Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Tháp Chàm (Có đáp án)
Chọn và khoanh tròn câu đúng nhất. Mỗi câu đúng được 0,5 đỉểm.
Câu 1: Tên thật của nhà thơ Thanh Hải là:
A. Phạm Ngọc Hoan
B. Phạm Bá Ngoãn
C. Phan Thanh Viễn
D. Phạm Trí Viễn
Câu 2: Nhà thơ Thanh Hải viết:
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
(Mùa xuân nho nhỏ)
Hai câu thơ trên có sự chuyển đổi cảm giác từ:
A. Thính giác đến thị giác.
B. Thị giác đến xúc giác.
C. Thính giác, thị giác đến xúc giác.
D. Ba câu trên đều sai.
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Tháp Chàm (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_mon_ngu_van_nam_hoc_2021_2022_t.pdf
Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Tháp Chàm (Có đáp án)
- TRƯỜNG THCS THÁP CHÀM ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN: NGỮ VĂN NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 120 phút) ĐỀ SỐ 1 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) Chọn và khoanh tròn câu đúng nhất. Mỗi câu đúng được 0,5 đỉểm. Câu 1: Tên thật của nhà thơ Thanh Hải là: A. Phạm Ngọc Hoan B. Phạm Bá Ngoãn C. Phan Thanh Viễn D. Phạm Trí Viễn Câu 2: Nhà thơ Thanh Hải viết: Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng. (Mùa xuân nho nhỏ) Hai câu thơ trên có sự chuyển đổi cảm giác từ: A. Thính giác đến thị giác. B. Thị giác đến xúc giác. C. Thính giác, thị giác đến xúc giác. D. Ba câu trên đều sai. Câu 3: Nhan đề Mùa xuân nho nhỏ có ý nghĩa gì? A. Đây là mùa xuân bình thường trong cuộc đời của tác giả. B. Đây là mùa xuân của một vùng đất nhỏ của đất nước. C. Đây là ước nguyện của tác giả muốn đóng góp một phần nhỏ của mình là cho đất nước ngày càng giàu đẹp. Trang | 1
- D. Đây là một trong bốn mùa đẹp nhất của tác giả. Câu 4: Sự sáng tạo đặc sắc nhất của Thanh Hải trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là gì? A. Hình ảnh cành hoa. B. Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ. C. Hình ảnh con chim. D. Hình ảnh nốt nhạc trầm. Câu 5: Cảm nhận của em về lời thơ: Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước. A. Hình ảnh so sánh. B. Gợi liên tưởng đến vẻ đẹp, ánh sáng và hi vọng. C. Cả hai đều đúng. D. Cả hai đều sai. Câu 6: Y Phương là nhà thơ thuộc dân tộc nào? A. Thái B. Nùng C. Tày D. Dao Câu 7: Dòng nào sau đây đúng với tác giả Y Phương? A. Là tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam. B. Là nhà thơ nguyện cống hiến hết sức mình cho cuộc đời. C. Là nhà thơ thể hiện tâm hồn chân chất, mạnh mẽ, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi. D. Là nhà thơ có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ miền Nam thời chống Mĩ. Câu 8: Ý nghĩa sâu sắc của bài thơ Nói với con là gì? A. Giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi. B. Gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống quê hương. C. Tiếp thêm sức manh về ý chí vươn lên trong cuộc sống của con người. Trang | 2
- D. Cả ba ý trên đều đúng. Câu 9: Ý nào sau đây đúng về giá trị nội dung của bài thơ Nói với con của Y Phương? A. Thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng. B. Ca ngợi truyền thống cần cù của quê hương và dân tộc mình C. Ca ngợi sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình. D. Cả ba ý trên đều đúng. Câu 10: Với bài thơ Sang thu, em thấy đóng góp mới của Hữu Thỉnh là gì? A. Viết về thời điểm chớm thu và gắn thời tiết với đời người. B. Viết về mùa thu chín. C. Viết về mùa thu lộng lẫy, sinh động, rực rỡ. D. Ý A và B đúng. II. PHẦN TỰ LUẬN: (5 điểm) Phân tích những điểm đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ Viếng lăng Bác (Viễn Phương). HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 I. Phần trắc nghiệm: (5 điểm) 1. B 2. C 3. C 4. B 5. C 6. C 7. C 8. D 9. D 10. A II. Phần tự luận: (5 điểm) Trang | 3
- - Những điểm đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ Viếng lăng Bác: + Thể thơ tự do: Thể hiện mạch cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ, niềm xúc động, đau xót khi đến viếng lăng Bác. + Nhịp thơ chậm, biến đổi theo cảm xúc trữ tình. Giọng điệu thơ phù hợp với sự tuôn chảy tự nhiên của cảm xúc. Giọng điệu vừa tha thiết, vừa trang nghiêm, xen lẫn đau xót, tự hào. + Hình ảnh ẩn dụ: Trời xanh, vầng trăng, mặt trời ⟶ thể hiện sự tôn kính với Bác. “Trời xanh”: tượng trưng cho sự vĩnh hằng, vô tận của tên tuổi và sự nghiệp của Người. “Vầng trăng”: tâm hồn cao đẹp của Người. “Mặt trời”: Sự vĩ đại của Bác, vừa thể hiện niềm tôn kính của nhân dân đối với Người. + Điệp ngữ: “Muốn làm” được lặp đi nhiều lần như một niềm chung thủy sắt son, một ước nguyện rất chân thành của nhà thơ trước khi đi vào giấc ngủ nghìn thu của Người. ĐỀ SỐ 2 Câu 1 (2.0 điểm) Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới. (Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục) 1. Nhận biết Phần trích trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? 2. Nhận biết Nhân vật “tôi” trong phần trích đang thực hiện nhiệm vụ gì? Phần trích thể hiện phẩm chất gì của nhân vật? Câu 2: (2.0 điểm) 1. Nhận biết Tìm khởi ngữ trong các phần trích sau: a. Ông cứ đứng vờ vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm. Điều này làm ông khổ tâm hết sức. b. - Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng. 2. Nhận biết Xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong phần trích sau: Trang | 4
- a. Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi. b. Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Câu 3: (6.0 điểm) Vận dụng cao Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Ðất nước bốn nghìn năm Vất vả và gian lao Ðất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước. Ta làm con chim hót Ta làm một nhành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc (Trích Mùa xuân nho nhỏ, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo Dục, 2018) HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 Câu 1: 1. Phương pháp: căn cứ bài Những ngôi sao xa xôi Cách giải: - Tác phẩm: Những ngôi sao xa xôi - Tác giả: Lê Minh Khuê Trang | 5
- 2. Phương pháp: căn cứ đoạn trích Cách giải: - Nhân vật “tôi” đang thực hiện nhiệm vụ phá bom. - Phẩm chất nhân vật: dũng cảm, hiên ngang, bất chấp hiểm nguy. Câu 2: 1. Phương pháp: căn cứ bài Khởi ngữ Cách giải: a. Điều này b. Vâng 2. Phương pháp: căn cứ bài Các thành phần biệt lập Cách giải: a. Có lẽ - Thành phần tình thái b. Kể cả anh – Thành phần phụ chú Câu 3: 1. Giới thiệu chung * Tác giả: - Thanh Hải là một nhà thơ cách mạng, sự nghiệp thơ văn của ông gắn với hai cuộc kháng chiến của dân tộc. - Thanh Hải để lại một số lượng tác phẩm không nhiều nhưng vẫn tạo được dấu ấn riêng nhờ vẻ đẹp bình dị, trong sáng, ngôn ngữ thơ giàu nhạc điệu, cảm xúc chân thành, đằm thắm. * Tác phẩm: - Bài thơ được viết vào tháng 11 năm 1980 – thời điểm Thanh Hải ốm nặng và chỉ mấy tuần lễ sau ông qua đời. - Được sáng tác trong hoàn cảnh đặc biệt nhưng bao trùm bài thơ lại là tình yêu, là sự gắn bó thiết tha với quê hương, đất nước, là cả một khát vọng sống đẹp của tác giả. Trang | 6
- 2. Phân tích - Niềm tự hào về quê hương đất nước: + Tính từ “vất vả” “gian lao”: đúc kết quá khứ, lịch sử dân tộc đầy đau thương, mất mát song cũng rất đáng tự hào. Đó là 4 ngàn năm dựng và giữ nước gian khổ mà hào hùng của cha ông ta. => Đoạn thơ bộc lộ lòng biết ơn, tự hào, kiêu hãnh với các thế hệ đã làm nên lịch sử hào hùng của đất nước. + So sánh “đất nước như vì sao” gợi vẻ đẹp tươi sáng của đất nước trên con đường đi tới tương lai; gợi niềm tin của tác giả vào 1 ngày mai tươi đẹp, phồn vinh của quê hương, đất nước. => Giọng thơ vừa tha thiết, sôi nổi, vừa trang trọng đã gói trọn niềm yêu mến, tự hào, tin tưởng của nhà thơ về đất nước. - Khát vọng, lí tưởng sống cao đẹp của nhà thơ: + Điệp từ “ta làm”, lặp cấu trúc, liệt kê -> giúp tác giả bày tỏ ước nguyện được hiến dâng cuộc đời mình cho quê hương, xứ sở. + Các hình ảnh “con chim hót” “một cành hoa” “nốt nhạc trầm”: giản dị, tự nhiên mà đẹp, thể hiện ước nguyện khiêm nhường mà đáng quý. + Có sự ứng đối với các hình ảnh ở đầu bài thơ -> lí tưởng cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên, tất yếu; gợi liên tưởng đến mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, giữa con người – đất nước. => Tấm lòng thiết tha được hòa nhập, được cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước. - Khát vọng sống đẹp được nâng lên thành lí tưởng sống cao cả: “Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc.” + “Mùa xuân nho nhỏ”: ẩn dụ cho những gì đẹp nhất, tinh túy nhất của cuộc đời con người để góp phần làm nên mùa xuân của đất nước. Là cách nói khiêm nhường, giản dị, gợi một tâm hồn đẹp, một lối sống đẹp, một nhân cách đẹp “lặng lẽ dâng cho đời”. + Điệp từ “dù là” + hình ảnh tương phản “tuổi hai mươi” – “khi tóc bạc” khẳng định sự tồn tại bền vững của những khát vọng và lí tưởng sống ấy. Cả cuộc đời mình ông vẫn muốn chắt chiu những gì tốt đẹp nhất để hiến dâng cho đời. Trang | 7
- => Khổ thơ là lời tổng kết của nhà thơ về cuộc đời mình. Cho đến tận cuối đời ông vẫn khát khao cống hiến cho đất nước. 3. Tổng kết - Nội dung: + Bài thơ tái hiện thành công vẻ đẹp của mùa xuân đất nước tươi sáng, tràn đầy sức sống. + Khám phá, ngợi ca sự hồi sinh của đất nước trên chặng đường mới. + Bày tỏ lẽ sống đẹp đẽ, cao cả, đó là sẵn sàng dâng hiến cuộc đời mình cho đất nước, quê hương. - Nghệ thuật: + Thể thơ 5 chữ, cách gieo vần liền giữa các khổ thơ tạo sự liền mạch của cảm xúc. + Ngôn ngữ, hình ảnh giản dị, trong sáng. + Cảm xúc chân thành, tha thiết. ĐỀ SỐ 3 Câu 1: (2.0 điểm) Đọc đoạn trích: Còn chúng tôi thì chạy trên cao điểm cả ban ngày. Mà ban ngày chạy trên cao điểm không phải chuyện chơi. Thần chết là một tay không thích đùa. Hắn ta lẩn trong ruột những quả bom. Tôi bây giờ còn một vết thương chưa lành miệng ở đùi. Tất nhiên, tôi không vào viện quân y. Việc nào cũng có cái thú của nó. Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ nổ ” (Theo SGK Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục) 1. Nhận biết Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? 2. Nhận biết Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. 3. Thông hiểu Chỉ ra phép liên kết câu trong các câu văn: Thần chết là một tay không thích đùa. Hắn ta lẩn trong ruột những quả bom. 4. Thông hiểu Trang | 8
- Viết đoạn văn 7-10 câu trình bày suy nghĩ của em về lòng dũng cảm. Câu 2: (6.0 điểm) Cảm nhận của em về bài thơ “Viếng lăng Bác” của tác giả Viễn Phương. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 Câu 1: 1. Phương pháp: căn cứ nội dung bài Những ngôi sao xa xôi Cách giải: - Tác phẩm: Những ngôi sao xa xôi - Tác giả: Lê Minh Khuê 2. Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học Cách giải: - Phương thức biểu đạt chính: Tự sự 3. Phương pháp: căn cứ các phép liên kết đã học Cách giải: - Phép liên kết: phép thế (Thần chết được thế bằng “hắn ta”) 4. Phương pháp: phân tích, tổng hợp Cách giải: - Giới thiệu vấn đề - Giải thích “dũng cảm” là gì? Lòng dũng cảm được hiểu là tấm lòng gan dạ, dám dấn thân, đương đầu với khó khăn, gian khổ vì mục đích cao đẹp. - Biểu hiện lòng dũng cảm: dám đứng ra tố cáo cái xấu, cái ác; bảo vệ cái đẹp, cái thiện lương; dám đương đầu với khó khăn, thử thách, Trang | 9
- - Ý nghĩa lòng dũng cảm: giúp cho cuộc sống của bản thân và xã hội trở nên tốt đẹp - Dẫn chứng. - Phê phán những kẻ nhát gan, luôn sống trong sợ hãi. - Liên hệ bản thân: chúng ta cần rèn luyện cho bản thân lòng dũng cảm, kiên cường, gan dạ ngay trong những hoàn cảnh nhỏ nhất, tránh xa lối sống hèn nhát, ích kỉ, ngại khó. Có như vậy, ta mới trở thành công dân có ích, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Câu 2: 1. Giới thiệu chung Tác giả: - Viễn Phương là một trong những gương mặt tiêu biểu nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam. - Thơ Viễn Phương tập trung khám phá ngợi ca vẻ đẹp của nhân dân, đất nước trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm. - Lối viết của ông nhỏ nhẹ, trong sáng, giàu cảm xúc và lãng mạn. Tác phẩm: - Năm 1976, sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa được khánh thành, Viễn Phương là một trong số những chiến sĩ, đồng bào miền Nam sớm được ra viếng Bác. Bài thơ ghi lại những ấn tượng, cảm xúc, suy ngẫm của nhà thơ trong cuộc viếng lăng. - In trong tập “Như mây mùa xuân” – 1978. - Hai khổ thơ đầu cho thấy tình cảm thành kính và xúc động của Viễn Phương khi đến viếng lăng Bác. 2. Phân tích 2.1. Cảm xúc của nhà thơ khi đến thăm lăng Bác: - Đầu tiên là sự bồi hồi, xúc động “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” + Cặp đại từ xưng hô “con – Bác” là cách xưng hô gần gũi, thân thiết của người miền Nam, vừa thể hiện sự tôn kính với Bác vừa bộc lộ tình cảm yêu thương dành cho một người ruột thịt, một người bề trên trong gia đình. Đọc câu thơ tưởng như Viễn Phương là một người con xa xứ nay mới được trở về bên người cha của mình. + Cách nói giảm nói tránh “thăm” làm giảm bớt nỗi đau thương, mất mát, đồng thời khẳng định sự bất tử của Người trong lòng những người con nước Việt. Trang | 10
- => Câu thơ giản dị như một lời kể nhưng lại thấm đượm bao nỗi bồi hồi, xúc động của nhà thơ, sau bao mong nhớ, đợi chờ, nay mới được đến viếng lăng Bác. - Ấn tượng đậm nét hiện lên trước mắt nhà thơ: “hàng tre bát ngát”: + Đây là hình ảnh thực làm nên quang cảnh đẹp cho lăng Bác, mang lại cảm giác thân thuộc, gần gũi của làng quê, đất nước Việt. + Đấy cũng là hình ảnh chưa nhiều sức gợi: “hàng tre xanh xanh” gợi vẻ đẹp của con người, đất nước Việt Nam với sức sống tràn trề; “bão táp thẳng hàng” là vẻ đẹp cứng cỏi, kiên cường, bền bỉ, hiên ngang, bất khuất của con người Việt Nam. Hình ảnh hàng tre bao quanh lăng là biểu tượng của cả dân tộc đang quây quần bên Người, thể hiện tình cảm của người dân miền Nam nói riêng, con người VN nói chung dành cho Bác. => Khổ 1 là niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ khi đứng trước lăng Người. 2.2. Những cảm xúc, suy ngẫm của nhà thơ khi vào lăng viếng Bác: - Đứng trước lăng Bác là nỗi tiếc thương, lòng biết ơn sâu nặng dành cho công lao của Bác. + Sáng tạo hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi: mặt trời trên lăng – mặt trời tự nhiên, mặt trời trong lăng - ẩn dụ cho Bác. Bác đã mang lại ánh sáng chân lí, giúp dân tộc thoát khỏi kiếp sống nô lệ, khổ đau. Hình ảnh ẩn dụ đã vừa khẳng định, ngợi ca sự vĩ đại của Người vừa thể hiện tình cảm tôn kính, biết ơn của cả dân tộc đối với Người. + Hình ảnh “dòng người” đi liền với điệp từ “ngày ngày” gợi dòng thời gian vô tận và sự sống vĩnh cửu; mang giá trị tạo hình, vẽ lên quang cảnh những đoàn người nối tiếp nhau không dứt, lặng lẽ và thành kính vào viếng Bác. Lối nói “đi trong thương nhớ” thể hiện nỗi tiếc thương, nhớ nhung lớn lao của bao thế hệ người dân Việt Nam trong giây phút vào lăng viếng Bác. + “Tràng hoa dâng 79 mùa xuân”: 79 năm cuộc đời Người đã hiến dâng trọn vẹn cho quê hương, đất nước. Nó được kết từ hàng ngàn, hàng vạn trái tim để bày tỏ niềm tiếc thương, kính yêu vị cha già dân tộc. Đó cũng là cách để nhà thơ khẳng định Bác sống mãi trong lòng dân tộc. => Khổ thơ thể hiện lòng thành kính, niềm biết ơn vô hạn của nhà thơ với Bác. 2.3. Tâm trạng của nhà thơ khi vào trong lăng * Hai câu thơ đầu: - Viễn Phương đã sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh để làm bớt không khí đau thương. Bác đang nằm đó nhẹ nhàng, thanh thản như đang chìm vào một giấc ngủ ngon. - Hình ảnh “vầng trăng sáng dịu hiền”: Trang | 11
- + Hình ảnh tả thực: ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo của những ngọn đèn nhẹ nhàng lan tỏa trong không gian. + Hình ảnh vầng trăng: gợi cho ta nghĩ đến tâm hồn cao đẹp, trong sáng, thanh cao của Bác. Và trăng còn là một người bạn tri âm, tri kỉ với Bác lúc sinh thời. * Hai câu thơ tiếp theo: - Trời xanh: hình ảnh ẩn dụ -> khẳng định sự trường tồn của Bác, Bác đã hóa thân vào non sông đất nước - “Nhói”: diễn tả tình cảm chân thành, đau xót đến tột cùng, cùng sự tiếc nuối khôn nguôi của nhà thơ về sự ra đi của Bác. => Nhà thơ đau xót trước sự thực Bác đã ra đi 2.4. Tâm trạng của nhà thơ khi rời xa lăng - Thương trào nước mắt: Sự xúc động ấy cùng với nỗi niềm đau xót kìm nén từ ban đầu đã bật thành một tiếng khóc, tiếng nấc nghẹn ngào - Ước nguyện của nhà thơ: + Muốn làm con chim -> để dâng tiếng hót + Muốn làm đóa hoa -> dâng hương sắc + Muốn làm cây tre -> trung hiếu -> Điệp từ “muốn làm” lặp lại ba lần như khẳng định lại ước muốn của nhà thơ. -> Đó là những ước muốn giản dị, bé nhỏ nhưng mãnh liệt thể hiện cảm xúc bâng khuâng, xốn xang lưu luyến, bịn rịn của nhà thơ không muốn rời xa Bác, muốn hóa thân vào thiên nhiên để được gần Bác -> Tình cảm thiêng liêng của dân tộc Việt Nam đối với Bác - Hình ảnh cây tre lặp lại ở khổ thơ cuối tạo ra kết cuối đầu cuối tương ứng. Cây tre là biểu tượng cho ý chí và sức mạnh của dân tộc => khẳng định sự tin tưởng, sự trung thành của mỗi người dân Việt Nam vào Bác, vào lý tưởng và chân lý mà Bác đem tới cho chúng ta. * Những điều cần làm để xứng đáng với công lao của Bác - Là học sinh cần phải cố gắng học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức để trở thành một công dân tốt, góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. 3. Tổng kết - Nội dung: + Thể hiện tình cảm chân thành, tha thiết của cả dân tộc Việt Nam dành cho Bác. + Qua đó, khám phá, ngợi ca truyền thống ân nghĩa, thủy chung của dân tộc ta. Trang | 12
- - Nghệ thuật: + Ngôn ngữ giản dị, gần gũi, giàu sức gợi. + Giọng điệu vừa chân thành, trang nghiêm, vừa sâu lắng vừa tha thiết, đau xót tự hào. + Hình ảnh thơ vừa mang nghĩa thực vừa giàu giá trị tượng trưng. Trang | 13