã có một thời vì cuộc sống, vì hoàn cảnh ấ m êm mà trở thành kẻ quay lưng với quá khứ. - Đối diện với vầng trăng bao dung, một vầng trăng “tròn vành vạnh, im phăng phắc”, không lời buộc tội nhưng đủ để cho nhân vật trữ tình “giật mình” thấm thía với lỗi lầm, đã hờ hững và bội bạc với những kỷ niệm thân thương của mình. → Lời thơ vừa gợi hình vừa biểu cảm gợi tả vẻ đẹp của vầng trăng, vẻ đẹp của quá khứ thân thương. Lời thơ giản dị nhưng trữ tình và giàu ý nghĩa triết lí. Nó gợi cho con người đạo lý thủy chung, uống nước nhớ nguồ n . – Hai khổ thơ có sự kết hợp hài hòa, tự nhiên giữa tự sự và trữ tình. Giọng điệu thơ tâm tình của thể thơ năm chữ được thể hiện với một nhịp thơ đặc biệt: khi thì trôi chảy tự nhiên nhịp nhàng theo lời kể , khi ngân nga thiết tha cảm xúc, lúc lại trầm lắng suy tư. Ba khổ thơ có gi ọng điệu chân thành, truyền cảm, gây ấn tượng mạnh cho người đọc. 3. Kết bài - Tóm lại, với giọng thơ trầm tĩnh, sâu lắng, hai khổ thơ trên đã gây nhiều xúc động cho người đọc. Nó như là lời tâm sự, lời tự thú, lời tự nhắc chân thành . Qua đoạn thơ, tác giả muốn nói rằng: phải thuỷ chung, trọn vẹn, phải nghĩa tình sắt son với nhân dân, với đất nước, và ngay với chính bản thân mình. Trang | 9