Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Đằng Lâm (Có đáp án)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: 
Có một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng giữa cánh 
rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu thét lớn: “Tôi ghét người”. Khu rừng có tiếng vọng lại: "Tôi ghét người”. 
Cậu bé hốt hoảng quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không sao hiểu được lại có tiếng người 
ghét cậu. 
Người mẹ cầm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói: “Giờ thì con hãy hét thật to: Tôi yêu người”. Lạ 
lùng thay, cậu bé vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: “Tôi yêu người”. Lúc đó người mẹ mới giải thích cho 
con hiểu: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì con sẽ nhận lại điều đó. 
Ai gieo gió thì ắt gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người 
thì người cũng yêu thương con”. 
(Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Trẻ, 2002) 
Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. 
Câu 2. (0,5 điểm) Xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong câu sau: “Con ơi, đó là định luật trong 
cuộc sống của chúng ta”. 
Câu 3. (1,0 điểm) Câu nói “Ai gieo gió thì ắt gặt bão” gợi cho em nghĩ đến thành ngữ nào? Hãy giải thích 
ý nghĩa thành ngữ đó. 
Câu 4. (1,0 điểm) Câu chuyện mang đến cho người đọc thông điệp gì?
pdf 12 trang Huệ Phương 15/02/2023 7960
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Đằng Lâm (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_mon_ngu_van_nam_hoc_2021_2022_t.pdf

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Đằng Lâm (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS ĐẰNG LÂM ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN: NGỮ VĂN NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 120 phút) ĐỀ SỐ 1 I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Có một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng giữa cánh rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu thét lớn: “Tôi ghét người”. Khu rừng có tiếng vọng lại: "Tôi ghét người”. Cậu bé hốt hoảng quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không sao hiểu được lại có tiếng người ghét cậu. Người mẹ cầm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói: “Giờ thì con hãy hét thật to: Tôi yêu người”. Lạ lùng thay, cậu bé vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: “Tôi yêu người”. Lúc đó người mẹ mới giải thích cho con hiểu: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì con sẽ nhận lại điều đó. Ai gieo gió thì ắt gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con”. (Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Trẻ, 2002) Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2. (0,5 điểm) Xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong câu sau: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta”. Câu 3. (1,0 điểm) Câu nói “Ai gieo gió thì ắt gặt bão” gợi cho em nghĩ đến thành ngữ nào? Hãy giải thích ý nghĩa thành ngữ đó. Câu 4. (1,0 điểm) Câu chuyện mang đến cho người đọc thông điệp gì? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Hãy viết đoạn văn (khoảng 100 chữ) trình bày suy nghĩ của em về lòng thương người. Câu 2. (5,0 điểm) Phân tích nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long. HẾT
  2. ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Có một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng giữa cánh rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu thét lớn: “Tôi ghét người”. Khu rừng có tiếng vọng lại: "Tôi ghét người”. Cậu bé hốt hoảng quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không sao hiểu được lại có tiếng người ghét cậu. Người mẹ cầm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói: “Giờ thì con hãy hét thật to: Tôi yêu người”. Lạ lùng thay, cậu bé vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: “Tôi yêu người”. Lúc đó người mẹ mới giải thích cho con hiểu: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì con sẽ nhận lại điều đó. Ai gieo gió thì ắt gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con”. (Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Trẻ, 2002) Câu 1. (0,5 điểm) Phương thức biểu đạt chính của văn bản: tự sự Câu 2. (0,5 điểm) Thành phần biệt lập gọi đáp "Con ơi" Câu 3. (1,0 điểm) Câu nói “Ai gieo gió thì ắt gặt bão” gợi cho em nghĩ đến "Gieo nhân nào gặt quả nấy" Ý nghĩa tục ngữ gieo nhân nào gặt quả nấy có nghĩa là khi bạn ở hiền thì gặp lành và khi bạn đối xử không tốt với ai thì sau này bạn sẽ bị người ta đối xử không tốt lại, và cứ thế cứ thế thì những đời kế tiếp bạn cũng sẽ bị như thế, vì thế hãy sống tốt và biết giúp đỡ người khác như thương người như thể thương thân thì sau này bạn nhận lại sẽ là lòng tốt của họ đối với mình. Câu 4. (1,0 điểm) Thông điệp: Con người nếu cho đi những điều gì sẽ nhận lại được những điều như vậy, cho đi điều tốt đẹp sẽ nhận được điều tốt đẹp. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Giới thiệu lòng thương người: Mỗi chúng ta ai cũng đã từng nghe câu tục ngữ “ thương người như thể thương thân”, đó là một nghĩa cử rất cao đẹp của con người. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về lòng thương người. Bàn luận vấn đề 1. Giải thích thế nào là lòng thương người:
  3. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai - Lòng thương người được hiểu là sự đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu, giúp đỡ giữa con người với nhau. - Là làm những điều tốt đẹp cho người khác và nhất là những người gặp khó khăn hoạn nạn. - Là thể hiện tính cảm yêu thương và quý mến người khác. 2. Biểu hiện a. Trong gia đình: - Ông bà thương con cháu, cha mẹ thương con, con thương ba mẹ - Cha mẹ chấp nhận hi sinh, cực nhọc để làm việc vất vả và nuôi dạy con cái nên người - Con cái biết nghe lời, yêu thương cha mẹ là thể hiện tính yêu thương của mình đối với ba mẹ - Tình yêu thương còn thể hiện ở sự hòa thuận quý mến lẫn nhau giữa an hem với nhau. 3. Phê phán bác bỏ những người không có lòng thương người: - Phê phán lối sống vô cảm, không có tình thương - Phê phán những người không biết quan tâm, chia sẻ và đồng cảm với mọi người xung quanh - Kết thúc vấn đề: nêu cảm nghĩ của em về lòng thương người Câu 2. (5,0 điểm) I. Mở bài - Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long và tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa. Ví dụ: Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của tác giả Nguyễn Thành Long lấy cảm hứng từ chuyến đi thực tế ở Lào Cai và nhân vật anh thanh niên đang làm nhiệm vụ khí tượng chính là hình ảnh trung tâm, ca ngợi những đóng góp thầm lặng của những người lao động trong công cuộc xây dựng đất nước. II. Thân bài 1. Giới thiệu tình huống truyện - Cuộc gặp gỡ giữa anh thanh niên làm việc ở một mình trên trạm khí tượng với bác lái xe, ông kĩ sư và cô họa sĩ trên chuyến xe lên Sa Pa. - Tình huống truyện đặc sắc, tạo điều kiện bộc lộ tư tưởng, quan điểm của tác giả khi ngợi ca con người lao động. 2. Phân tích nhân vật anh thanh niên a, Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên + Làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 m, quanh năm sống với hoa cỏ
  4. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai + Công việc của anh: đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dựa vào công việc dự báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất và chiến đấu + Công việc đòi hỏi tỉ mỉ, chính xác cũng như tinh thần trách nhiệm cao (nửa đêm đi ốp dù trời mưa tuyết, giá lạnh) - Điều gian khổ nhất chính là vượt qua nỗi cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng chỉ sống trên đỉnh núi một mình b, Những nét đẹp trong cách sống, suy nghĩ, hành động và quan hệ tình cảm với mọi người - Vượt lên hoàn cảnh sống khắc nghiệt, anh có suy nghĩ rất đẹp: + Với công việc khắc nghiệt gian khổ, anh luôn yêu và mong muốn được làm việc ở điều kiện lý tưởng (đỉnh cao 3000m) + Anh có những suy nghĩ đúng đắn, sâu sắc về cuộc sống con người: “khi ta làm việc, ta với công việc là một, sao lại gọi là một mình được” + Anh thấu hiểu nỗi vất vả của đồng nghiệp + Quan niệm về hạnh phúc của anh thật đơn giản và tốt đẹp - Hành động, việc làm đẹp + Mặc dù chỉ có một mình không ai giám sát nhưng anh luôn tự giác hoàn thành nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao (nửa đêm đúng giờ ốp dù mưa gió thế nào anh cũng trở dậy ra ngoài trời làm việc một cách đều đặn và chính xác 4 lần trong một ngày) - Anh thanh niên có phong cách sống cao đẹp + Anh có nếp sống đẹp khi tự sắp xếp công việc, cuộc sống của mình ở trạm một cách ngăn nắp: có vườn rau xanh, có đàn gà đẻ trứng, có vườn hoa rực + Đó là sự cởi mở chân thành với khách, quý trọng tình cảm của mọi người + Anh còn là người khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc của mình có những đóng góp chỉ là nhỏ bé → Chỉ bằng những chi tiết và chỉ xuất hiện trong một khoảnh khắc của truyện, tác giả phác họa được chân dung nhân vật chính với vẻ đẹp tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa công việc. - Anh thanh niên đại diện cho người lao động + Anh thanh niên là đại diện chung cho những người lao động nhiệt huyết, sống đẹp, cống hiến vì Tổ quốc một cách thầm lặng, vô tư.
  5. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai + Những con người khiêm tốn, giản dị, trung thực, âm thầm thực hiện công việc nhiệm vụ được giao. III. Kết bài - Nêu cảm nhận hình tượng anh thanh niên: Hình tượng nhân vật anh thanh niên miệt mài, hăng say lao động vì lợi ích đất nước, có sức lan tỏa tới những người xung quanh. - Tác giả rất thành công khi xây dựng hình tượng nhân vật anh thanh niên cùng những người đồng nghiệp thầm lặng cống hiến sức trẻ, thanh xuân cho đất nước, dân tộc. - Nhắc nhở thế hệ trẻ lòng biết ơn, trách nhiệm với vận mệnh quốc gia. ĐỀ SỐ 2 I. Đọc hiểu (4.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu (Câu 1 đến Câu 4). Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống như những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung (SGK, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục 2005, Trang 183,184) Câu 1. Đoạn trích trên được rút ra từ tác phẩm nào? Của ai? (1.0 điểm) Câu 2. Đoạn văn là lời của nhân vật nào? Những tâm sự đó giúp em hiểu gì về hoàn cảnh sống và công việc của nhân vật? (1.0 điểm) Câu 3. Theo em, những điều gì đã giúp nhân vật sống yêu đời, hoàn thành tốt nhiệm vụ? (1.0 điểm) Câu 4. Chỉ ra hàm ý trong câu văn sau: Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. (1.0 điểm) II. Làm văn (6.0 điểm) Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến. Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời
  6. Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc. (Trích Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải, Ngữ văn 9, Tập 2, NXB Giáo dục 2005) Phân tích đoạn thơ trên để làm sáng tỏ tâm niệm của tác giả: Sống là để cống hiến cho đời. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 I. Đọc - hiểu Câu 1: Đoạn trích được rút ra từ tác phẩm Lặng lẽ Sapa của tác giả Nguyễn Thành Long. Câu 2: Đoạn văn là lời của nhân vật anh thanh niên ở trạm khí tượng thủy văn được nói ra trong hoàn cảnh: anh đang kể cho ông họa sĩ về công việc của mình. Qua những tâm sự đó giúp em hiểu về hoàn cảnh sống và công việc của nhân vật anh thanh niên: - Hoàn cảnh sống và làm việc nhiều khó khăn: + Sống: một mình trên đỉnh núi cao (cả mưa tuyết, gió tuyết) + Công việc: “nửa đêm phải chui ra khỏi chăn, xách đèn ra vườn” để lấy những con số đo mưa, đo nắng, đo gió phục vụ công việc dự báo thời tiết. -> Sống trong nỗi cô đơn và hoàn cảnh khắc nghiệt của cuộc sống. -> Công việc vất vả, nhiều gian khổ. - Điểm đặc biệt trong hoàn cảnh sống và làm việc cuả anh thanh niên: + Hoàn cảnh sống: Cô độc, một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m. Sống trong nỗi cô đơn thường trực nên lúc nào anh cũng có cảm giác thèm người. + Công việc: đòi hỏi lòng kiên trì, tinh thần trách nhiệm, sự tỉ mỉ và chính xác. Câu 3: Trong hoàn cảnh ấy, điều giúp nhân vật trên sống yêu đời và hoàn thành tốt nhiệm vụ đó là: - Biết làm chủ mình sống có ích cho đời: + Nhờ anh phát hiện một đám mây khô mà không quân của ta hạ được bao nhiêu phản lực “Từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc”. + Anh đã vượt qua cái mà con người ta không dễ vượt qua: đang sức ăn sức ngủ mà phải thức dậy đúng lúc một giờ sáng thì chỉ muốn với tay tắt đồng hồ báo thức đi. + Tạo một thứ thiên đường cho hoàn cảnh sống: nơi ăn ở ngăn nắp gọn gàng, có vườn hoa, nuôi gà
  7. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai - Ý thức sâu sắc về công việc mình làm, say mê yêu nghề, tìm được niềm vui trong công việc: “Khi ta làm việc ta với công việc là đôi huống chi việc của cháu gắn liền với bao anh em đồng chí dưới kia” “Công việc của cháu gian khổ thế đấy chứ cất nó đi cháu buồn chết mất” -> Mỗi suy nghĩ của con người trẻ tuổi ấy đều thấm đẫm tình yêu con người, cuộc sống, yêu mến và tự hào mảnh đất mình đang sống. => Anh thanh niên cán bộ khí tượng thuỷ văn tiểu biểu cho vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam những năm đầu miền Bắc nước ta vừa sản xuất vừa chống chiến tranh phá hoại của giặc Mĩ. Câu 4: Hàm ý của câu văn là: Công việc của nhân vật anh thanh niên khó khăn gian khổ đến nỗi những hiểm nguy, đáng sợ lúc nào cũng như luôn rình rập để đổ ập vào anh. II. Làm văn Dàn ý: * Mở bài: - Giới thiệu qua về tác giả và tác phẩm: - Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là một bài thơ hay nó chính là nỗi lòng của tác giả, nói lên ước mơ, khát khao của tác giả Thanh Hải muốn cống hiến sức lực, trí tuệ của mình để xây dựng đất nước. - Đây là bài thơ cuối được tác giả viết năm 1980 khi đang nằm trên giường bệnh trước khi qua đời không lâu. Ta làm con chim hót Ta làm một nhành hoa Ta nhập cùng hòa ca Một nốt trầm xao xuyến Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi đôi mươi Dù là khi tóc bạc * Thân bài: - Phân tích tựa đề của bài thơ là “Mùa xuân nho nhỏ” tác giả cũng đã gửi gắm rất nhiều tình cảm vào đó. Mùa xuân chúng ta sẽ nghĩ nhiều tới những cành lộc non đâm chồi xanh biếc, nhiều sức sống, phơi phới
  8. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai niềm tin. Nhưng đi bên cạnh hai từ “mùa xuân” lại là hai từ “nho nhỏ” gợi cho ta những cái gì đó nhỏ bé, giản dị. - Ước mơ được cống hiến, mãi cống hiến, được thấy mình còn có ích, giúp ích cho cuộc đời dù chỉ là một cái gì đó “nho nhỏ”. Dù là tuổi hai mươi trẻ trung, phơi phới, tràn trề năng lượng, nhiệt huyết hay là khi tóc đã điểm hoa râm, đôi chiếc bạc, thân thể đã yếu ớt, cơ bắp và thớ thịt đã không còn cứng chắc, thì ước muốn được cống hiến vẫn còn vẹn nguyên trong tim tác giả. - Tác giả chỉ muốn như “một nốt trầm xao xuyến” hòa nhập cùng mọi người, hòa ca vào bản nhạc mùa xuân của cuộc đời, của đất nước. - Tác giả nói tới quy luật của cuộc đời của con người là sinh- lão-bệnh-tử. Ai cũng có lúc trẻ trung, rồi già đi “dù là tuổi hai mươi” hay là khi “tóc bạc” thì khát khao cống hiến, cảm thấy mình sống có ích vẫn luôn cháy bỏng trong tim tác giả. - Tác giả hy vọng những ước mơ giản dị, những dâng hiến nhỏ nhoi của mình sẽ được hòa vào biển người rộng lớn ngoài kia cùng chung tay xây dựng vào sự phát triển của tổ quốc, một tổ quốc thiêng liêng. * Kết bài: - Nêu lên cảm nghĩ của mình về bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” - Khẳng định lại một lần nữa những khát khao, ước muốn trong con tim tác giả gửi tới cuộc đời, một khát khao được sống cống hiến sức mình cho việc xây dựng quê hương đất nước “dù là tuổi hai mươi, dù là khi tóc bạc”. ĐỀ SỐ 3 I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới: “Niềm tin của bạn có một sức mạnh cực kì to lớn, bởi vì niềm tin giống như là trung tâm chỉ huy của não bộ bạn vậy. Niềm tin ảnh hưởng đến mục tiêu bạn đặt ra. Niềm tin quyết định những hành động muốn bạn thực hiện. Niềm tin quyết định liệu bạn có dễ dàng bỏ cuộc sau vài lần thất bại hay bạn sẽ tiếp tục kiên trì.” (Trích Tôi tài giỏi, bạn cũng thế!, Adam Khoo, Dịch giả Trần Đăng Khoa - Uông Xuân Vy, NXB Phụ Nữ) Câu 1 (1,0 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2 (1,0 điểm): Xác định phép liên kết câu và nêu tác dụng của phép liên kết đó. Câu 3 (1,0 điểm): Em hiểu như thế nào về câu nói của tác giả: Niềm tin quyết định liệu bạn có dễ dàng bỏ cuộc sau vài lần thất bại hay bạn sẽ tiếp tục kiên trì. II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
  9. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Câu 1 (3,0 điểm): Em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về Sự tự tin. Câu 2 (4,0 điểm): Cảm nhận của em về tình cảm của nhà thơ Viễn Phương đối với Bác Hồ trong đoạn thơ sau: Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim! Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này. (Trích Viếng lăng Bác - Viễn Phương, Ngữ văn 9, tập hai, tr. 58, NXB Giáo dục) HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới: “Niềm tin của bạn có một sức mạnh cực kì to lớn, bởi vì niềm tin giống như là trung tâm chỉ huy của não bộ bạn vậy. Niềm tin ảnh hưởng đến mục tiêu bạn đặt ra. Niềm tin quyết định những hành động muốn bạn thực hiện. Niềm tin quyết định liệu bạn có dễ dàng bỏ cuộc sau vài lần thất bại hay bạn sẽ tiếp tục kiên trì.” (Trích Tôi tài giỏi, bạn cũng thế!, Adam Khoo, Dịch giả Trần Đăng Khoa - Uông Xuân Vy, NXB Phụ Nữ) Câu 1 (1,0 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2 (1,0 điểm): Xác định phép liên kết câu và nêu tác dụng của phép liên kết đó. Câu 3 (1,0 điểm): Em hiểu như thế nào về câu nói của tác giả: Niềm tin quyết định liệu bạn có dễ dàng bỏ cuộc sau vài lần thất bại hay bạn sẽ tiếp tục kiên trì. II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (3,0 điểm): Yêu cầu về hình thức: một bài văn ngắn (khoảng một trang giấy thi) => Có đầy đủ 3 phần mở - thân - kết
  10. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Yêu cầu về nội dung: Đề tài nghị luận suy nghĩ về Sự tự tin. Dàn bài gợi ý: * Mở bài: dẫn dắt vào đề tài nghị luận - Tự tin luôn là một trong những đức tính cần thiết khi ta mong muốn thành công trong công việc. - Vậy tự tin có giá trị như thế nào trong xã hội của chúng ta? * Thân bài - Tự tin là gì? + Tự tin nghĩa là tin vào chính bản thân mình, tin vào năng lực của bản thân mình. Dù cho thất bại có trước mắt nhưng vẫn dấn thân tới vì tin chắc rằng mình sẽ thành công. + Tự tin không đồng nghĩa với tự kiêu, nếu tự tin quá đà không biết mình là ai con người dễ bị sa chân vào tự kiêu. Vì vậy, cần làm rõ giới hạn của tự tin là ở đâu. * Kết bài: - Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận. Câu 2 (4,0 điểm): * Mở bài: - Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Viễn Phương và bài thơ Viếng lăng Bác. - Dẫn dắt đoạn thơ: Thể hiện tình cảm của nhà thơ Viễn Phương đối với Bác Hồ: là khi được nhìn thấy Bác và cảm xúc nghẹn ngào khi phải rời xa. * Thân bài: Đoạn 1: Cảm xúc của nhà thơ khi vào trong lăng: - Vào trong lăng, khung cảnh và không khí như ngưng kết cả thời gian, không gian. Hình ảnh thơ đã diễn tả thật chính xác, tinh tế sự yên tĩnh, trang nghiêm cùng ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo của không gian trong lăng Bác. - Đứng trước Bác, nhà thơ cảm nhận Người đang ngủ giấc ngủ bình yên, thanh thản giữa vầng trăng sáng dịu hiền. - Hình ảnh “vầng trăng sáng dịu hiền” gợi cho chúng ta nghĩ đến tâm hồn, cách sống cao đẹp, thanh cao, sáng trong của Bác và những vần thơ tràn ngập ánh trăng của Người. Trăng với Bác đã từng vào thơ Bác trong nhà lao, trên chiến trận, giờ đây trăng cũng đến để giữ giấc ngủ ngàn thu cho Người. -> Chỉ có thể
  11. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai bằng trí tưởng tượng, sự thấu hiểu và yêu quí những vẻ đẹp trong nhân cách của Hồ Chí Minh thì nhà thơ mới sáng tạo nên được những ảnh thơ đẹp như vậy! - Tâm trạng xúc động của nhà thơ được biểu hiện bằng một hình ảnh ẩn dụ sâu xa: “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi”. + “Trời xanh” trước tiên được hiểu theo nghĩa tả thực đó là hình ảnh thiên nhiên mà chúng ta hằng ngày vẫn đang chiêm ngưỡng, nó tồn tại mãi mãi và vĩnh hằng. + Mặt khác, “trời xanh” còn là một hình ảnh ẩn dụ sâu xa: Bác vẫn còn mãi với non sông đất nước, như “trời xanh” vĩnh hằng. Nhà thơ Tố Hữu đã viết: “Bác sống như trời đất của ta”, bởi Bác đã hóa thân thành thiên nhiên, đất nước và dân tộc. - Dù tin như thế nhưng mấy chục triệu người dân Việt Nam vẫn đau xót và nuối tiếc khôn nguôi trước sự ra đi của Bác – “ Mà sao nghe nhói ở trong tim” + “Nhói” là từ ngữ biểu cảm trực tiếp, biểu hiện nỗi đau đột ngột quặn thắt. Tác giả tự cảm thấy nỗi đau mất mát ở tận trong đáy sâu tâm hồn mình: nỗi đau uất nghẹn tột cùng không nói thành lời. Đó không chỉ là nỗi đau riêng tác giả mà của cả triệu trái tim con người Việt Nam. + Cặp quan hệ từ “vẫn, mà” diễn tả mâu thuẫn. Cảm giác nghe nhói ở trong tim mâu thuẫn với nhận biết trời xanh là mãi mãi. Như vậy, giữa tình cảm và lý trí có sự mâu thuẫn. Con người đã không kìm nén được khoảnh khắc yếu lòng. Đoạn 2: Tâm trạng lưu luyến của nhà thơ khi rời xa lăng Bác: - Nếu ở khổ thơ đầu, nhà thơ giới thiệu mình là người con miền Namra thăm Bác thì trong khổ thơ cuối, nhà thơ lại đề cập đến sự chia xa Bác. Nghĩ đến ngày mai về miền Nam, xa Bác, xa Hà Nội, tình cảm của nhà thơ không kìm nén, ẩn giấu trong lòng mà được bộc lộ thể hiện ra ngoài: “Mai về miền Nam thương trào nước mắt”. + Câu thơ “Mai về miền Nam thương trào nước mắt” như một lời giã biệt. + Lời nói giản dị diễn tả tình cảm sâu lắng. + Từ “trào” diễn tả cảm xúc thật mãnh liệt, luyến tiếc, bịn rịn không muốn xa nơi Bác nghỉ. + Đó là không chỉ là tâm trạng của tác giả mà còn là của muôn triệu trái tim khác. Được gần Bác dù chỉ trong giây phút nhưng không bao giờ ta muốn xa Bác bởi Người ấm áp quá, rộng lớn quá. - Mặc dù lưu luyến muốn được ở mãi bên Bác nhưng tác giả cũng biết rằng đến lúc phải trở về miền Nam. Và chỉ có thể gửi tấm lòng mình bằng cách muốn hóa thân, hòa nhập vào những cảnh vật quanh lăng để được luôn ở bên Người trong thế giới của Người:
  12. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này. + Điệp ngữ “muốn làm” cùng các hình ảnh đẹp của thiên nhiên“con chim”, ”đóa hoa”, ”cây tre” đã thể hiện ước muốn tha thiết, mãnh liệt của tác giả. + Nhà thơ ao ước được hóa thân thành con chim nhỏ cất tiếng hót làm vui lăng Bác, thành đóa hoa đem sắc hương, điểm tô cho vườn hoa quanh lăng. + Đặc biệt là ước nguyện “Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này” để nhập vào hàng tre bát ngát, canh giữ giấc ngủ thiên thu của Người. Hình ảnh cây tre có tính chất tượng trưng một lần nữa nhắc lại khiến bài thơ có kết cấu đầu cuối tương ứng. Hình ảnh hàng tre quanh lăng Bác được lặp ở câu thơ cuối như mang thêm nghĩa mới, tạo ấn tượng sâu sắc, làm dòng cảm xúc được trọn vẹn. “Cây tre trung hiếu” là hình ảnh ẩn dụ thể hiện lòng kính yêu, sự trung thành vô hạn với Bác, nguyện mãi mãi đi theo con đường cách mạng mà Người đã đưa đường chỉ lối. Đó là lời hứa thủy chung của riêng nhà thơ và cũng là ý nguyện của đồng miền Nam, của mỗi chúng ta nói chung với Bác. Đánh giá chung: - Giọng điệu thơ phù hợp với nội dung tình cảm, cảm xúc: vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa tha thiết, đau xót, tự hào. - Thể thơ 8 chữ, xen lẫn những dòng thơ 7 hoặc 9 chữ. Nhịp thơ chủ yếu là nhịp chậm, diễn tả sự trang nghiêm, thành kính và những cảm xúc sâu lắng. Riêng khổ cuối nhịp thơ nhanh hơn, phù hợp với sắc thái của niềm mong ước. * Kết bài: Niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, niềm tự hào, đau xót của nhà thơ - là người con miền Nam vừa được giải phóng ra thăm lăng Bác mà tác giả chỉ là 1 thành viên đại diện ở đây.