Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Cao Bình (Có đáp án)

Câu 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: 
… “Người đồng mình thương lắm con ơi 
Cao đo nỗi buồn 
Xa nuôi chí lớn 
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn 
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh 
Sống trong thung không chê thung nghèo đói 
Sống như sông như suối 
Lên thác xuống ghềnh 
Không lo cực nhọc 
Người đồng mình thô sơ da thịt 
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”… 
(Theo Ngữ Văn 9, tập hai, trang 72, NXB Giáo dục, 2007) 
a. Nhận biết 
Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Cho biết tên tác giả. 
b. Thông hiểu 
- Giải nghĩa cụm từ “người đồng mình”. 
- Qua hai câu thơ của đoạn trích:  
“Sống trên đá không chê đá gập ghềnh 
Sống trong thung không chê thung nghèo đói”. 
Em hãy cho biết người đồng mình sống ở vùng nào và đặc điểm của hoàn cảnh sống ở đó ra sao?

Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

c. Thông hiểu 
Tìm và nêu ý nghĩa của biện pháp tu từ so sánh có trong đoạn thơ trên. 
d. Vận dụng  
Qua lời tâm tình của đoạn thơ, người cha mong ước ở con cách sống như thế nào? 

pdf 20 trang Huệ Phương 15/02/2023 5480
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Cao Bình (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_mon_ngu_van_nam_hoc_2021_2022_t.pdf

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Cao Bình (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS CAO BÌNH ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN: NGỮ VĂN NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 120 phút) ĐỀ SỐ 1 Câu 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: “Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con” (Theo Ngữ Văn 9, tập hai, trang 72, NXB Giáo dục, 2007) a. Nhận biết Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Cho biết tên tác giả. b. Thông hiểu - Giải nghĩa cụm từ “người đồng mình”. - Qua hai câu thơ của đoạn trích: “Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói”. Em hãy cho biết người đồng mình sống ở vùng nào và đặc điểm của hoàn cảnh sống ở đó ra sao?
  2. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai c. Thông hiểu Tìm và nêu ý nghĩa của biện pháp tu từ so sánh có trong đoạn thơ trên. d. Vận dụng Qua lời tâm tình của đoạn thơ, người cha mong ước ở con cách sống như thế nào? Câu 2: (1.0 điểm) Vận dụng Trong đoạn văn sau có lỗi sau. Em hãy chỉ ra, giải thích lỗi sai và chữa lại cho đúng. Thúy Kiều và Thúy Vân là hai chị em. Tuy nhiên, Thúy Kiều là chị, Thúy Vân là em. Họ đều là những người con gái nết na, thùy mị. Câu 3: (2.0 điểm) Vận dụng cao “Luôn dậy sớm; luôn đúng hẹn, giữ lời hứa; luôn đọc sách là những thói quen tốt .” (Theo Băng Sơn – Giao tiếp đời thường) Trong những thói quen tốt được nên trên, em hãy chọn một thói quen em cần được rèn luyện. Viết một đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 10 – 15 dòng) trình bày suy nghĩ của em về việc rèn luyện thói quen tốt ấy. Câu 4: (5.0 điểm) Vận dụng cao Phân tích tình cảm sâu nặng và cao đẹp của nhân vật ông Sáu dành cho con trong đoạn trích “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. (Theo Ngữ Văn 9, tập một, trang 195, NXB Giáo dục, 2008) HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 Câu 1 a. Phương pháp: căn cứ nội dung văn bản Nói với con Cách giải: - Tác phẩm: Nói với con - Tác giả: Y Phương b. Phương pháp: phân tích, lý giải, tổng hợp Cách giải:
  3. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai - Nghĩa của cụm từ “người đồng mình”: người vùng mình, người miền mình. Đây có thể hiểu cụ thể là những người cùng sống trên một miền đất, cùng quê hương, cùng một dân tộc. - Qua hai câu thơ của đoạn trích, ta biết “người đồng mình” sống ở vùng núi và hoàn cảnh sống ở đây rất khó khăn, gian khổ do điều kiện tự nhiên không thuận lợi để canh tác, sinh sống. c. Phương pháp: căn cứ nội dung bài So sánh, phương pháp phân tích Cách giải: - Câu sử dụng biện pháp so sánh: Sống như sông như suối - Ý nghĩa: So sánh “như sông” “như suối”: Biện pháp so sánh gợi vẻ đẹp tâm hồn và ý chí của người đồng mình. Dù sống trong hoàn cảnh gian khó, họ vẫn tràn đầy sinh lực, tâm hồn lãng mạn, khoáng đạt như hình ảnh của đại ngàn sông núi. Tình cảm của họ vẫn trong trẻo, dạt dào như dòng suối, con sông và tràn đầy niềm tin vào cuộc sống, tin yêu con người. Biện pháp so sánh góp phần thể hiện niềm mong muốn của người cha con sẽ dũng cảm tiếp nối truyền thống sống đẹp của quê hương. d. Phương pháp: phân tích, tổng hợp Cách giải: - Tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của quê hương. - Cha khuyên con tiếp nối tình cảm ân nghĩa, thủy chung với mảnh đất nơi mình sinh ra của người đồng mình và cả lòng can đảm, ý chí kiên cường của họ. - Dù gặp trở ngại con phải biết đương đầu với khó khăn, vượt qua thách thức, không được sống yếu hèn, hẹp hòi, ích kỉ. Phải sống sao cho xứng đáng với cha mẹ, với người đồng mình. Lời nhắn ngủ chứa đựng sự yêu thương, niềm tin tưởng mà người cha dành cho con. Câu 2: Phương pháp: phân tích, lí giải; Căn cứ nội dung bài Quan hệ từ. Cách giải: - Lỗi sai: Tuy nhiên - Vì: Quan hệ từ “Tuy nhiên” biểu thị quan hệ tương phản, sử dụng ở câu trên là không phù hợp, vì hai chị em không có quan hệ tương phản với nhau.
  4. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai - Sửa lại: Thúy Kiều và Thúy Vân là hai chị em. Trong đó, Thúy Kiều là chị, Thúy Vân là em. Họ đều là những người con gái nết na, thùy mị. Câu 3: Phương pháp: HS vận dụng các phương pháp giải thích, phân tích, chứng minh để làm bài văn nghị luận xã hội. Cách giải: * Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết một đoạn văn nghị luận xã hội. - Đoạn văn phải có bố cục, kết cấu rõ ràng; lập luận thuyết phục; diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. - Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau; có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ riêng nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. * Yêu cầu về nội dung: 1. Giải thích vấn đề: - Sách là một phương tiện dùng để ghi chép, lưu giữ và lưu truyền tri thức trong xã hội loài người. Sách gồm có hai loại: sách giấy và sách điện tử. - Đọc sách là lĩnh hội tri thức một cách chủ động. Đọc sách chỉ trở thành thói quen khi nó lặp lại liên tục và con người làm nó một cách tự chủ. 2. Bàn luận: * Vì sao cần phải đọc sách? - Sách cung cấp cho ta mọi tri thức trên tất cả các lĩnh vực: lịch sử, địa lý, văn học, xã hội, - Đọc sách giúp chúng ta bồi dưỡng tinh thần và làm phong phú cuộc sống của chính mình. - Sách còn là người thầy, người bạn tốt của mỗi con người. * Hiện trạng của vấn đề đọc sách hiện nay của học sinh: - Theo khảo sát của các tổ chức thế gới, tỉ lệ người đọc sách ở lứa tuổi học sinh khá thấp. - Học sinh Việt Nam hiện nay ít có hứng thú với sách vở bởi thế hệ hiện đại có những niềm vui vào internet và những thú vui mới.
  5. TRƯỜNG THCS CAO BÌNH ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN: NGỮ VĂN NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 120 phút) ĐỀ SỐ 1 Câu 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: “Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con” (Theo Ngữ Văn 9, tập hai, trang 72, NXB Giáo dục, 2007) a. Nhận biết Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Cho biết tên tác giả. b. Thông hiểu - Giải nghĩa cụm từ “người đồng mình”. - Qua hai câu thơ của đoạn trích: “Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói”. Em hãy cho biết người đồng mình sống ở vùng nào và đặc điểm của hoàn cảnh sống ở đó ra sao?