Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Bồ Đề (Có đáp án)

Với giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng vừa tha thiết, chân thành, bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ 
Viễn Phương là một đóng góp quý báu vào kho tàng thi ca viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu. Trong 
bài thơ có đoạn: 
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên 
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền 
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi 
Mà sao nghe nhói ở trong tim! 
(Trích SGK Ngữ văn lớp 9, tập II, trang 58) 
1/ Câu thơ mở đầu bài Viếng lăng Bác (Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác) và thời gian sáng tác ghi ở cuối 
(4-1976) cho em biết thêm được điều gì về hoàn cảnh sáng tác bài thơ và tâm trạng của tác giả? 
2/ Trong đoạn thơ trên, đâu là hình ảnh ẩn dụ? Những hình ảnh ẩn dụ đó diễn tả điều gì? 
3/ Có thể thay từ “đau” cho từ “nhói” trong trường hợp này được không? Vì sao? 
4/ Em hãy viết đoạn văn có mô hình Tổng- phân- hợp (độ dài khoảng 12- 15 câu), phân tích hai khổ thơ 
cuối bài Viếng lăng Bác để làm rõ tình cảm thiêng liêng thành kính của nhà thơ dành cho Bác kính yêu. 
Trong đoạn, có sử dụng câu cảm thán và phép thế. (gạch chân minh họa) 
5/ Tình yêu thương mênh mông dành cho mọi người là nét đẹp được nhiều nhà thơ, nhà văn khai thác khi 
viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Em hãy kể tên một tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn THCS 
ngợi ca tình cảm ấy của Người.(ghi rõ tên tác giả).
pdf 9 trang Huệ Phương 15/02/2023 7140
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Bồ Đề (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_mon_ngu_van_nam_hoc_2021_2022_t.pdf

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Bồ Đề (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN: NGỮ VĂN NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 120 phút) ĐỀ SỐ 1 Phần I: (7 điểm) Với giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng vừa tha thiết, chân thành, bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương là một đóng góp quý báu vào kho tàng thi ca viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu. Trong bài thơ có đoạn: Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim! (Trích SGK Ngữ văn lớp 9, tập II, trang 58) 1/ Câu thơ mở đầu bài Viếng lăng Bác (Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác) và thời gian sáng tác ghi ở cuối (4-1976) cho em biết thêm được điều gì về hoàn cảnh sáng tác bài thơ và tâm trạng của tác giả? 2/ Trong đoạn thơ trên, đâu là hình ảnh ẩn dụ? Những hình ảnh ẩn dụ đó diễn tả điều gì? 3/ Có thể thay từ “đau” cho từ “nhói” trong trường hợp này được không? Vì sao? 4/ Em hãy viết đoạn văn có mô hình Tổng- phân- hợp (độ dài khoảng 12- 15 câu), phân tích hai khổ thơ cuối bài Viếng lăng Bác để làm rõ tình cảm thiêng liêng thành kính của nhà thơ dành cho Bác kính yêu. Trong đoạn, có sử dụng câu cảm thán và phép thế. (gạch chân minh họa) 5/ Tình yêu thương mênh mông dành cho mọi người là nét đẹp được nhiều nhà thơ, nhà văn khai thác khi viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Em hãy kể tên một tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn THCS ngợi ca tình cảm ấy của Người.(ghi rõ tên tác giả). Phần II (3 điểm) “Tình yêu thương, một tình yêu thương thực sự và nồng nàn lần đầu tiên phát sinh ra bên trong nó. Trước kia nó chưa hề cảm thấy một tình yêu thương như vậy lúc ở tại nhà Thẩm phán Mi-lơ dưới thung lũng Xan- ta Cla-ra mơn man ánh nắng. Với những cậu con trai của ông Thẩm, trong những buổi đi săn hoặc lang
  2. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai thang đây đó, tình cảm ấy chỉ là chuyện làm ăn cùng hội cùng phường( ); còn đối với bản thân ông Thẩm, đó là thứ tình bạn trịnh trọng và đường hoàng. Nhưng tình thương yêu sôi nổi, nồng cháy, thương yêu đến tôn thờ, thương yêu đến cuồng nhiệt thì phải đến Giôn Thoóc-tơn mới khơi dậy lên được.” (Trích SGK Ngữ văn lớp 9, tập II, trang 151) 1/ “Nó" ở đây là nhân vật nào? Hãy giới thiệu ngắn gọn về nhân vật “nó”. 2/ Xác định thành phần khởi ngữ trong đoạn văn trên. 3/ Yêu thương, vị tha là nét đẹp trong truyền thống đạo lí dân tộc. Bằng hiểu biết của mình, em hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về vấn đề: yêu thương, vị tha mang sức mạnh cảm hóa sâu sắc. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 Phần I Câu 1: - Hoàn cảnh sáng tác: bài thơ được viết vào tháng 4 năm 1976, một năm sau ngày giải phóng miền Nam, đất nước đã thống nhất. Đó cũng là khi lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa được hoàn thành. Tác giả trong đoàn đồng bào miền Nam ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác. - Cũng như đồng bào và chiến sĩ miền Nam, suốt ba mươi năm hoạt động và chiến đấu ở chiến trường xa xôi, nhà thơ mong mỏi được ra thăm Bác. Chỉ đến khi đất nước thống nhất, nhà thơ mới thực hiện được ước nguyện ấy. Câu thơ mở đầu bài như một câu nói với Bác, xưng “con” thân thiết, yêu kính. Câu thơ ấy cho thấy hoàn cảnh và tâm trạng xúc động, thành kính của nhà thơ khi lần đầu được ra viếng lăng Bác. Câu 2: - Những hình ảnh ẩn dụ: vầng trăng, trời xanh. - Ý nghĩa: + Vầng trăng: biểu tượng cho tâm hồn trong sáng, cao đẹp; cho tình yêu thương của Bác dành cho nhân dân, đồng thời, gợi nhắc những vần thơ viết về trăng của Người. + Trời xanh: biểu tượng cho hình ảnh trường tồn của Bác trong lòng dân tộc Việt Nam như trời xanh vĩnh viễn trên cao. Câu 3: - Không thể thay từ “đau” cho từ “nhói” trong câu thơ.
  3. - Vì: + Từ “nhói” gợi tả nỗi đau đớn quặn thắt, tái tê. Dùng từ “nhói” nhà thơ diễn tả chính xác và gợi cảm nỗi đau tinh thần thông qua cảm giác của nỗi đau thực thể. + Từ đó, câu thơ truyền đến người đọc sự rung cảm, đồng cảm sâu sắc với nhà thơ. Từ “đau” không thể hiện được điều đó. Câu 4: Đoạn văn cần đạt được những yêu cầu sau: * Về hình thức: + Đúng hình thức đoạn Tổng-phân-hợp, đủ dung lượng 12-15 câu, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả + Có sử dụng hợp lí câu cảm thán và phép thế để liên kết câu, chú giải rõ * Nội dung: HS cần bám vào ngữ liệu, khai thác hợp lí các tín hiệu nghệ thuật (giọng điệu, ngôn ngữ thơ, hình ảnh thơ, các biện pháp tu từ ) để làm rõ được tình cảm thiêng liêng thành kính của nhà thơ dành cho Bác kính yêu + Cảm xúc khi vào lăng, đứng trước thi hài Người + Niềm xúc động dâng trào trong phút chia xa Đạt các yêu cầu về nội dung và hình thức, diễn đạt lưu loát, sinh động, hấp dẫn, cảm nhân sâu sắc. Đạt các yêu cầu về nội dung và hình thức, diễn đạt lưu loát, sinh động song ý chưa thật sâu. Đạt các yêu cầu về hình thức song còn diễn xuôi ý thơ. Ý sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt; Chưa thể hiện được nội dung hoặc sai lệch về nội dung, diễn đạt kém Câu 5: - Văn bản: Đêm nay Bác không ngủ - Tác giả: Minh Huệ Phần II Câu 1: - “Nó”: con chó Bấc (trong đoạn trích “Con chó Bấc” của Giắc Lân- đân) - Giới thiệu ngắn gọn: + Là con chó được Giôn Thooc-tơn nuôi để kéo xe trượt tuyết.
  4. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai + Trước khi đến với Thooc-tơn, Bấc đã qua tay nhiều ông chủ. Nhưng chính tình yêu thương, sự chăm sóc chu đáo của Thooc-tơn đã "khơi dậy" lên trong lòng Bấc những tình cảm chưa hề chưa hề có. Nó thương yêu Thooc-tơn đến mức tôn thờ, cuồng nhiệt. Qua cách miêu tả đặc biệt về một con chó, nhà văn khẳng định và đề cao sức mạnh của tình yêu thương. Câu 2: Thành phần khởi ngữ: HS chỉ cần nêu được 01 thành phần khởi ngữ: + Tình yêu thương (câu 1) + (còn đối với) bản thân ông Thẩm (câu 3) Câu 3: Bài văn cần đảm bảo các yêu cầu sau: * Về hình thức: - Đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi, đúng đặc trưng của kiểu bài nghị luận xã hội, luận điểm rõ ràng, thuyết phục, diễn đạt lưu loát, mạch lạc, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt - Đảm bảo bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. * Về nội dung: HS có thể trình bày với những quan điểm khác nhau song cần đàm bảo các ý sau: - Giải thích: + Yêu thương: sự đồng cảm, sẻ chia, làm những điều tốt đẹp cho người khác. + Vị tha: sự chăm lo đến lợi ích của người khác, mưu cầu làm những điều tốt đẹp cho người khác bằng tấm lòng trong sáng. - Biểu hiện của yêu thương và vị tha: + Luôn quan tâm đến mọi người xung quanh, sẵn sàng giúp đỡ một cách vô tư khi họ gặp khó khăn. + Đồng cảm, chia sẻ cảm xúc với những vui, buồn, thành, bại của mọi người xung quanh. + Khoan dung, tha thứ cho những lỗi lầm của người khác; động viên, tạo cơ hội để sửa lỗi lầm. - Vì sao yêu thương, vị tha có sức mạnh cảm hóa sâu sắc: + Được nuôi dạy trong yêu thương, vị tha, trẻ em lớn lên sẽ là những người lương thiện, có tâm hồn nhạy cảm, biết quan tâm yêu thương người khác. + Tình cảm yêu thương, vị tha truyền động lực đến những con người đau khổ để họ có sức mạnh vượt qua những bất hạnh trong cuộc đời.
  5. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai + Tình yêu thương, lòng vị tha khiến những người mắc lầm lỗi có niềm tin vào cuộc sống, tự nhận thức sửa chữa lỗi lầm. + Đối xử yêu thương, vị tha với ai đó cũng giúp ta nhận thức lại chính bản thân mình để hành xử đúng đắn hơn trong cuộc đời. - Bàn luận, mở rộng vấn đề + Phê phán những người thờ ơ, vô cảm với những người xung quanh. + Yêu thương, vị tha nhưng cũng cần kiên quyết lên án, đấu tranh với cái xấu, cái ác chà đạp quyền sống của con người. + Yêu thương, vị tha không chỉ hướng đến mọi người mà còn dành cho chính bản thân mỗi chúng ta; Biết thương yêu bản thân mình, biết rộng lượng với những lỗi lầm của mình để sống tốt đẹp hơn. - Bài học nhận thức và hành động: + Nhận thức: yêu thương, vị tha là những phẩm chất tốt đẹp, cần có ở mỗi người. + Hành động: nâng niu hạnh phúc gia đình; tập quan tâm đến những người xung quanh, sẵn sàng và tự nguyện giúp đỡ khi có điều kiện; Đồng cảm với những cảnh ngộ khổ đau trong cuộc đời; Lên án, đấu tranh với những kẻ chà đạp cuộc sống của người khác ĐỀ SỐ 2 PHẦN I: (6,5 điểm) Đọc khổ thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng, Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng. Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông, Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng. (Huy Cận) 1. Khổ thơ trên nằm trong bài thơ nào? Nêu hoàn cảnh sáng tác và nguồn cảm hứng của bài thơ. (1,5 điểm) 2. Khi chép thuộc khổ thơ trên, một bạn đã chép chữ “xoăn tay” thành “đôi tay”. Theo em, việc chép sai ấy đã ảnh hưởng như thế nào đến nội dung ý nghĩa câu thơ? (1,0 điểm) 3. Viết một đoạn văn qui nạp khoảng 12 câu phân tích khổ thơ đã cho để làm nổi bật vẻ đẹp của người đánh cá. Đoạn văn có sử dụng câu cảm thán và thành phần khởi ngữ - gạch chân và chú thích rõ. (3,5 điểm)
  6. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai 4. Kể tên một tác phẩm khác trong chương trình Ngữ văn THCS cũng có hình ảnh người lao động làm nghề chài lưới. Ghi rõ tên tác giả. (0,5 điểm) PHẦN II: (3,5 điểm) Cho đoạn văn bản sau: (1)Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. (2)Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. (3)Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề. (4)Không nhanh chóng lấp những lỗ hổng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng. (Trích “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” – Vũ Khoan) 1. Em hiểu như thế nào về nghĩa của từ “hành trang” trong nhan đề văn bản? “Thế kỉ mới” mà văn bản nhắc tới là thế kỉ nào? (1,0 điểm) 2. Ghi lại từ ngữ và gọi tên phép liên kết giữa câu 1 và câu 2. (0,5 điểm) 3. Trong bài viết của mình, tác giả đã có ý để thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng thì chúng ta phải nâng cao khả năng thực hành và sáng tạo. Hãy viết khoảng 1/2 trang giấy trình bày suy nghĩ của em về tầm quan trọng của việc sáng tạo trong học tập. (2,0 điểm). HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 Phần I Câu 1: Hoàn cảnh sáng tác - 1958 - Trong chuyến đi thực tế dài ngày của tác giả ở vùng mỏ Quảng Ninh - Khi miền Bắc đang trong phòng trào xây dựng cuộc sống mới - In trong tập “Trời mỗi ngày lại sáng” Câu 2: Giải thích ngắn gọn:
  7. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai - Xoăn tay: từ ngữ giàu chất tạo hình, gợi hình ảnh bắp tay cuồn cuộn, căng khỏe khi kéo mẻ lưới đầy. Đó là vẻ đẹp rắn chắc, cường tráng, dẻo dai của những người chài lưới. - Đôi tay: không làm nổi bật được vẻ đẹp của người lao động Câu 3: - Hình thức: Đoạn văn quy nạp 12 câu - Nội dung: HS biết phân tích những tín hiệu nghệ thuật đặc sắc như ẩn dụ, động từ, đại từ và những tín hiệu nghệ thuật khác để làm nổi bật: + Vẻ đẹp khỏe khoắn, mạnh mẽ của người lao động + Vị thế của người làm chủ, người chiến thắng. Câu 4: Liên hệ: Quê hương – Tế Hanh Phần II 1. Nghĩa của từ “hành trang” trong nhan đề văn bản: tri thức, kĩ năng, thói quen để đi vào một thời kì mới (hành trang tinh thần) “Thế kỉ mới” mà văn bản nhắc tới là thế kỉ XXI 2. Từ ngữ và phép liên kết giữa câu 1 và câu 2: “Bản chất trời phú ấy” thế cho “sự thông minh nhạy bén với cái mới” Phép thế 3. - Nội dung: tầm quan trong của việc sáng tạo trong học tập + Giải thích và nêu biểu hiện của vấn đề sáng tạo trong học tập + Tầm quan trong của việc sáng tạo trong học tập + Bàn luận, mở rộng + Bài học nhận thức và hành động ĐỀ SỐ 3 Phần I (5,5 điểm): Viết về hình ảnh người lính có một nhà thơ đã viết: “Súng bên súng, đầu sát bên đầu”
  8. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Câu 1: Hãy chép lại khổ thơ có chứa câu thơ trên. Khổ thơ em vừa chép nằm trong bài thơ nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ? Câu 2: Câu thơ: “Súng bên súng, đầu sát bên đầu” sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng của những biện pháp nghệ thuật ấy? Câu 3: Viết đoạn văn (khoảng 12 câu) theo phương pháp lập luận diễn dịch phân tích ba câu cuối bài thơ để thấy được biểu tượng đẹp, giàu chất thơ về tình đồng chí, đồng đội. Trong đoạn có sử dụng thành phần biệt lập phụ chú và phép nối để liên kết. (Gạch chân, chỉ rõ). Câu 4: Đoạn thơ trên gợi cho em nhớ tới một bài thơ nào trong chương trình Ngữ văn 9 cũng viết về tình đồng chí, đồng đội của người lính? Chép lại câu thơ thể hiện cử chỉ thân thiện và tình cảm của những người lính cách mạng trong bài thơ đó. Cho biết tên tác giả? Phần II (2,5 điểm): Trong tác phẩm “Phong cách Hồ Chí Minh” của Lê Anh Trà có đoạn: “ Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình . Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ. Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì. Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa ” Câu 1: Trong câu văn in đậm việc sử dụng dấu ngoặc kép có dụng ý gì? Chỉ ra phần phụ tình thái trong câu văn đó? Câu 2: Đoạn văn đã thể hiện nét đẹp nào trong lối sống của Bác? Từ vẻ đẹp trong lối sống của Bác, hãy viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về phong cách sống đẹp của thế hệ trẻ hiện nay. Phần III (2 điểm): Hãy tóm tắt phần hai truyện "Chuyện người con gái Nam Xương" bằng đoạn văn khoảng 3 đến 5 câu. Với cách kết thúc truyện như vậy tác giả Nguyễn Dữ muốn gửi gắm suy nghĩ gì? HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 Phần I: (5,5 điểm)
  9. Câu 1: (1,0 điểm ): - Chép chính xác 6 câu thơ tiếp theo. (0,5 đ): “Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau, Súng bên súng, đầu sát bên đầu, Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. Đồng chí!” - “Đồng chí” của Chính Hữu (0,25đ) - Nêu được hoàn cảnh sáng tác bài thơ: năm 1948 (0,25đ), thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. (0,25đ) Câu 2: (0,5 điểm) - Nghệ thuật: hoán dụ, điệp từ, liệt kê, cấu trúc đối (0,25 đ) - Tác dụng: Súng biểu tượng cho nhiệm vụ chiến đấu, “đầu” biểu tượng cho lí tưởng. -> Nhấn mạnh cơ sở hình thành tình đồng chí là họ cùng được giác ngộ nên có chung nhiệm vụ, chung lý tưởng, chung mục đích chiến đấu. (0,25 đ) Câu 3: (0,75 điểm) - Tác phẩm: "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" (0,25 đ) - Câu thơ: “Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi” (0,25 đ) - Tác giả: Phạm Tiến Duật (0,25 đ) Câu 4: ( 3,0 điểm) - Hình thức: 1,0 điểm + Đúng kiểu đoạn văn diễn dịch (0,5 đ) + Đáp ứng yêu cầu Tiếng Việt, có gạch chân, chỉ rõ (0,5 đ) - Nội dung (2,0 điểm): Khai thác các tín hiệu nghệ thuật để làm nổi bật các nội dung: + Tái hiện một đêm phục kích chờ giặc tới của người lính khi đối mặt với vất vả, nguy hiểm. + Họ chủ động chờ giặc tới.