Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Phạm Văn Chiêu (Có đáp án)

Câu 1: (2 điểm) 
1. Khái niệm văn bản và đặc điểm của văn bản. 
2. Hãy cho biết nội dung giao tiếp và mục đích giao tiếp của văn bản sau: 
Có chí thì nên (Tục ngữ) 
Câu 2: (3 điểm) 
Viết văn bản ngắn (dài không quá một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của anh chị về việc soạn bài và 
chuẩn bị bài ở nhà của học sinh hiện nay. 
Câu 3: (5 điểm) 
Phân tích đoạn thơ trong bài Viếng lăng Bác của tác giả Viễn Phương: 
…Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng 
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ 
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ 
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân 
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên 
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền 
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi 
Mà sao nghe nhói ở trong tim
pdf 18 trang Huệ Phương 15/02/2023 5820
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Phạm Văn Chiêu (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_mon_ngu_van_nam_hoc_2021_2022_t.pdf

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Phạm Văn Chiêu (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THPT PHẠM VĂN CHIÊU ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN: NGỮ VĂN NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 120 phút) ĐỀ SỐ 1 Câu 1: (2 điểm) 1. Khái niệm văn bản và đặc điểm của văn bản. 2. Hãy cho biết nội dung giao tiếp và mục đích giao tiếp của văn bản sau: Có chí thì nên (Tục ngữ) Câu 2: (3 điểm) Viết văn bản ngắn (dài không quá một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của anh chị về việc soạn bài và chuẩn bị bài ở nhà của học sinh hiện nay. Câu 3: (5 điểm) Phân tích đoạn thơ trong bài Viếng lăng Bác của tác giả Viễn Phương: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim (Sách giáo khoa 9, tập 2) HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 Câu 1:
  2. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai a. Khái niệm văn bản: văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ,gồm một hay nhiều câu, nhiều đoạn đề cập đến một chủ đề nhất định. - Đặc điểm: + Mỗi văn bản tập trung thể hiện một chủ đề và triển khai chủ đề đó một cách trọn vẹn. + Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ, đồng thời văn bản được xây dựng theo một kết cấu mạch lạc. + Mỗi văn bản có dấu hiệu hoàn chỉnh về nội dung . + Mỗi văn bản nhằm thực hiện một hoặc một số mục đích giao tiếp nhất định b. - Văn bản trên giao tiếp với người đọc về một kinh nghiệm sống. - Mục đích khuyên con người cần phải có tính kiên trì, có ý chí khi muốn thực hiện một việc gì đó. Câu 2: - Văn bản ngắn trình bày suy nghĩ về việc soạn bài và chuẩn bị bài ở nhà của học sinh hiện nay Câu 3: I. Mở bài - Viễn Phương là một nhà thơ tiêu biểu của miền Nam. Tháng 4/1976 sau một năm giải phóng đất nước. Khi lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa khánh thành, nhà thơ cùng đoàn đại biểu miền Nam ra thăm Hà Nội vào lăng viếng Bác. - Bài thơ Viếng lăng Bác được Viễn Phương viết với tất cả tấm lòng thành kính biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi xót đau của một người con từ miền Nam ra viếng Bác lần đầu. II. Thân bài 1. Khổ thơ thứ hai - Hai câu thơ đầu: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. + Hai câu thơ được tạo nên với những hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi. Câu trên là một hình ảnh thực, câu dưới là hình ảnh ẩn dụ. + Ví Bác như mặt trời là để nói lên sự trường tồn vĩnh cửu của Bác, giống như sự tồn tại vĩnh viễn của mặt trời tự nhiên.
  3. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai + Ví Bác như mặt trời là để nói lên sự vĩ đại của Bác, người đã đem lại cuộc sống tự do cho dân tộc Việt Nam thoát khỏi đêm dài nô lệ. + Nhận thấy Bác là một mặt trời trong lăng rất đỏ, đây chính là sáng tạo riêng của Viễn Phương, nó thể hiện được sự tôn kính của tác giả, của nhân dân đối với Bác. - Ở hai câu thơ tiếp theo: Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân + Đó là sự hình dung về dòng người đang nối tiếp dài vô tận hàng ngày đến viếng lăng Bác bằng tất cả tấm lòng thành kính và thương nhớ, hình ảnh đó như những tràng hoa kết lại dâng người. Hai từ ngày ngày được lặp lại trong câu thơ như tạo nên một cảm xúc về cõi trường sinh vĩnh cửu. + Hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác được tác giả ví như tràng hoa, dâng lên Bác. Cách so sánh này vừa thích hợp và mới lạ, diễn ra được sự thương nhớ, tôn kính của nhân dân đối với Bác. + Tràng hoa là hình ảnh ẩn dụ những người con từ khắp miền đất nước về đây viếng Bác giống như những bông hoa trong vườn Bác được Bác ươm trồng, chăm sóc nay nở rộ ngát hương về đây tụ hội kính dâng lên Bác. 2. Khổ thơ thứ ba - Khung cảnh và không khí thanh tĩnh như ngưng kết cả thời gian và không gian trong lăng: Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền + Cả cuộc đời Bác ăn không ngon, ngủ không yên khi đồng bào miền Nam còn đang bị quân thù giày xéo. Nay miền Nam đã được giải phóng, đất nước thống nhất mà Bác đã đi xa. Nhà thơ muốn quên đi sự thực đau lòng đó và mong sao nó chỉ là một giấc ngủ thật bình yên. + Từ cảm xúc thành kính ngưỡng mộ, ở khổ thơ thứ ba là những cảm xúc thương xót và ước nguyện của nhà thơ. Hình ảnh Bác như vầng trăng sáng dịu hiền trong giấc ngủ bình yên là một hình ảnh tượng trưng cho vẻ đẹp thanh thản, phong thái ung dung và thanh cao của Bác. Người vẫn đang sống cùng với nhân dân đất nước Việt Nam thanh bình tươi đẹp. Mạch cảm xúc của nhà thơ như trầm lắng xuống để nhường chỗ cho nỗi xót xa qua hai câu thơ: vẫn biết ở trong tim + Hình ảnh trời xanh là hình ảnh ẩn dụ nói lên sự trường tồn bất tử của Bác. Trời xanh thì còn mãi mãi trên đầu, cũng giống như Bác vẫn còn sống mãi mãi với non sông đất nước. Đó là một thực tế.
  4. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai + Thế nhưng, nhìn di hài của Bác trong lăng, cảm thấy Bác đang trong giấc ngủ ngon lành, bình yên mà vẫn thấy đau đớn xót xa mà sao nghe nhói ở trong tim! Dù rằng Người đã hoá thân vào thiên nhiên, đất nước, nhưng sự ra đi của Bác vẫn không sao xoá đi được nỗi đau xót vô hạn của cả dân tộc, ý thơ này diễn tả rất điển hình cho tâm trạng và cảm xúc của bất kì ai đã từng đến viếng lăng Bác. III. Kết bài - Với lời thơ cô đọng, giọng thơ trang nghiệm thành kính, tha thiết và rất giàu cảm xúc, bài thơ đã để lại ấn tượng rất sâu đậm trong lòng người đọc. Bởi lẽ, bài thơ không những chỉ bộc lộ tình cảm sâu sắc của tác giả đối với Bác Hồ mà còn nói lên tình cảm chân thành tha thiết của hàng triệu con người Việt Nam đối với vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc. - Em rất cảm động mỗi khi đọc bài thơ này và thầm cảm ơn nhà thơ Viễn Phương đã đóng góp vào thơ ca viết về Bác những vần thơ xúc động mạnh mẽ. ĐỀ SỐ 2 I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm). Hãy đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: “Trong dòng đời vội vã có nhiều người dường như đã quên đi tình nghĩa giữa người với người. Nhưng đã là cuộc đời thì đâu phải chỉ trải đầy hoa hồng, đâu phải ai sinh ra cũng có được cuộc sống giàu sang, có được gia đình hạnh phúc toàn diện mà còn đó nhiều mảnh đời đau thương, bất hạnh cần chúng ta sẻ chia, giúp đỡ. Chúng ta đâu chỉ sống riêng cho mình, mà còn phải biết quan tâm tới những người khác. (Đó chính là sự “cho” và “nhận” trong cuộc đời này). “Cho” và “nhận” là hai khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng số người có thể cân bằng được nó lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Ai cũng có thể nói “Những ai biết yêu thương sẽ sống tốt đẹp hơn” hay “Đúng thế, cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”. Nhưng tự bản thân mình, ta đã làm được những gì ngoài lời nói? Cho nên, giữa nói và làm lại là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình. Đâu phải ai cũng quên mình vì người khác. Nhưng xin đừng quá chú trọng đến cái tôi của chính bản thân mình. Xin hãy sống vì mọi người để cuộc sống không đơn điệu và để trái tim cỏ những nhịp đập yêu thương. Cuộc sống này có quá nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất thực sự tồn tại là tình yêu thương. Sống không chỉ là nhận mà còn phải biết cho đi. Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất”. (Trích “Lời khuyên cuộc sống ”) Câu 1. Nêu nội dung chính của văn bản trên?
  5. TRƯỜNG THPT PHẠM VĂN CHIÊU ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN: NGỮ VĂN NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 120 phút) ĐỀ SỐ 1 Câu 1: (2 điểm) 1. Khái niệm văn bản và đặc điểm của văn bản. 2. Hãy cho biết nội dung giao tiếp và mục đích giao tiếp của văn bản sau: Có chí thì nên (Tục ngữ) Câu 2: (3 điểm) Viết văn bản ngắn (dài không quá một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của anh chị về việc soạn bài và chuẩn bị bài ở nhà của học sinh hiện nay. Câu 3: (5 điểm) Phân tích đoạn thơ trong bài Viếng lăng Bác của tác giả Viễn Phương: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim (Sách giáo khoa 9, tập 2) HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 Câu 1: