Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Phúc Đồng (Có đáp án)

Trong bài thơ “Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu viết :
Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Tôi với anh đôi người xa l ạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,
Súng bên súng, đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
Đồng chí !
1. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Đồng chí’. Văn bản nào em đã học trong chương trình Ngữ văn 9 đượ c
sáng tác cùng năm với bài thơ này ?
2. Em hiểu th ế nào là “đôi tri kỉ”? Lí do nào khiến “anh” và “tôi” từ chỗ “xa lạ" trở thành “đôi tri kỉ” ?
3. Trong đoạn thơ trên, tác gi ả đã sử dụng những hình ảnh thơ sóng đôi khá đặc sắc. Đó là những hình ảnh 
nào? Nêu hiệu qu ả ngh ệ thuât của việc sử dụng những hình ảnh thơ đó .
4. Dựa vào đoạn thơ trên, hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận diễn dịch làm rõ những cơ 
sở bền chặt hình thành nên tình đồng chí. Trong đoạn văn có sử dụng một phép th ế đ ể liên kết và một câu 
cảm thán (Gạch chân và chỉ rõ).
pdf 11 trang Huệ Phương 15/02/2023 6080
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Phúc Đồng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_mon_ngu_van_nam_hoc_2021_2022_t.pdf

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Phúc Đồng (Có đáp án)

  1. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai TRƯỜNG THCS PHÚC ĐỒNG ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN: NGỮ VĂN NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 120 phút) ĐỀ SỐ 1 Phần I: (6 điểm ) Trong bài thơ “Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu viết : Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá . Tôi với anh đôi người xa l ạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau , Súng bên súng, đầu sát bên đầu , Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ . Đồng chí ! 1. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Đồng chí’. Văn bản nào em đã học trong chương trình Ngữ văn 9 đượ c sáng tác cùng năm với bài thơ này ? 2. Em hiểu th ế nào là “đôi tri kỉ”? Lí do nào khiến “anh” và “tôi” từ chỗ “xa lạ" trở thành “đôi tri kỉ”? 3. Trong đoạn thơ trên, tác gi ả đã sử dụng những hình ảnh thơ sóng đôi khá đặc sắc. Đó là những hình ảnh nào? Nêu hiệu qu ả ngh ệ thuât của việc sử dụng những hình ảnh thơ đó . 4. Dựa vào đoạn thơ trên, hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận diễn dịch làm rõ những cơ sở bền chặt hình thành nên tình đồng chí. Trong đoạn văn có sử dụng một phép th ế đ ể liên kết và một câu cảm thán (Gạch chân và ch ỉ rõ). Phần II: (4 điểm ) Cho đoạn văn sau : “Đọc sách vốn có ích riêng cho mình, đọc nhiều không th ể coi là một vinh dự, đọc ít cũng không phải là xấu hổ. Đọc ít mà đọc kĩ, thì s ẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa , trầm ngâm tích lũy, tưởng tượng tự do đến mức làm thay đổi khí chất; đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, ch ỉ tổ làm cho mắt hoa ý loạn, tay không mà về. Th ế gian có biết bao người đọc sách ch ỉ đ ể trang trí bộ mặt, như k ẻ trọc phú khoe của, ch ỉ biết lấy nhiều làm quý.”
  2. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai (“Bàn về đọc sách”- Chu Quang Tiềm) 1/ Từ “sâu” trong “đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu” là từ loại gì? Em hiểu nghĩa của từ này như thế nào? 2/ Trong câu văn “Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt như kẻ trọc phú khoe của chỉ biết lấy nhiều làm quý”, tác giả đã sử dụng phép tu từ nào? Nêu ngắn gọn hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ ấy. 3/ Từ đoạn văn trên và hiểu biết xã hội của bản thân, hãy trình bày suy nghĩ của em (khoảng 2/3 trang giấy thi) về vấn đề đọc sách của giới trẻ trong hoàn cảnh thế giới công nghệ thông tin đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 Phần I Câu 1: - Hoàn cảnh sáng tác: 0,5đ + Bài thơ được sáng tác vào đầu năm 1948, thời kì kháng chiến chống Pháp. + Sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947) đánh bại cuộc tấn công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Băc. - HS nêu được: Truyện ngắn Làng của Kim Lân (0.5 đ) Câu 2: - Đôi tri kỉ: đôi bạn thân thiết, hiểu bạn như hiểu mình (02.5 đ) - Lí do khiến “anh” và “tôi từ “xa lạ" trở thành “đôi tri kỉ” 0,75đ + Chung giai cấp, xuất thân + Chung mục đích, lí tưởng + Chung khó khăn, gian lao Câu 3: - Những hình ảnh thơ sóng đôi: anh- tôi, súng - súng, đầu – đầu. 0,5đ - Hiệu quả NT: Gợi tả sự đông hành, đồng cam cộng khổ,đồng chí, đồng lòng của những người lính. 0,5đ Câu 4: * Về hình thức: (0,5đ)
  3. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai + Đoạn văn nghị luận có dẫn chứng lí lẽ thuyệt phục, vận dụng các phương thức biểu đạt để lập luận về nội dung liên quan + Đúng đoạn văn diễn dịch (độ dài 12 câu; ±2 câu), diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh, cảm xúc, liên kết chặt chẽ * Về nội dung: (2.0 đ) - Tình đồng chí bắt nguồn sâu xa từ sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân nghèo khó. Đó là cơ sở cùng chung giai cấp xuất thân của những người lính cách mạng. - Tình đồng chí nảy sinh từ sự chung lí tưởng, mục đích chiến đấu bảo vệ Tổ quốc( Súng bên súng, đầu sát bên đầu). - Tình đồng chí, đồng đội nảy nở và ngày càng gắn bó trong sự chan hòa, chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui. Đó là mối tình tri kỉ của những người bạn chí cốt (Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ). - Đặc sắc NT: Sử dụng thành ngữ, câc hình ảnh thơ đối ứng, sóng đôi,,cách dùng từ ngữ, chi tiết thơ chân thực. * Lưu ý: + Đạt các yêu cầu về nội dung và hình thức, diễn đạt mạch lạc, hấp dẫn, cảm nhận sâu sắc 2,0đ + Đạt các yêu cầu về nội dung và hình thức, diễn đạt mạch lạc,nhưng ý chưa thật sâu 1,5đ + Cơ bản đủ ý chính, song chưa phân tích được các tín hiệu NT, còn mắc lỗi diễn đạt, dùng từ 1đ + Diễn xuôi ý thơ, dài dòng, mắc lỗi diễn đạt, dùng từ 0,75đ + Ý quá sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt 0,5đ + Chưa thể hiện được nội dung, hoặc sai lệch về nội dung, diễn đạt kém 0đ + Đoạn văn quá dài hoặc quá ngắn, hoặc sai kiểu đoạn văn: trừ 0,5đ + Không chú thích phép thế và câu cảm thán thi không cho điểm. Phần II Câu 1: - Từ sâu là tính từ (0.5 đ) - Nghĩa của từ “sâu”: là sâu sắc, sâu rộng (0.5 đ) Câu 2: - Câu văn có sử dụng phép so sánh (0,25đ)
  4. - Hiệu quả: + Thể hiện thái độ phê phán của tác giả: đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt; đọc sách chỉ biết đọc số lượng mà không chú trọng vào chất lượng của sách. + Làm cho câu văn sinh động,từ đó giúp người đọc nhận thức được không nên đọc sách chạy theo số lượng. Câu 3: - Về hình thức (0,5đ): + Đúng kiểu bài nghị luận, lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyệt phục, dẫn chứng tiêu biểu, diễn đạt sinh động. + Không mắc lỗi chính tả, diễn đạt, dùng từ. + Độ dài khoảng 2/3 trang giấy thi. - Về nội dung (1,5đ): Học sinh có thể có những cách diến đạt khác nhau, nhưng cần đảm bảo tính thuyết phục; GV chú ý các gợi ý sau: + Dù XH có phát triển đến đâu thì đọc sách vẫn giữ vai trò quan trọng. + Trong hoàn cảnh CNTT phát triển mạnh mẽ như hiện nay: giới trẻ không ít người thờ ơ với việc đọc sách; thay vì đọc sách thì chỉ tìm kiếm thông tin cần thiết trên mạng, qua các phương tiện thông tin nghe nhìn hiện đạị + Hậu quả của việc ít đọc sách: mất đi cơ hội chiếm lĩnh kho tàng tri thức đồ sộ, phong phú của nhân loại; mất đi cơ hội để bồi dưỡng, nâng cao đời sống tâm hồn, + Liên hệ bản thân: cần tạo thói quen đọc sách, chọn những quyển sách hay, phù hợp,đọc kĩ, suy ngẫm tạo thành nếp nghĩ cho bản thân; cần kết hợp giữa văn hóa đọc truyền thống và văn hóa đọc hiện đại để đạt được hiệu quả cao nhất. ĐỀ SỐ 2 PHẦN I (4,5 điểm) Dưới đây là đoạn trích trong truyện ngắn “Lặng lẽ SaPa.” của Nguyễn Thành Long - Chào anh - Đến bậu cửa nhà họa sỹ bỗng quay lại chụp lấy tay người thanh niên lắc mạnh. - Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại, tôi ở với anh ít hôm được chứ? Đến lượt cô gái từ biệt. Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng rõ ràng như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay. Cô nhìn vào mắt anh- những người con gái sắp xa ta hay nhìn ta như vậy
  5. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai 1. Đoạn văn kể về cuộc chia tay của những nhân vật nào? Theo em cuộc gặp gỡ trò chuyện giữa họ có gì đặc biệt mà khi chia tay chủ nhân các vị khách lại lại lưu luyến đến vậy? 2. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Nêu chủ đề của truyện? Qua tác phẩm nhà văn muốn nhắn nhủ điều gì với người đọc? 3. Tìm và ghi lại thành phần biệt lập có trong đoạn văn trên? 4. Từ vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong văn bản trên, ta hiểu Tự lập là một trong những yếu tố cần thiết làm nên sự thành công trong lao động, học tập cũng như trong cuộc sống. Hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu trình bày suy nghĩ của em về tính tự lập của các bạn học sinh hiện nay Phần II (5,5 điểm): Kết thúc một bài thơ rất hay về người lính, có một nhà thơ đã viết: Không có kính rồi xe không có đèn Không có mui xe, thùng xe có xước Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim. 1. Cho biết nhan đề và tác giả của bài thơ 2. Câu thơ cuối gợi cho em liên tưởng đến câu thơ nào trong bài thơ ấy cũng có hình ảnh trái tim? Cho biết điểm giống và khác nhau về ý nghĩa của hai hình ảnh thơ này? 3. Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo cách tổng hợp-phân tích-tổng hợp làm rõ hình ảnh hình ảnh những chiếc xe và chân dung người chiến sĩ lái xe. Trong đoạn có sử dụng câu cảm thán, thành phần biệt lập tình thái. (gạch chân, chú thích rõ) HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 Phần I Câu 1: HS nêu đúng: - Đó là cuộc chia tay của Anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn với ông họa sĩ và cô kĩ sư - Hai vị khách lưu luyến vì: + Họ bắt gặp ở anh thanh niên những phẩm chất và đức tính tốt đẹp đáng khâm phục
  6. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai + Anh đã khơi gợi trong họ nhiều cảm xúc: Ông họa sỹ thấy yêu thêm mảnh đất và con người Sa Pa, tìm được cảm hứng sáng tạo nghệ thuật; cô kĩ sư thấy con đường mình lựa chon lên miền núi công tác là đúng đắn, trong cô bừng dậy những tình cảm lớn lao cao đẹp. Câu 2: - Truyện được kể theo ngôi thứ 3 - Chủ đề của truyện: Ca ngợi những con người lao động âm thầm, lặng lẽ cống hiến hết sức mình cho công cuộc xây dựng đất nước. - Lời nhắn nhủ của nhà văn với người đọc: + Sống cống hiến cho dân tộc, cho nhân dân, sống có ý nghĩa sẽ mang đến cho con người niềm vui và hạnh phúc. + Cuộc sống lao động giản dị nhưng cao đẹp sẽ làm nên vẻ đẹp đích thực của mỗi con người, có sức thuyết phục, lan toả với những người xung quanh Câu 3: - Thành phần tình thái: Chắc chắn - Thành phần phụ chú: những người con gái sắp xa ta hay nhìn ta như vậy Câu 4: HS đảm bảo các yêu cầu Hình thức: - Là một đoạn văn nghị luận có sự kết hợp các phương thức biểu đạt đúng độ dài theo quy định diễn đạt sinh động, đủ độ dài quy định Nội dung: HS bày tỏ suy nghĩ riêng của mình nhưng phải đảm bảo một số ý sau: + Khái niệm: Tự lập, nghĩa đen là khả năng tự đứng vững và không cần sự giúp đỡ của người khác. + Ý nghĩa: Tự lập là một trong những yếu tố cần thiết làm nên sự thành công trong lao động, học tập cũng như trong cuộc sống . Học sinh cần phải rèn luyện tính tự lập trong học tập vì điều đó vừa giúp học sinh có thái độ chủ động, có hứng thú trong học tập, vừa tạo cho họ có bản lĩnh vững chắc khi tiếp thu tri thức và giải quyết vấn đề. Tự lập không phải là cô lập, không loại trừ sự giúp đỡ chân thành, đúng đắn của bạn bè, thầy cô khi cần thiết, phù hợp và đúng mức.
  7. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai + Biểu hiện: thái độ chủ động, tích cực, có động cơ và mục đích học tập rõ ràng, đúng đắn, có phương pháp học tập tốt. Kiến thức tiếp thu được vững chắc. Bản lĩnh được nâng cao. + Phê phán: Hiện nay, nhiều học sinh không có tính tự lập trong học tập. Họ có những biểu hiện ỷ lại, dựa dẫm vào bạn bè, cha mẹ. Từ đó, họ có những thái độ tiêu cực: quay cóp, gian lận trong kiểm tra, trong thi cử; không chăm ngoan, không học bài, không làm bài, không chuẩn bị bài. + Liên hệ bản thân về nhận thức và hành động Phần II Câu 1: - Nhan đề: Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Tác giả: Phạm Tiến Duật Câu 2: Học sinh có thể diễn đạt khác nhưng phải làm rõ các ý sau - Câu thơ: “Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim” - Giống nhau: Đều diễn tả tình yêu đất nước cháy bỏng trong lòng người chiến sĩ - Khác nhau: + Hình ảnh: “Con đường chạy thẳng vào tim” vừa gợi lên một con đường có thật khi xe lao nhanh, nhưng đằng sau hiện thực ấy là hình ảnh con đường chiến đấu vì độc lập tự do của dân tộc, thôi thúc các anh tiến lên phía trước + Hình ảnh: “Chỉ cần trong xe có một trái tim” là ý chí kiên cường bất chấp gian nguy của người chiến sĩ lái xe. Đây là hình ảnh hội tụ vẻ đẹp của người lính, khái quát toàn bộ tinh thần, ý chí quật cường của thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mỹ. Câu 3: HS hoàn thành đoạn văn: * Đạt yêu cầu về hình thức - Đúng mô hình đoạn văn nghị luận T-P- H (đủ số câu từ 12-> 15 câu) * Tiếng Việt: + Sử dụng câu cảm thán (có gạch dưới và chú thích) + Sử dụng thành phần tình thái (có gạch dưới và chú thích) * Nội dung:
  8. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai - HS biết khai thác tín hiệu nghệ thuật trong câu thơ để làm rõ: + Hai câu đầu: điệp ngữ, liệt kê nhấn mạnh sự thiếu thốn đến mức trần trụi của những chiếc xe, qua đó cho thấy gian khổ khó khăn ngày càng chông chất, mức độ ác liệt của chiến trường ngày càng tăng lên + Nhưng điều kỳ diệu là những chiếc xe vẫn chạy. Bom đạn kẻ thù có thể làm biến dạng chiếc xe nhưng không làm nó dừng bước . + Hai câu sau có sự đối lập với hai câu trước khẳng định trái tim là sức mạnh của người lính + Hình ảnh” Trái tim” vừa là hoán dụ vừa là ẩn dụ, hội tụ vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất người lính * Diễn đạt được song ý chưa thật sâu 1,5đ * Chủ yếu là diễn xuôi, mắc một vài lỗi diễn đạt 1,0đ * Ý quá sơ sài, nhiều lỗi diễn đạt 0,5đ + Nếu đoạn văn quá dài hoặc quá ngắn trừ 0,5 điểm + Không chú thích rõ, không cho điểm. ĐỀ SỐ 3 PHẦN I (4 điểm) Dưới đây là đoạn trích trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long: - Chào anh. Đến bậu cửa nhà họa sỹ bỗng quay lại chụp lấy tay người thanh niên lắc mạnh. - Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại, tôi ở với anh ít hôm được chứ? Đến lượt cô gái từ biệt. Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng rõ ràng như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay. Cô nhìn vào mắt anh- những người con gái sắp xa ta hay nhìn ta như vậy. 1. Đoạn văn kể về cuộc chia tay của những nhân vật nào? Theo em cuộc gặp gỡ trò chuyện giữa họ có gì đặc biệt để khi chia tay chủ nhân các vị khách lại lưu luyến đến vậy? 2. Tìm và ghi lại phần biệt lập có trong đoạn văn trên? Cho biết đó là thành phần biệt lập nào? 3. Từ kiến thức về truyện ngắn trên kết hợp hiểu biết xã hội hãy trình bày suy nghĩ của em (khoảng nửa trang giấy thi) về đức tính khiêm tốn của mỗi người trong cuộc sống. PHẦN II: (6 điểm) Trong lời bài hát "Đường Trường Sơn xe anh qua" của nhạc sĩ Vân Dung có đoạn: Đường Nam Bắc yêu thương. Đường Trường Sơn say chiến đấu.
  9. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Khi miền Nam cháy trong lòng anh Câu 1: Đoạn lời bài hát trên gợi em liên tưởng đến bài thơ nào trong chương trình Ngữ văn lớp 9? Nêu tên tác giả và giải thích ý nghĩa nhan đề của bài thơ đó? Câu 2: Trong bài thơ có hai câu thơ sau: “Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi, lại đi trời xanh thêm.” Hai câu thơ trên sử dụng phép tu từ nào? Nêu hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng phép tu từ ấy? Câu 3: Dựa vào khổ thơ cuối của bài thơ trên, hãy viết một đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch khoảng 12 câu làm rõ hình ảnh những chiếc xe và chân dung tuyệt vời về người chiến sĩ lái xe Trường Sơn. Trong đoạn văn có sử dụng phép nối và câu bị động. (Gạch chân, chú thích rõ) Câu 4: Kể tên một tác phẩm thơ đã học trong chương trình Ngữ văn 9 cũng viết về đề tài người lính, ghi rõ tên tác giả. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 Phần I Câu 1: HS nêu đúng: - Đó là cuộc chia tay của Anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn với ông họa sĩ và cô kĩ sư - Hai vị khách lưu luyến vì: + Họ bắt gặp ở anh thanh niên những phẩm chất và đức tính tốt đẹp. + Anh đã khơi gợi trong họ nhiều cảm xúc: Ông họa sỹ thấy yêu thêm mảnh đất và con người SaPa, tìm được cảm hứng sáng tạo nghệ thuật; cô kĩ sư thấy con đường mình lựa chon lên miền núi công tác là đúng đắn, trong cô bừng dậy những tình cảm lớn lao cao đẹp Câu 2: Thành phần tình thái: Chắc chắn Câu 3: HS đảm bảo những yêu cầu về nội dung Nội dung:
  10. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai - Nhận thức đúng về đức tính khiêm tốn, biểu hiện, vai trò vị trí của đức tính khiêm tốn trong cuộc sống của mỗi người và xã hội. - Biết bao quát và trình bày được suy nghĩ từ đó thấy được Phương hướng rèn luyện của bản thân, có những liên hệ phù hợp. Hình thức: - Là một đoạn văn nghị luận có sự kết hợp các phương thức biểu đạt đúng độ dài theo quy định diễn đạt sinh động, đủ độ dài quy định Phần II Câu 1: - Tên bài thơ: Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Tác giả: Phạm Tiến Duật - Ý nghĩa nhan đề: + Nhan đề tưởng chừng có chỗ thừa nhưng chính nhan đề ấy lại thu hút người đọc ở cái vẻ lạ và độc đáo của nó. Nhan đề góp phần làm nổi bật hình ảnh của toàn bài: những chiếc xe không kính. + Hai chữ “Bài thơ” cho ta thấy rõ hơn cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả: không chỉ viết về những chiếc xe không kính hay là cái hiện thực khốc liệt của chiến tranh, mà điều chủ yếu nhà thơ muốn nói chính là chất thơ của hiện thực, chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm, không sợ hiểm nguy. Câu 2: - Phép tu từ điệp ngữ "lại đi", ẩn dụ "trời xanh”. - Tác dụng: + Phép tu từ điệp ngữ tạo nhịp thơ chắc khỏe, nhanh dồn dập; khẳng định ý chí quyết tâm chiến đấu chiến thắng không khó khăn trở ngại nào có thể ngăn trở + Phép tu từ ẩn dụ gợi niềm tin tưởng, lạc quan chiến thắng, Câu 3: * Hình thức: Đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch khoảng 12 câu * Tiếng Việt: phép nối và câu bị động * Nội dung: Khai thác các tín hiệu nghệ thuật, có lí lẽ để làm rõ: Hình ảnh những chiếc xe Chân dung tuyệt vời về người chiến sĩ lái xe Trường Sơn.
  11. Diễn đạt được song ý chưa sâu sắc hoặc chỉ làm tốt ý 2. – 0,75 đ Diễn xuôi ý thơ còn mắc một vài lỗi diễn đạt – 0,75 Chỉ làm tốt ý 2 song ý 1 quá sơ sài nhiều lỗi diễn đạt – 0,5 Chưa thể hiện được phần lớn số ý, hoặc sai lạc về nội dung, diễn đạt kém Câu 4: - Kể tên một tác phẩm thơ - Ghi rõ tên tác giả.