Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Đức Trí (Có đáp án)

Câu 1: (2 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về”

a. Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
b. Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn thơ trên?
c. Xác định thành phần biệt lập trong đoạn thơ trên? Cho biết đó là thành phần biệt lập nào? Nêu tác dụng
của thành phần biệt lập vừa tìm được?
Câu 2: (2 điểm) Viết một bài văn nghị luận ngắn (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em 
về lòng biết ơn.
Câu 3: (6 điểm) Phân tích vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng Lẽ Sa Pa” củ a
Nguyễn Thành Long.

pdf 11 trang Huệ Phương 15/02/2023 5620
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Đức Trí (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_mon_ngu_van_nam_hoc_2021_2022_t.pdf

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Đức Trí (Có đáp án)

  1. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai TRƯỜNG THCS ĐỨC TRÍ ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN: NGỮ VĂN NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 120 phút) ĐỀ SỐ 1 Câu 1: (2 điểm ) Đọc đoạn thơ sau và tr ả lời câu hỏi bên dưới : “Bỗng nhận ra hương ổ i Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về” (Ngữ văn 9 - Tập 2) a. Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Tác gi ả là ai ? b. Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn thơ trên ? c. Xác định thành phần biệt lập trong đoạn thơ trên? Cho biết đó là thành phần biệt lập nào? Nêu tác dụng của thành phần biệt lập vừa tìm được ? Câu 2: (2 điểm ) Viết một bài văn ngh ị luận ngắn (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em v ề lòng biết ơn . Câu 3: (6 điểm ) Phân tích v ẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng L ẽ Sa Pa” củ a Nguyễn Thành Long . HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 Câu 1 (2 điểm ) Đọc đoạn văn sau và tr ả lời câu hỏi bên dưới : Bỗng nhận ra hương ổ i Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã v ề
  2. (Ngữ văn 9 - Tập 2) a. Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm: Sang thu của Hữu Thỉnh b. Nội dụng của đoạn thơ trên: Cảm nhận tín hiệu thu về không gian gần bằng nhiều giác quan và sự rung cảm tinh tế c. Thành phần biệt lập tình thái: "hình như" Nêu tác dụng của thành phần biệt lập: Nó giúp câu thơ trở nên thi vị hơn bao giờ hết, dường như người ta cảm nhận bằng tất cả tri giác khi mùa thu về. Đây là một câu hỏi tu từ, nên nó không cần câu trả lời. Hay nói đúng hơn, bản thân câu hỏi đã là câu trả lời: thu đã đến hay chưa, mà đất trời biến chuyển tinh tế đến vậy. Câu 2 (2 điểm) I. Mở bài - Lòng biết ơn là một trong những truyền thống đạo lí tốt đẹp của con người Việt Nam. - Vậy lòng biết ơn có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống của chúng ta? II. Thân bài 1. Giải thích: - Lòng biết ơn là gì? => Đó là tình cảm biết trân trọng, ghi nhớ công ơn của người khác dành cho mình, đã giúp đỡ mình. 2. Đưa ra các biểu hiện: Tại sao chúng ta phải có lòng biết ơn? + Bởi vì nó thể hiện phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi chúng ta. + Biết ơn sẽ khiến cho con người trở nên tốt đẹp hon. + Là cơ sở cho những tình cảm tốt đẹp khác. + Khi chúng ta thừa hưởng những thành quả tốt đẹp, ta cần phải nhớ ơn đến người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ. + Lòng biết ơn đã trở thành truyền thống quý báu của con người Việt Nam. - Dẫn chứng, biểu hiện: Trong cuộc sống, chúng ta mang ơn ba mẹ đã sinh thành, dưỡng dục, nuôi dạy ta nên người. Học sinh biết ơn thầy cô giáo đã dạy dỗ cho mình biết bao kiến thức và bài học quý báu. Ngoài ra ta còn phải biết ơn các anh chiến sĩ bộ đội đã hi sinh thân mình để mang lại nền độc lập dân tộc, tự do và hạnh phúc cho chúng ta hưởng thụ.
  3. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai - Những câu tục ngữ, ca dao nói về lòng biết ơn: - Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. - Uống nước nhớ nguồn. 3. Bàn bạc, mở rộng vấn đề - Phê phán những con người có hành động vô ơn, bạc nghĩa. - Dẫn chứng: + Những con người quên đi nguồn cội, gốc gác của mình. + Những câu tục ngữ nói về vong ơn bạc nghĩa: Qua cầu rút ván, Có trăng quên đèn, Có mới nới cũ, Được cá quên nơm, Ăn cháo đá bát, III. Kết bài - Lòng biết ơn là phẩm chất đạo đức cao quý của con người. - Biết ơn, đền đáp công ơn mà người khác dành cho mình là điều nên làm. Câu 3 (6 điểm) Phân tích vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long I. Mở bài - Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long và tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa. - Ví dụ: Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của tác giả Nguyễn Thành Long lấy cảm hứng từ chuyến đi thực tế ở Lào Cai và nhân vật anh thanh niên đang làm nhiệm vụ khí tượng chính là hình ảnh trung tâm, ca ngợi những đóng góp thầm lặng của những người lao động trong công cuộc xây dựng đất nước. II. Thân bài 1. Giới thiệu tình huống truyện - Cuộc gặp gỡ giữa anh thanh niên làm việc ở một mình trên trạm khí tượng với bác lái xe, ông kĩ sư và cô họa sĩ trên chuyến xe lên Sa Pa. - Tình huống truyện đặc sắc, tạo điều kiện bộc lộ tư tưởng, quan điểm của tác giả khi ngợi ca con người lao động. 2. Phân tích nhân vật anh thanh niên a, Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên + Làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 m, quanh năm sống với hoa cỏ
  4. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai + Công việc của anh: đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dựa vào công việc dự báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất và chiến đấu + Công việc đòi hỏi tỉ mỉ, chính xác cũng như tinh thần trách nhiệm cao (nửa đêm đi ốp dù trời mưa tuyết, giá lạnh) - Điều gian khổ nhất chính là vượt qua nỗi cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng chỉ sống trên đỉnh núi một mình b, Những nét đẹp trong cách sống, suy nghĩ, hành động và quan hệ tình cảm với mọi người - Vượt lên hoàn cảnh sống khắc nghiệt, anh có suy nghĩ rất đẹp: + Với công việc khắc nghiệt gian khổ, anh luôn yêu và mong muốn được làm việc ở điều kiện lý tưởng (đỉnh cao 3000 m) + Anh có những suy nghĩ đúng đắn, sâu sắc về cuộc sống con người: “khi ta làm việc, ta với công việc là một, sao lại gọi là một mình được” + Anh thấu hiểu nỗi vất vả của đồng nghiệp + Quan niệm về hạnh phúc của anh thật đơn giản và tốt đẹp - Hành động, việc làm đẹp + Mặc dù chỉ có một mình không ai giám sát nhưng anh luôn tự giác hoàn thành nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao (nửa đêm đúng giờ ốp dù mưa gió thế nào anh cũng trở dậy ra ngoài trời làm việc một cách đều đặn và chính xác 4 lần trong một ngày) - Anh thanh niên có phong cách sống cao đẹp + Anh có nếp sống đẹp khi tự sắp xếp công việc, cuộc sống của mình ở trạm một cách ngăn nắp: có vườn rau xanh, có đàn gà đẻ trứng, có vườn hoa rực + Đó là sự cởi mở chân thành với khách, quý trọng tình cảm của mọi người + Anh còn là người khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc của mình có những đóng góp chỉ là nhỏ bé → Chỉ bằng những chi tiết và chỉ xuất hiện trong một khoảnh khắc của truyện, tác giả phác họa được chân dung nhân vật chính với vẻ đẹp tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa công việc. - Anh thanh niên đại diện cho người lao động + Anh thanh niên là đại diện chung cho những người lao động nhiệt huyết, sống đẹp, cống hiến vì Tổ quốc một cách thầm lặng, vô tư.
  5. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai + Những con người khiêm tốn, giản dị, trung thực, âm thầm thực hiện công việc nhiệm vụ được giao. III. Kết bài - Nêu cảm nhận hình tượng anh thanh niên: Hình tượng nhân vật anh thanh niên miệt mài, hăng say lao động vì lợi ích đất nước, có sức lan tỏa tới những người xung quanh. - Tác giả rất thành công khi xây dựng hình tượng nhân vật anh thanh niên cùng những người đồng nghiệp thầm lặng cống hiến sức trẻ, thanh xuân cho đất nước, dân tộc. ĐỀ SỐ 2 I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (3,0 điểm) Hãy đọc trích đoạn bài báo dưới đây rồi trả lời câu hỏi từ 1 đến 4: “( ) Đã từng nghe ai đó nói: “đọc sách là khoản đầu tư có lãi nhất cuộc đời”. Vậy thì phải chăng là người Việt đang có sự “đầu tư” chệch hướng. Khi mà trong khoảng thời gian hữu hạn của một ngày, một tháng, một năm mỗi chúng ta vẫn đang say mê với những “like, share, bình luận” thì khoảng thời gian ta dành cho việc đọc sách sẽ là bao nhiêu? Đã bao giờ mỗi chúng ta tự hỏi chính mình về sự đầu tư cho văn hóa đọc”. Đó không đơn giản chỉ là sự đầu tư 100, 200 nghìn cho việc sở hữu cuốn sách nào đấy. Ở đó còn là thời gian, công sức, sự chiêm nghiệm, suy tư và sau cùng, thu về được? Đó chắc chắn là những giá trị đích thực mà chỉ khi tác giả, nhà xuất bản, độc giả cùng nghiêm túc. ( )”. (Dẫn theo công nghệ số thay đổi văn hóa đọc"; Câu 1 (0,5 điểm): Văn bản trên bàn về vấn đề gì? Câu 2 (0,5 điểm): Chỉ ra phép liên kết câu trong 2 câu sau: “Đã bao giờ mỗi chúng ta tự hỏi chính mình về sự đầu tư cho “văn hóa đọc”. Đó không đơn giản chỉ là sự đầu tư 100, 200 nghìn cho việc sở hữu cuốn sách nào đấy.". Câu 3 (1,0 điểm): Tác giả bài báo đưa ra lý do nào để giải thích người Việt ít dành thời gian cho việc đọc sách? Câu 4 (1,0 điểm): Để đọc - hiểu một cuốn sách mang lại hiệu quả, em phải đọc như thế nào? II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Em hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ bàn về lợi ích của việc đọc sách. Câu 2 (5,0 điểm): ( ) " Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
  6. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim! Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này ." (Trích "Viếng lăng Bác" (Viễn Phương), Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2018) HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (3,0 điểm) Câu 1 (0,5 điểm): Văn bản trên bàn về vấn đề: văn hóa đọc Câu 2 (0,5 điểm): Phép liên kết câu trong 2 câu sau: Phép thế: Đó = văn hóa đoc Phép lặp: "đầu tư" Câu 3 (1,0 điểm): Tác giả bài báo đưa ra lý do nào để giải thích người Việt ít dành thời gian cho việc đọc sách: mỗi chúng ta vẫn đang say mê với những “like, share, bình luận” Câu 4 (1,0 điểm): Để đọc - hiểu một cuốn sách mang lại hiệu quả, em phải đọc như thế nào: + Xác định mục đích của việc đọc sách đó + Phải đọc kỹ, vừa đọc vừa nghiền ngẫm suy nghĩ, ghi chép những điều bổ ích. + Thực hành, vận dụng những điều học được từ sách vào cuộc sống hàng ngày. II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) I. Mở bài - Vai trò của tri thức đối với loài người, và sách chính là một nền tảng để nâng cao tri thức. - Đọc sách là điều vô cùng cần thiết và nó đem lại vô vàn lợi ích cho con người. II. Thân bài
  7. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai - Ý nghĩa tác dụng của sách: Sách là tài sản vô giá, là người bạn tốt. Bởi sách là nơi lưu trữ toàn bộ sản phẩm tri thức của con người, giúp ích cho con người về mọi mặt trong đời sống xã hội. - Chứng minh tác dụng của việc đọc sách: + Đọc sách giúp ta có thêm tri thức, mở rộng hiểu biết, thu thập thông tin một cách nhanh nhất (nêu dẫn chứng). + Sách bồi dưỡng tinh thần, tình cảm cho chúng ta, để chúng ta trở thành người tốt (dẫn chứng) + Sách là người bạn động viên,chia sẻ làm vơi đi nỗi buồn (dẫn chứng) - Tác hại khi không đọc sách: Hạn hẹp về tầm hiểu biết, tâm hồn cằn cỗi. - Phương pháp đọc sách: + Phải chọn sách tốt, có giá trị để đọc + Phải đọc kỹ, vừa đọc vừa nghiền ngẫm suy nghĩ, ghi chép những điều bổ ích. + Thực hành, vận dụng những điều học được từ sách vào cuộc sống hàng ngày. III. Kết bài - Khẳng định sách là người bạn tốt - Lời khuyên phải chăm chỉ đọc sách. Câu 2 (5,0 điểm): I. Mở bài: Giới thiệu qua về tác giả, tác phẩm. Trích dẫn 2 khổ thơ II. Thân bài: Cảm nhận về 2 khổ thơ 1. Cảm xúc của nhà thơ khi ở trong lăng: - Khổ thơ thứ ba diễn tả thật xúc động cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi vào lăng viếng Bác. Khung cảnh và không khí thanh tĩnh như ngưng kết cả thời gian và không gian ở bên trong lăng Bác đã được nhà thơ gợi tả rất đạt: " Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng diệu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim”
  8. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai + Cụm từ “giấc ngủ bình yên” diễn tả chính xác và tinh tế sự yên tĩnh, trang nghiêm và ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo của không gian trong lăng Bác. + Bác còn mãi với non sông đất nước như trời xanh còn mãi mãi, Người đã hóa thành thiên nhiên, đất nước, dân tộc. Tác giả đã rất đúng khi khẳng định Bác sống mãi trong lòng dân tộc vĩnh hằng như trời xanh không bao giờ mất đi. 2. Tâm trạng lưu luyến của nhà thơ trước lúc khi trở về miền Nam: – Khổ thơ thứ tư (khổ cuối) diễn tả tâm trạng lưu luyến của nhà thơ. Muốn ở mãi bên lăng Bác, nhưng tác giả cũng biết rằng đến lúc phải trở về miền Nam, chỉ có cách gửi lòng mình bằng cách hóa thân, hòa nhập vào những cảnh vật ở bên lăng Bác để luôn được ở bên Người. “Mai về niềm Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này” - Từ “muốn làm” được lặp đi lặp lại nhiều lần trong đoạn thơ thể hiện được ước muốn, sự tự nguyện của tác giả. Hình ảnh cây tre lại xuất hiện khép bài thơ lại một cách khéo léo. - Tác giả muốn làm con chim, làm đóa hoa, làm cây tre trung hiếu, muốn được gắn bó bên Bác: “Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta Ta bỗng lớn ở bên Người một chút” III. Kết bài: - Qua hai khổ thơ cuối, nhà thơ đã thể hiện được niềm xúc động tràn đầy và lớn lao trong lòng khi viếng lăng Bác, thể hiện được những tình cảm thành kính, sâu sắc với Bác Hồ. ĐỀ SỐ 3 Câu 1. (2,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới: Mặt trời xuống biển như hòn lửa. Sóng đã cài then, đêm sập cửa. Đoàn thuyền đánh cả lại ra khơi, Câu hát căng buồm cùng gió khơi. (Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2017, tr.139)
  9. a. Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? b. Từ “lại" trong câu thơ thứ ba được tác giả sử dụng chủ yếu để diễn tả điều gì? c. Xác định và chỉ rõ các biện pháp tu từ trong hai câu thơ đầu. d. Khái quát nội dung đoạn thơ bằng một câu văn. Câu 2. (3,0 điểm) Ngày 18/3/2019, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh tổ chức gặp mặt, trao bằng khen cho nhóm học sinh Ngô Anh Tài và Nguyễn Đức Hoàn (trường Trung học cơ sở Tân An, thị xã Quảng Yên) vừa đoạt giải nhất cuộc thi Khoa học h thuật cấp quốc gia đánh cho học sinh trung học khu vực phía Bắc năm học 2018 - 2019, với đề tài “Máy làm sạch bề mặt bạt đáy ao nuôi tôm”. Đề tài đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá cao về tính sáng tạo và là nông tứng dụng thực tiễn, Đây chính là kết quả của quá trình miệt mài học tập, không ngừng sáng tạo và niềm đam mê khoa học cháy bỏng của hai em. (Theo báo Giáo dục ngày 19/3/2019) Từ tấm gương hai học sinh trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 12 đến 15 câu trình bày suy nghĩ về vai trò của sáng tạo trong đời sống. Đoạn văn có sử dụng thành phần biệt lập tinh thái (gạch chân thành phần tình thái). Câu 3. (5,0 điểm) Cảm nhận của em về nhân vật ông Sáu trong đoạn trích Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Qua đó, em hiểu gì về ý nghĩa của gia đình đối với mỗi con người? HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 Câu 1 a. Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận b. Từ “lại” nói lên rằng hằng ngày vào cái thời điểm ấy, khi trời yên biển lặng, đoàn thuyền ra khơi đã thành một cảnh quen thuộc. c. Biện pháp tu từ trong câu thơ các em có thể chọn là so sánh và nhân hóa Tác dụng: - Câu thơ viết về cảnh biển đêm, ngày tàn, nhưng cảnh vẫn không hoang vắng nhờ hình ảnh rực sáng này. Trong cản quan của Huy Cận, vũ trụ là một ngôi nhà khổng lồ. Khi ngày đã tàn, “Mặt trời xuống biển”,
  10. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai màn đêm buông xuống “Đêm sập cửa” thì sóng biển như “then cài” đóng lại cánh cửa khổng lồ ấy. Những hình ảnh ẩn dụ này chứng tỏ nhà thơ có trí tưởng tượng phong phú. - Nghệ thuật so sánh nhân hóa cho thấy cảnh biển hoàng hôn vô cùng tráng lệ, hùng vĩ. Mặt trời được ví như một hòn lử khổng lồ đang từ từ lặn xuống. Trong hình ảnh liên tưởng này, vũ trụ như một ngôi nhà lớn, với đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ, những lượn sóng là then cửa. d. Cảnh đoạn thuyền đánh cá ra khơi thật đẹp biết bao. Câu 2. (3,0 điểm) Gợi ý - Giải thích: Đoạn văn bản đưa thông tin về việc hai em Ngô Anh Tài và Nguyễn Đức Hoàn (Trường Trung học cơ sở Tân An, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) được trao bằng khen đoạt giải Nhất cuộc thi Khoa học kĩ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học phía Bắc với sáng tạo “Máy làm sạch bề mặt bạt đáy ao nuôi tôm”. -> Đoạn thông tin đề cao vai trò của sự sáng tạo trong cuộc sống. => Sáng tạo có vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc sống. - Vì sao cần phải có sự sáng tạo? + Sự sáng tạo đem đến những điều mới mẻ, có ích, phục vụ cho cuộc sống. +Cuộc sống không ngừng vận động, có những đòi hỏi mới nên cần phải sáng tạo để bắt kịp xu thế của thời đại. + Có sáng tạo mới có tiến bộ, cuộc sống con người mới đạt được những tầm cao mới, chinh phục vũ trụ. - Biểu hiện của sự sáng tạo: + Sáng tạo từ những điều giản dị trong cuộc sống hàng ngày, sử dụng những vật dụng xung quanh cuộc sống để làm ra những sản phẩm hữu dụng, độc đáo. + Sáng tạo những phát minh, sáng kiến để phục vụ cho cuộc sống của chính mình và cho cả cộng đồng, cho nhân loại - Phê phán: Sự sáng tạo cần dựa trên cơ sở khoa học, không làm những điều ngược đời, để lại hậu quả xấu. - Liên hệ bản thân: Em sáng tạo như thế nào trong cuộc sống của mình? Câu 3. (5,0 điểm) 1. Mở bài - Trong văn học Việt Nam có biết bao tác phẩm viết về tình cảm gia đình và chúng ta có thể thấy tình cảm của người cha trong thời buổi chiến tranh hoạn lạc trong nhân vật ông Sáu.
  11. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của gia đình đối với mỗi người là vô cùng quan trọng. 2. Thân bài - Giải thích vấn đề: Gia đình là gì? Những quan điểm về gia đình: Gia đình là nơi ta được che chở, đùm bọc Là nơi ta được yêu thương, chăm sóc Là nơi ta được thoải mái, không nợ nần, ân oán - Vai trò và tầm quan trọng của gia đình Là chỗ dựa vật chất và tinh thần vững chắc của mọi thành viên Là nơi con cái tìm kiếm sự an ủi, chở che từ người lớn Mang đến sự ấm áp và niềm vui đồng thời xoa dịu những nỗi đau - Liên hệ qua nhân vật ông Sáu: + Cảm nhận về nhân vật ông Sáu Hình ảnh giản dị, bình thường nhưng tình yêu thương của ông dành cho con là vô bờ bến Hình ảnh người chiến sĩ, người cha đã làm nổi bật lên tình cảm cha con của con người Ông Sáu luôn dành tình cảm yêu thương sâu sắc nhất dành cho con và gia đình mình Ông Sáu là một người chiến sĩ uy nghiêm trên chiến trường nhưng ông rất tình cảm đối với con. + Tình cảm của ông Sáu dành cho con Khi bị con từ chối, ông cảm thấy vô cùng hụt hẫng, đau khổ, cáu giận, không thể kìm chế nổi. Ông đã đánh con vì nó không chịu nhận mình. Đây là biểu hiện đau khổ tột cùng của người cha khi bị con khước từ. Về đơn vị, ông day dứt, ân hận vì trong lúc nóng giận đã đánh con. Chi tiết này thể hiện tình yêu con tha thiết. Khi kiếm được khúc ngà voi, ông vô cùng vui mừng sung sướng, dành hết tâm trí, công sức vào việc làm cây lược. Chiếc lược đã trở thành vật báu thiêng liêng đối với ông Sáu. Nó làm dịu đi những ân hận và chứa đựng bao nhiêu tình cảm yêu mến của ông với đứa con xa cách nơi quê nhà. Trước lúc hi sinh, lời trăng trối sau cùng, ông muốn nhờ bạn trao tận tay chiếc lược ngà cho con. => Gia đình là điều vô cùng trân quý mà chúng ta có được, dù có trong hoàn cảnh khó khăn, trắc trở thế nào thì gia đình vẫn là niềm tin, niềm hạnh phúc. 3. Kết bài: Khẳng định vai trò của mái ấm và tình cảm gia đình và qua đó truyện ngắn đã làm thức tỉnh trái tim những ai luôn hời hợt với cha mình, nhắc nhở mỗi người con về sự hiếu thảo đối với cha.