Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Phan Huy Chú (Có đáp án)

Câu 1 (1 điểm): Chép lại nguyên văn khổ thơ cuối bài thơ: "Đồng chí" (Chính Hữu) 
Câu 2 (1 điểm): Đọc hai câu thơ: 
"Ngày xuân em hãy còn dài 
Xót tình máu mủ thay lời nước non" 
(Nguyễn Du - Truyện Kiều) 
Từ xuân trong câu thứ nhất được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? và nghĩa chuyển đó được hình 
thành theo phương thức chuyển nghĩa nào? 
Câu 3 (3 điểm): Viết một đoạn văn nghị luận (không quá một trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em về đạo 
lí: "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc ta. 
Câu 4 (1 điểm): Phân tích nhân vật Vũ Nương "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ. Từ 
đó em có nhận được điều gì về thân phận và vẻ đẹp của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến. (5 điểm)
pdf 11 trang Huệ Phương 15/02/2023 7000
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Phan Huy Chú (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_mon_ngu_van_nam_hoc_2021_2022_t.pdf

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Phan Huy Chú (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS PHAN HUY CHÚ ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN: NGỮ VĂN NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 120 phút) ĐỀ SỐ 1 Câu 1 (1 điểm): Chép lại nguyên văn khổ thơ cuối bài thơ: "Đồng chí" (Chính Hữu) Câu 2 (1 điểm): Đọc hai câu thơ: "Ngày xuân em hãy còn dài Xót tình máu mủ thay lời nước non" (Nguyễn Du - Truyện Kiều) Từ xuân trong câu thứ nhất được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? và nghĩa chuyển đó được hình thành theo phương thức chuyển nghĩa nào? Câu 3 (3 điểm): Viết một đoạn văn nghị luận (không quá một trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em về đạo lí: "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc ta. Câu 4 (1 điểm): Phân tích nhân vật Vũ Nương "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ. Từ đó em có nhận được điều gì về thân phận và vẻ đẹp của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến. (5 điểm) HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 Câu 1: Chép lại nguyên văn khổ thơ cuối bài thơ: "Đồng chí" (Chính Hữu) – 1 điểm " Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau cời giặc tới Đầu súng trăng treo" (Đồng Chí – Chính Hữu) Câu 2: Đọc hai câu thơ: "Ngày xuân em hãy còn dài Xót tình máu mủ thay lời nước non" (Nguyễn Du - Truyện Kiều) Trang | 1
  2. Từ xuân trong câu thứ nhất được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? và nghĩa chuyển đó được hình thành theo phương thức chuyển nghĩa nào? (1 điểm) Từ "Xuân" trong câu thứ nhất được dùng theo nghĩa chuyển. Theo phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ. Nghĩa của từ "xuân" -> Thúy Vân còn trẻ hãy vì tình chị em mà em thay chị thực hiện lời thề với Kim Trọng. Câu 3: Viết một đoạn văn nghị luận (không quá một trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em về đạo lí: "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc ta. (3 điểm) Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về triết lí sống của con người. Nhưng có lẽ câu để lại trong em ấn tượng sâu sắc nhất là câu: ''Uống nước nhớ nguồn" Câu tục ngữ trên quả thật là một danh ngôn, một lời dạy bảo quý giá. Giá trị của lời khuyên thật to lớn vì nội dung mang màu sắc triết lí đạo đức bàn về lòng biết ơn, được diễn tả bằng nghệ thuật so sánh ngầm độc đáo, lời văn đơn sơ, giản dị, dễ hiểu, dễ nhớ. Chính vì thế mà câu nói này được được phổ biến mọi nơi, mọi chốn và được truyền tụng từ ngàn đời xưa đến nay. Càng hiểu ý nghĩa sâu sắc của lời dạy bảo mà ông cha ta muốn truyền lại cho đời sau, chúng ta, thế hệ tương lai của đất nước phải cố gắng học tập, lao động, nhất là rèn luyện những đức tính cao quý trong đó cần phải rèn luyện lòng nhớ ơn cha mẹ, thầy cô, ông bà tổ tiên để trở thành con ngoan trò giỏi. Câu 4: Phân tích nhân vật Vũ Nương "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ. Từ đó em có nhận được điều gì về thân phận và vẻ đẹp của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến. a) Mở bài: ''Nghi ngút đầu ghềnh tỏa khói hương Miếu ai như miếu vợ chàng Trương Bóng đèn dù nhẫn đừng nghe trẻ Cung nước chi cho lụy đến nàng" (Lê Thánh Tông) Nguyễn Dữ là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm, ông sống ở thế kỉ 16, làm quan một năm, sau đó chán cảnh triều đình thối nát xin cáo quan về ở ẩn. "Truyền kì mạc lục" là tác phẩm văn xuôi đầu tiên của Việt Nam được viết bằng chữ Hán, trong đó truyện đã đề cập đến thân phận người phụ nữ sống trong XHPK mà cụ thể là nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm "Chuyện người con gái Nam xương" b) Thân bài: Trang | 2
  3. Vũ Nương: Đẹp người, đẹp nết: Tên là Vũ Thị Thiết, quê ở Nam Xương, gia đình "kẻ khó" tính tình thùy mị nết na,lại có thêm tư dung tốt đẹp Lấy chồng con nhà hào phú không có học lại có tính đa nghi. Sau khi chồng bị đánh bắt đi lính, nàng phải một mình phụng dưỡng mẹ chồng, nuôi dạ con thơ, hoàn cảnh đó càng làm sáng lên những nét đẹp của nàng. Là nàng dâu hiếu thảo : khi mẹ chồng bị ốm, nàng "hết sức thuốc thang" "ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn" "khi bà mất, nàng "hết lời thương sót", lo ma chay lễ tế, "như đối với cha mẹ đẻ mình" Là người vợ đảm đang, giữ gìn khuôn phép, hết mực thủy chung không màng danh vọng: ngày chồng ra trận nàng chỉ mong. Ngày trở về mang theo hai chữ bình yên, thế là đủ rồi chứ không mong mang được ấn phong hầu mặc áo gấm trở về. "Các biệt ba năm giữ gìn một tiết" chỉ có cái thú vui nghi gia nghi thất" mong ngày "hạnh phúc xum vầy" Là người mẹ hết mực thương con muốn con vui nên thường trỏ bóng mình vào vách mà nói rằng đó là hình bóng của cha. Vũ Nương: Người phụ nữ dám phản kháng để bảo vệ nhân phẩm, giá trị của mình: Chồng trở về, bị hàm oan, nàng đã kiên trì bảo vệ hạnh phúc gia đình, bảo vệ nhân phẩm giá trị của mình qua những lời thoại đầy ý nghĩa Khi chồng không thể minh oan, nàng quyết định dùng cái chết để khẳng định lòng trinh bạch. Đòi giải oan, kiên quyết không trở lại với cái xã hội đã vùi dập nàng: "Đa tạ tình chàng, thiết chẳng trở về nhân gian được nữa" Vũ Nương: Bi kịch hạnh phúc gia đình bị tan vỡ và quyền sống bị chà đạp. Bi kịch này sinh ra khi con người không giải quyết được mâu thuẫn giữa mơ ước khát vọng và hiện thực khắc nghiệt, mặc dù con người hết sức cố gắng để vượt qua, Vũ Nương đẹp người đẹp nết đáng lẽ phải được hưởng hạnh phúc mà lại không được. Vũ Nương đã hết sức cố gắng vun đắp cho hạnh phúc gia đình, hi vọng vào ngày xum vầy, ngay cả khi nó sắp bị tan vỡ. Nhưng cuối cùng nàng đành phải chấp nhận số phận, hạnh phúc gia đình tan vỡ không bao giờ có được, bản thân đau đớn, phải chết một cách oan uổng. Những tính cách trên được xây dựng qua nghệ thuật: Tạo tình huống tuyện đầy kích tính Những đoạn đối thoại và những lời tự bạch của nhân vật. Có yếu tố truyền kì và hiện thực vừa hoang đường. Trang | 3
  4. c) Kết bài: Nguyễn Dữ thật xứng đáng với vị trí tiên phong trong nền văn xuôi Việt Nam Càng văn minh, tiến bộ càng quý trọng những bà mẹ, những người chị "Giỏi việc nước, đảm việc nhà". ĐỀ SỐ 2 Câu 1. (3,0 điểm) Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu sau: “Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều: - Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Và, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy. cử cất nó đi, cháu buồn đến chết mất". (Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục, 2019, tr. 185) a) Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? b) Xác định thành phần trạng ngữ trong câu “Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa”. c) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ từ vựng được sử dụng trong câu “Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất". Câu 2. (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở Câu 1, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của những công việc thầm lặng trong cuộc sống. Câu 3. (5,0 điểm) Phân tích đoạn thơ sau: Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau, Súng bền vững, đầu sát bên đầu, Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. Đồng chí! (Đồng chí - Chính Hữu, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục, 2019, tr.128) Trang | 4
  5. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 Câu 1. (3,0 điểm) a) Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm Lặng lẽ Sapa của tác giả Nguyễn Thành Long b) Thành phần trạng ngữ trong câu “Bây giờ làm nghề này”. c) Biện pháp tu từ: thế “Công việc của cháu" - "nó". Tác dụng: nhấn mạnh hơn về công việc mà nhân vật đang nói đến, tạo cảm giác quen thuộc, gắn bó với công việc của nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm. Câu 2. (2,0 điểm) Vấn đề nghị luận: Suy nghĩ của em về ý nghĩa của những công việc thầm lặng trong cuộc sống. Yêu cầu: Đoạn văn 200 chữ Tham khảo: Chiến trường nào cũng biết bao gian khổ, trận chiến nào cũng có những mất mát hy sinh. Trong cuộc chiến phòng, chống dịch COVID-19 hiện nay đã đọng lại trong em thật nhiều suy nghĩ của những công việc thầm lặng trong cuộc sống. Cuộc chiến chống dịch bước vào giai đoạn cam go, quyết liệt trong 4 tháng qua, với lời kêu gọi "Chống dịch như chống giặc": toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đã đồng tâm, đồng sức, đồng lòng vượt qua mọi khó khăn, thách thức để chống lại đại dịch COVID-19. Phát huy truyền thống của dân tộc ta trong các cuộc đấu tranh vệ quốc oanh liệt, hào hùng, với sức mạnh đoàn kết, ý chí một lòng của dân ta đã đưa Việt Nam trở thành “điểm sáng” trong phòng chống dịch COVID-19 toàn cầu. Trong cuộc chiến chống lại đại dịch, Việt Nam đã có biết bao anh hùng thầm lặng, không quản gian khó hy sinh. Chúng ta dễ dàng bắt gặp những hình ảnh các chiến sĩ "ăn núi, ngủ rừng", vội vàng những bữa cơm chiều, rồi đến những đôi mắt thâm quầng vì thiếu ngủ của đội ngũ y, bác sĩ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nơi tuyến đầu “chống giặc” đã làm lay động hàng triệu trái tim. Họ tạm gác lại cuộc sống thường nhật, phải xa gia đình, người thân yêu để "chiến đấu" ở tuyến đầu. Họ còn được gọi là "những anh hùng thầm lặng trên mặt trận không tiếng súng", những người mà chúng ta không thể chỉ dùng từ "cảm ơn" là đủ. Và những việc làm thầm lặng trong cuộc sống trong thời đại công nghệ số lại càng được lan tỏa mạnh mẽ hơn, nó giúp cho chúng ta hướng tới những điều tốt đẹp, về những con người anh hùng. Câu 3. (5,0 điểm) I. Mở bài - Giới thiệu tác phẩm: Đồng chí, tác giả: Chính Hữu. - Hoàn cảnh sáng tác: đầu năm 1948, sau khi tác giả đã cùng đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bắc. Trang | 5
  6. II. Thân bài 1. Cơ sở hình thành tình đồng chí - Tình đồng chí bắt nguồn từ sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân của những người lính: "Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá". "Anh" ra đi từ vùng "nước mặn đồng chua", "tôi" từ miền "đất cày lên sỏi đá". Hai miền đất xa nhau, "đôi người xa lạ" nhưng cùng giống nhau ở cái "nghèo". Hai câu thơ giới thiệu thật giản dị hoàn cảnh xuất thân của người lính: họ là những người nông dân nghèo. - Tình đồng chí hình thành từ sự cùng chung nhiệm vụ, cùng chung lý tưởng, sát cánh bên nhau trong hàng ngũ chiến đấu - Tình đồng chí nảy nở và bền chặt trong sự chan hòa và chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui: Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ. => Sáu câu thơ đầu đã giải thích cội nguồn và sự hình thành của tình đồng chí giữa những người đồng đội. Câu thơ thứ bảy như một cái bản lề khép lại đoạn thơ một để mở ra đoạn hai. 2. Những biểu hiện cảm động của tình đồng chí - Tình đồng chí là sự cảm thông sâu sắc những tâm tư, nỗi niềm của nhau. Những người lính gắn bó với nhau, họ hiểu đến những nỗi niềm sâu xa, thầm kín của đồng đội mình: Ruộng nương anh gửi bạn thân cày, Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. - Người lính đi chiến đấu để lại sau lưng những gì yêu quý nhất của quê hương: ruộng nương, gian nhà, giếng nước gốc đa. Từ "mặc kệ"cho thấy tư thế ra đi dứt khoát của người lính. Nhưng sâu xa trong lòng, họ vẫn da diết nhớ quê hương. Ở ngoài mặt trận, họ vẫn hình dung thấy gian nhà không đang lung lay trong cơn gió nơi quê nhà xa xôi. - Tình đồng chí còn là cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính : + Những gian lao, thiếu thốn trong cuộc sống của người lính những năm kháng chiến chống pháp hiện lên rất cụ thể, chân thực: áo rách, quần vá, chân không giày, sự khổ sở của những cơn sốt rét rừng hành hạ, trời buốt giá, môi miệng khô và nứt nẻ, nói cười rất khó khăn, có khi nứt ra chảy cả máu. Nhưng những người lính vẫn cười bởi họ có hơi ấm và niềm vui của tình đồng đội "thương nhau tay nắm lấy bàn tay". Trang | 6
  7. + Hơi ấm ở bàn tay, ở tấm lòng đã chiến thắng cái lạnh ở "chân không giày" và thời tiết "buốt giá". Cặp từ xưng hô "anh" và "tôi" luôn đi với nhau, có khi đứng chung trong một câu thơ, có khi đi sóng đôi trong từng cặp câu liền nhau diễn tả sự gắn bó, chia sẻ của những người đồng đội. 3. Đoạn kết - Ba câu cuối cùng kết thúc bài thơ bằng một hình ảnh thơ thật đẹp: Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo. - Nổi lên trên cảnh rừng đêm hoang vắng, lạnh lẽo là hình ảnh người lính "đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới". Đó là hình ảnh cụ thể của tình đồng chí sát cánh bên nhau trong chiến đấu. Họ đã đứng cạnh bên nhau giữa cái giá rét của rừng đêm, giữa cái căng thẳng của những giây phút "chờ giặc tới". Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ, giúp họ vượt lên tất cả - Câu thơ cuối cùng mới thật đặc sắc: "Đầu súng trăng treo". Đó là một hình ảnh thật mà bản thân Chính Hữu đã nhận ra trong những đêm phục kích giữa rừng khuya. - Nhưng nó còn là một hình ảnh thơ độc đáo, có sức gợi nhiều liên tưởng phong phú sâu xa. + "Súng" biểu tượng cho chiến tranh, cho hiện thực khốc liệt. "Trăng" biểu tượng cho vẻ đẹp yên bình, mơ mộng và lãng mạn. + Hai hình ảnh "súng" và "trăng" kết hợp với nhau tạo nên một biểu tượng đẹp về cuộc đời người lính: chiến sĩ mà thi sĩ, thực tại mà mơ mộng. Hình ảnh ấy mang được cả đặc điểm của thơ ca kháng chiến - một nền thơ giàu chất hiện thực và giàu cảm hứng lãng mạn. + Vì vậy, câu thơ này đã được Chính Hữu lấy làm nhan đề cho cả một tập thơ - tập "Đầu súng trăng treo". => Đoạn kết bài thơ là một bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của người lính. III. Kết bài - Tóm tắt các ý đã phân tích. - Liên hệ bản thân. ĐỀ SỐ 3 I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm). Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: Thình lình đèn điện tắt Trang | 7
  8. phòng buym - đinh tối om vội bật tung cửa sổ đột ngột vầng trăng tròn Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng Trăng cổ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình. (Theo SGK Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, trang 156). Câu 1. Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Cho biết tên tác giả? (0,5 điểm) 015 Câu 2. Trong đoạn thơ, tìm từ ngữ thể hiện cảm xúc của nhà thơ khi đột ngột gặp lại vầng trăng. (0.5điểm) Câu 3. Chỉ ra và nêu ý nghĩa của biện pháp nhân hóa được thể hiện trong hai câu thơ cuối. (1.0 điểm) Câu 4. Đoạn thơ gợi nhắc cho người đọc thái độ sống đúng đắn như thế nào? Tìm câu tục ngữ có ý nghĩa diễn đạt phù hợp với thái độ sống đó. (1.0 điểm) II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Từ ý nghĩa của đoạn thơ trong phần Đọc – hiểu, em hãy viết một đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 10 đến 15 dòng), trình bày suy nghĩ về lòng khoan dung của con người trong cuộc sống. Câu 2 (5,0 điểm) Phân tích nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long (Theo SGK Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, trang 180 – 188). HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 Phần I. Đọc hiểu Câu 1. Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm Ánh trăng của Nguyễn Duy Trang | 8
  9. Câu 2. Từ ngữ thể hiện cảm xúc của nhà thơ khi đột ngột gặp lại vầng trăng: "rưng rưng" Câu 3. Biện pháp tu từ nhân hóa: Gợi ra khuôn mặt và cái nhìn của một con người đầy nghiêm khắc nhưng đủ làm cho nhân vật trữ tình thức tỉnh, nhận ra sự bạc bẽo của mình. Câu 4. Đoạn thơ gợi nhắc cho người đọc thái độ sống biết ghi nhớ công ơn, ân nghĩa thủy chung của những sự vật, sự việc trong quá khứ. Câu tục ngữ: “uống nước nhớ nguồn” II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) * Giới thiệu đề tài nghị luận: lòng khoan dùng của con người trong cuộc sống * Bàn luận vấn đề * Giải thích khái niệm: - Lòng khoan dung là gì? Lòng khoan dung chính là sự rộng lượng, cảm thông, tha thứ, - Người khoan dung là người như thế nào? Người rộng lượng, biết chia sẻ, thông cảm với khó khăn của người khác, biết tha thứ lỗi lầm cho người xúc phạm đến mình nhưng có lòng hối cải. - Biểu hiện lòng khoan dung của con người trong cuộc sống: + Bỏ qua những lỗi lầm không đáng có hay những người phạm sai lầm lần đầu. + Chia sẻ, thông cảm cho người làm sai vì có việc khó xử hoặc chưa ý thức được việc họ làm là sai. + Tha thứ cho những lỗi sai không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng chưa nghiêm trọng của người khác đến bản thân. - Vì sao phải có lòng khoan dung? + Nó khiến tâm hồn và lối sống con người trở nên đẹp hơn. + Là phẩm chất tốt đẹp khiến con người trong xã hội trở nên gần nhau hơn. + Góp phần giảm bớt những sai lầm của những người được khoan dung, tha thứ. - Rút ta bài học: + Mỗi người nên biết cảm thông, chia sẻ và tha thứ. + Biết dùng lòng khoan dung một cách đúng mực tránh cho nó trở thành sự dung túng khiến kẻ xấu lợi dụng. Trang | 9
  10. + Khẳng định vấn đề và liên hệ bản thân: lòng khoan dung là một phẩm chất đạo đức tốt mà con người cần phát huy. Câu 2 (5.0 điểm) I. Mở bài: - Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long và tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa. - Dẫn dắt đề tài: nhân vật anh thanh niên II. Thân bài: * Giới thiệu tình huống truyện - Cuộc gặp gỡ giữa anh thanh niên làm việc ở một mình trên trạm khí tượng với bác lái xe, ông kĩ sư và cô họa sĩ trên chuyến xe lên Sa Pa. - Tình huống truyện đặc sắc, tạo điều kiện bộc lộ tư tưởng, quan điểm của tác giả khi ngợi ca con người lao động. * Phân tích nhân vật anh thanh niên - Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên + Làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 m, quanh năm sống với hoa cỏ. + Công việc của anh: đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dựa vào công việc dự báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất và chiến đấu + Vượt lên hoàn cảnh sống khắc nghiệt, anh có suy nghĩ rất đẹp: Với công việc khắc nghiệt gian khổ, anh luôn yêu và mong muốn được làm việc ở điều kiện lý tưởng (đỉnh cao 3000m). Anh có những suy nghĩ đúng đắn, sâu sắc về cuộc sống con người: “khi ta làm việc, ta với công việc là một, sao lại gọi là một mình được” Anh thấu hiểu nỗi vất vả của đồng nghiệp. Quan niệm về hạnh phúc của anh thật đơn giản và tốt đẹp + Hành động, việc làm đẹp Mặc dù chỉ có một mình không ai giám sát nhưng anh luôn tự giác hoàn thành nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao (nửa đêm đúng giờ ốp dù mưa gió thế nào anh cũng trở dậy ra ngoài trời làm việc một cách đều đặn và chính xác 4 lần trong một ngày) + Anh thanh niên có phong cách sống cao đẹp Trang | 10
  11. Anh có nếp sống đẹp khi tự sắp xếp công việc, cuộc sống của mình ở trạm một cách ngăn nắp: có vườn rau xanh, có đàn gà đẻ trứng, có vườn hoa rực Đó là sự cởi mở chân thành với khách, quý trọng tình cảm của mọi người Anh còn là người khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc của mình có những đóng góp chỉ là nhỏ bé => Chỉ bằng những chi tiết và chỉ xuất hiện trong một khoảnh khắc của truyện, tác giả phác họa được chân dung nhân vật chính với vẻ đẹp tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa công việc. + Anh thanh niên đại diện cho người lao động Anh thanh niên là đại diện chung cho những người lao động nhiệt huyết, sống đẹp, cống hiến vì Tổ quốc một cách thầm lặng, vô tư. Những con người khiêm tốn, giản dị, trung thực, âm thầm thực hiện công việc nhiệm vụ được giao. III. Kết bài: - Nêu cảm nhận hình tượng anh thanh niên: Hình tượng nhân vật anh thanh niên miệt mài, hăng say lao động vì lợi ích đất nước, có sức lan tỏa tới những người xung quanh. - Tác giả rất thành công khi xây dựng hình tượng nhân vật anh thanh niên cùng những người đồng nghiệp thầm lặng cống hiến sức trẻ, thanh xuân cho đất nước, dân tộc. Trang | 11