Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Yên Nghĩa (Có đáp án)

Câu 1:   
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: 
Lãng phí thời gian là mất tuyệt đối. Thời gian là một dòng chảy thẳng, không bao giờ dừng lại và cũng 
không bao giờ quay lại. Mọi cơ hội, nếu bỏ qua là mất. Tuổi trẻ mà không làm được gì cho đời, cho bản 
thân thì nó vẫn xồng xộc đến tuổi già. Thời gian là một dòng chảy đều đặn, lạnh lùng, chẳng bao giờ chờ 
đợi sự chậm trễ. Hãy quý trọng thời gian, nhất là trong thời đại trí tuệ này; nền kinh tế tri thức đã và đang 
làm cho thời gian trở nên vô giá. Chưa đầy một giờ, công nghệ Nhật Bản đã có thể sản xuất một tấm thép, 
con tàu tốc hành của các nước phát triển, trong vài giờ đã có thể vượt qua được vài ngàn kilômét. Mọi biểu 
hiện đủng đỉnh, rềnh ràng đều trở nên lạc lõng trong xu thế toàn cầu hiện nay. Giá trị là cần thiết những 
chơi bời quá mức, để thời gian trôi qua vô vị là có tội với đời, với tương lai đất nước. 
(Phong cách sống của người đời, nhà báo Trường Giang, theo nguồn Internet) 
a. Nhận biết 
Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. 
b. Nhận biết 
Hãy chỉ ra trong đoạn trích 01 phép liên kết về hình thức. 
c. Thông hiểu 
Em hiểu như thế nào về câu văn: “Thời gian là một dòng chảy đều đặn, lạnh lùng, chẳng bao giờ chờ đợi 
sự chậm trễ”? 
d. Thông hiểu 
Thông qua đoạn trích trên, em hãy nêu ngắn gọn bài học có ý nghĩa nhất đối với bản thân.
pdf 15 trang Huệ Phương 15/02/2023 5040
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Yên Nghĩa (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_mon_ngu_van_nam_hoc_2021_2022_t.pdf

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Yên Nghĩa (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS YÊN NGHĨA ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN: NGỮ VĂN NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 120 phút) ĐỀ SỐ 1 Câu 1: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Lãng phí thời gian là mất tuyệt đối. Thời gian là một dòng chảy thẳng, không bao giờ dừng lại và cũng không bao giờ quay lại. Mọi cơ hội, nếu bỏ qua là mất. Tuổi trẻ mà không làm được gì cho đời, cho bản thân thì nó vẫn xồng xộc đến tuổi già. Thời gian là một dòng chảy đều đặn, lạnh lùng, chẳng bao giờ chờ đợi sự chậm trễ. Hãy quý trọng thời gian, nhất là trong thời đại trí tuệ này; nền kinh tế tri thức đã và đang làm cho thời gian trở nên vô giá. Chưa đầy một giờ, công nghệ Nhật Bản đã có thể sản xuất một tấm thép, con tàu tốc hành của các nước phát triển, trong vài giờ đã có thể vượt qua được vài ngàn kilômét. Mọi biểu hiện đủng đỉnh, rềnh ràng đều trở nên lạc lõng trong xu thế toàn cầu hiện nay. Giá trị là cần thiết những chơi bời quá mức, để thời gian trôi qua vô vị là có tội với đời, với tương lai đất nước. (Phong cách sống của người đời, nhà báo Trường Giang, theo nguồn Internet) a. Nhận biết Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. b. Nhận biết Hãy chỉ ra trong đoạn trích 01 phép liên kết về hình thức. c. Thông hiểu Em hiểu như thế nào về câu văn: “Thời gian là một dòng chảy đều đặn, lạnh lùng, chẳng bao giờ chờ đợi sự chậm trễ”? d. Thông hiểu Thông qua đoạn trích trên, em hãy nêu ngắn gọn bài học có ý nghĩa nhất đối với bản thân. Câu 2: Vận dụng cao Từ nội dung đoạn trích ở câu 1, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 – 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về việc phải làm gì để không lãng phí thời gian.
  2. Câu 3: Vận dụng cao Cảm nhận của em về bé Thu trong đoạn trích Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. (Sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 Câu 1. a. Phương pháp: Căn cứ các phương thức biểu đạt đã học Cách giải: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên: nghị luận. b. Phương pháp: Căn cứ bài Liên kết câu và liên kết đoạn văn Cách giải: 1 phép liên kết về hình thức là phép lặp: Thời gian c. Phương pháp: Phân tích, lí giải Cách giải: “Thời gian là một dòng chảy đều đặn, lạnh lùng, chẳng bao giờ chờ đợi sự chậm trễ”: Thời gian sẽ liên tục trôi qua mà không biện pháp nào có thể ngăn cản; nó không phụ thuộc vào bất cứ điều gì. Dù bạn có nhanh hay chậm, thời gian vẫn sẽ cứ tuần hoàn trôi đi. d. Phương pháp: Phân tích, tổng hợp Cách giải: Bài học có ý nghĩa nhất: Con người cần biết quý trọng thời gian, biết sử dụng quỹ thời gian của mình cho hợp lí để không bỏ lỡ các cơ hội trong cuộc đời hay hối tiếc vì những gì đã qua. Câu 2. Phương pháp: HS vận dụng các phương pháp giải thích, phân tích, chứng minh vào để làm bài văn về nghị luận xã hội.
  3. Cách giải: * Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết một bài văn nghị luận xã hội. - Bài văn phải có bố cục, kết cấu rõ ràng; lập luận thuyết phục; diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. - Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau; có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ riêng nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. * Yêu cầu về nội dung: 1. Nêu vấn đề. 2. Giải thích vấn đề. - Lãng phí thời gian là sử dụng quỹ thời gian của mình không hợp lí, để thời gian trôi qua một cách vô ích. => Lãng phí thời gian là điều đáng chê trách, lãng phí thời gian cũng đồng nghĩa với việc lãng phí cuộc đời của chính mình. 3. Bàn luận vấn đề: - Tại sao lãng phí thời gian lại đáng chê trách: Thời gian vũ trụ là vô tận nhưng thời gian cho một đời người là hữu hạn. Nếu lãng phí thời gian bạn sẽ không làm gì được cho cuộc đời của chính mình và cho xã hội. - Nguyên nhân con người thường lãng phí thời gian: Con người mải miết rong chơi. Con người chưa biết quản lí quỹ thời gian hợp lí. - Biện pháp khắc phục và sử dụng quỹ thời gian hợp lí: + Mỗi người cần tự nhận thức được giá trị của thời gian với cuộc đời để từ đó biết quý trọng thời gian mình có. + Lập thời gian biểu để sử dụng thời gian hợp lí. + Tận dụng tối đa thời gian để học tập và làm việc. + Tạo bản thân thói quen làm việc đúng giờ. 4. Liên hệ bản thân: Em đã làm gì để sử dụng quỹ thời gian của mình hợp lí? Câu 3. Phương pháp: phân tích, tổng hợp. Cách giải:
  4. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai * Yêu cầu về kĩ năng: - Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học. - Lý lẽ rõ ràng, dẫn chứng xác thực. - Văn viết giàu cảm xúc, diễn đạt trôi chảy. - Bố cục ba phần rõ ràng, cân đối. - Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả. * Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo được các ý sau: 1. Giới thiệu chung - Nguyễn Quang Sáng là nhà văn miền Nam, những tác phẩm của ông chủ yếu viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hòa bình. - Chiếc lược ngà được sáng tác năm 1966 khi tác giả tham gia chiến đấu ở chiến trường Nam Bộ. - Tác phẩm: + Ca ngợi tình cha con thắm thiết, sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Từ đó khẳng định tình cảm cha con thiêng liêng như một giá trị nhân bản sâu sắc. + Gợi cho người đọc nghĩ tới và thấm thía những đau thương, mất mát và éo le mà chiến tranh đã gây ra với con người. 2. Tình yêu thương cha sâu nặng của bé Thu. a. Trước khi nhận ông Sáu là cha: - Bé Thu gặp lại cha sau 8 năm xa cách, một người mà Thu mới chỉ nhìn thấy trong ảnh. Nhưng ngay từ lần đầu gặp mặt, cô bé đã vô cùng hoảng sợ và phải gọi “Má!Má!”, nó nhìn ông Sáu bằng đôi mắt xa lạ. - Rồi những ngày sau đó Thu tỏ ra ngang ngạnh, bướng bỉnh, gan lì kiên quyết không gọi ông Sáu là ba. Bị mẹ ép gọi ba vào ăn cơm nó chỉ nói trống không, khi bị đẩy tới bước đường cùng chắt nước cơm nó cũng linh hoạt tự làm một mình. - Nhất là khi ông Sáu gắp cho nó cái trứng cá, nó hất ra khỏi bát cơm, khiến cơm văng tung tóe. Lúc bị đánh những tưởng nó sẽ khóc, nhìn bằng ánh mắt căm giận, nhưng nó chỉ lặng lẽ gắp cái trứng cá ra rồi bỏ về nhà ngoại. Nó không chấp nhận bất cứ sự quan tâm nào của ông Sáu với nó. => Đây là sự biểu hiện của một cái tính mạnh mẽ, đồng thời cũng rất phù hợp với tâm lý thường thấy của con người. Bởi trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh, Thu còn quá nhỏ để biết được những tình thế khắc nghiệt và éo le của cuộc sống.
  5. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai => Nhưng đằng sau tất cả sự từ chối đến cứng đầu đấy của bé Thu là tình yêu thương cha mãnh liệt. b. Khi được bà ngoại giải thích: Tuy nhiên khi được nghe bà ngoại giải thích, anh Sáu không giống trong bức ảnh thì bé Thu hiểu ra mình đã sai. Thu đã rất ân hận về hành động của mình. c. Nhận ra cha - Phản ứng không nhận anh Sáu quyết liệt bao nhiêu thì khi nhận ra cha tình cảm ấy lại càng sâu nặng bấy nhiêu. Trong giờ phút cuối cùng trước khi cha đi, tình cảm dồn nén bấy lâu nay bùng lên thật mãnh liệt, mạnh mẽ. - Nó thét tiếng “Ba” xé ruột, xé gan. Đó là tiếng “ba” nó mong chờ bấy lâu nay, tiếng gọi ấy khiến ông Sáu rơi lệ. - Rồi nó nhảy tót lên ôm chặt lấy ông Sáu, hôn vào tóc, vai, mặt, mũi và cả vết thẹo dài trên mặt ông. Chân nó quắp chặt lấy ba, như thể không muốn cho ông rời đi. => Tất cả những hành động ấy cho thấy Thu yêu thương ba vô cùng, một tình yêu mãnh liệt, chân thành, thắm thiết. Tình yêu đó được bộ lộ một cách cảm động qua hoàn cảnh éo le của chiến tranh. d. Đặc sắc nghệ thuật - Miêu tả tâm lí và xây dựng tính cách nhân vật đặc sắc. - Ngôn ngữ giản dị, đậm chất Nam Bộ. - Tình huống bất ngờ hợp lí, đã bộc lộ tình yêu thương tha thiết bé Thu dành cho ba của mình 3. Đánh giá chung - Tác phẩm đã thể hiện một cách chân thực và cảm động tình cảm yêu thương sâu nặng của bé Thu dành cho cha của mình trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt. - Miêu tả tâm lí nhận vật đặc sắc, giàu sức biểu cảm. ĐỀ SỐ 2 I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: CÂU CHUYỆN CỦA HAI HẠT MẦM Có hai hạt mầm nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ. Hạt mầm thứ nhất nói: Tôi muốn lớn lên thật nhanh. Tôi muốn bén rễ sâu xuống lòng đất và đâm chồi nảy lộc xuyên qua lớp đất cứng phía trên
  6. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Tôi muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân Tôi muốn cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai đọng trên cành lá. Và rồi hạt mầm mọc lên. Hạt mầm thứ hai bảo: - Tôi sợ lắm. Nếu bén những nhánh rễ vào lòng đất sâu bên dưới, tôi không biết sẽ gặp phải điều gì ở nơi tối tăm đó. Và giả như những chồi non của tôi có mọc ra, đám côn trùng sẽ kéo đến và nuốt ngay lấy chúng. Một ngày nào đó, nếu những bông hoa của tôi có thể nở ra được thì bọn trẻ con cũng sẽ vặt lấy mà đùa nghịch thôi. Không, tốt hơn hết là tôi nên nằm ở đây cho đến khi cảm thấy thật an toàn đã. Và rồi hạt mầm nằm im và chờ đợi. Một ngày nọ, một chú gà đi loanh quanh trong vườn tìm thức ăn, thấy hạt mầm nằm lạc lõng trên mặt đất bèn mổ ngay lập tức. Trong cuộc sống sẽ luôn có những cơ hội cho những ai dám chấp nhận mạo hiểm, trải nghiệm những thử thách, mạnh dạn vượt qua những khuôn khổ lối mòn để bước lên những con đường mới. (Theo Hạt giống tâm hồn, Fisrt New và NXB Tổng hợp TP HCM) Câu 1: (0.5 điểm) Nhận biết Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên Câu 2: (0.5 điểm) Thông hiểu Tác dụng của biện pháp điệp ngữ “tôi muốn” trong lời nói của hạt mầm thứ nhất. Câu 3: (1.0 điểm) Thông hiểu Sự khác nhau về quan điểm sống được thể hiện trong lời nói của hai hạt mầm. Câu 4: (2.0 điểm) Vận dụng cao Viết đoạn văn (khoảng 15 dòng) trình bày suy nghĩ của em về con đường để đạt được ước mơ. II. LÀM VĂN (6.0 điểm) Vận dụng cao “Từ cuối hạ sang thu, đất trời có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt. Sự biến chuyển này đã được Hữu Thỉnh gợi lên bằng cảm nhận tinh tế, qua những hình ảnh giàu sức biểu cảm trong bài Sang thu”. (SGK Ngữ văn 9, tập hai, 2017) Bằng sự cảm nhận bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
  7. Câu 1. 1. Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học Cách giải: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên: tự sự. 2. Phương pháp: phân tích, tổng hợp Cách giải: Điệp ngữ “tôi muốn” nhấn mạnh và diễn tả những khát khao, ước mơ của hạt mầm thứ nhất. 3. Phương pháp: phân tích, tổng hợp Cách giải: Sự khác nhau về quan điểm sống được thể hiện trong lời nói của hai hạt mầm: - Hạt mầm thứ nhất: sống đầy mơ ước, khát khao hương tới những điều cao đẹp, dũng cảm đương đầu với thử thách. - Hạt mầm thứ hai: chọn cách sống an toàn, sống hèn nhát, thụ động, luôn sợ hãi. 4. Phương pháp: phân tích, tổng hợp Cách giải: * Nêu vấn đề. * Giải thích vấn đề - Ước mơ là ước mong, khát vọng, là những gì tốt đẹp mà ta luôn hướng tới. Mỗi người sẽ có những ước mơ khác nhau. - Con đường đạt được ước mơ chính là cách thức để ta biến ước mơ thành hiện thực. * Phân tích, bàn luận vấn đề. - Tại sao con người cần có ước mơ? + Ước mơ chính là động lực thúc đẩy ta hành động.
  8. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai + Người có ước mơ là người sống có lí tưởng riêng và nhất định sẽ thành công với những sự lựa chọn của mình. - Con đường thực hiện ước mơ: + Không ngừng nâng cao năng lực của bản thân, trau dồi tri thức và kĩ năng. + Không chùn bước trước khó khăn, sẵn sàng vượt qua mọi trở ngại. + Con đường thực hiện ước mơ phải bắt đầu từ ngày hôm nay, từ những bước nhỏ nhất. + Điều quan trọng nhất trong quá trình đi đến ước mơ đôi khi không phải là đích đến mà là hành trình. - Phê phán những kẻ bất chấp tất cả để đạt được ước muốn của mình. - Liên hệ bản thân: Em có ước mơ gì? Em đã lựa chọn con đường nào để thực hiện những ước mơ đó? Câu 2. Phương pháp: phân tích, chứng minh, tổng hợp Cách giải Yêu cầu về kĩ năng: - Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học. - Lý lẽ rõ ràng, dẫn chứng xác thực. - Văn viết giàu cảm xúc, diễn đạt trôi chảy. - Bố cục ba phần rõ ràng, cân đối. - Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả. Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo được các ý sau: A. Giới thiệu tác giả, tác phẩm và trích dẫn nhận định. 1. Giới thiệu chung Tác giả: - Là nhà thơ chiến sĩ, trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Ông từng cầm súng chiến đấu trong chiến trường miền Nam. - Sáng tác của ông cuốn hút người đọc nhờ cảm xúc tinh tế, ngòi bút giàu chất lãng mạn và lối viết giản dị, giàu sức gợi. Tác phẩm: - Mùa thu – một đề tài quen thuộc của thơ ca phương Đông nói chung và thơ ca Việt Nam nói riêng.
  9. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai - Tác phẩm được sáng tác vào năm 1977, được in lại nhiều lần trong các tập thơ mà gần đây nhất là tập “Từ chiến hào đến thành phố” – 1991. - Nhận định: “Từ cuối hạ sang thu, đất trời có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt. Sự biến chuyển này đã được Hữu Thỉnh gợi lên bằng cảm nhận tinh tế, qua những hình ảnh giàu sức biểu cảm trong bài Sang thu”. 2. Phân tích, chứng minh - Nhận xét đã khẳng định giá trị trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật của bài Sang thu. 2.1. Giá trị nội dung a. Khoảnh khắc giao mùa * Tín hiệu mùa thu - Tín hiệu đầu tiên mà tác giả cảm nhận qua khứu giác là hương ổi mộc mạc, bình dị. Hương ổi chủ động “phả vào trong gió se”. + Với từ “phả” tác giả đã đặc tả hương thơm đậm như sánh lại, quện lại, lùa vào trong gió, làm cho nó trở nên thơm tho lạ thường. + Vì thế gợi hình dung cụ thể về mùi ổi chín thơm nồng, ngọt mát, có sức lan tỏa. - Mùa thu về còn hiện qua cả xúc giác “gió se”. Gió và hương ổi làm thức dậy cả không gian thôn vườn, ngõ xóm. - Hình ảnh “sương qua ngõ”. Nghệ thuật nhân hóa cùng từ láy “chùng chình” đã làm cho làn sương trở nên sinh động có hồn. * Cảm xúc của nhà thơ - Trong giờ phút giao mùa ấy lòng nhà thơ đắm say: + Đó là cảm giác bất ngờ khi bắt gặp tín hiệu thu về: “bỗng” diễn tả cảm xúc ngạc nhiên, ngỡ ngàng, một niềm vui chợt đến, một thoáng xúc động, một cái giật mình khẽ đánh thức con người khỏi những bề bộn của cuộc sống để hòa mình với thiên nhiên. + Rồi đến cảm giác mơ hồ, mong manh, bối rối, tự hỏi lòng mình “hình như thu đã về”. + Từ “về” còn gợi ra cảm giác thân thiết, quen thuộc. => Phải gắn bó lắm với cuộc đời, phải có giác quan vô cùng nhạy cảm thì nhà thơ mới có những cảm nhận tinh tế đến vậy về phút giao mùa. b. Bức tranh mùa thu và sự chuyển biến rõ nét hơn của đất trời khi sang thu
  10. * Hai câu đầu: - Hình ảnh dòng sông và cánh chim được vẽ với những nét tương phản: + Dòng sông trôi một cách hiền hòa, nhàn hạ. Nghệ thuật nhân hóa cùng từ láy gợi hình “dềnh dàng” đã đặc tả hình ảnh dòng sông trôi chậm chạp, thong thả. + Đối lập lại là hình ảnh những cánh chim vội vã. * Hai câu sau: tạo điểm nhấn cho bức tranh - Hình ảnh đám mây xuất hiện cùng từ “vắt” đã gợi ra khung cảnh: một làn mây mỏng nhẹ, mềm mại, uyển chuyển như một dải lụa, một tấm khăn voan vắt ngang trên bầu trời. - Nghệ thuật nhân hóa đã làm đám mây mang tâm trạng con người: nửa lưu luyến, bịn rịn mùa hạ, nửa háo hức nghiêng hẳn sang thu. c. Những biến chuyển của thiên nhiên & suy ngẫm về đời người lúc chớm thu: - Những biến chuyển của thiên nhiên được tái hiện tài tình: + Phép đối: “vẫn còn” – “vơi dần”, “nắng” – “mưa” gợi sự vận động trái chiều của hai hiện tượng thiên nhiên -> biểu hiện của sự giao mùa. + “Mưa”, “nắng”: Nắng vẫn còn nhưng không chói chang, gay gắt, cơn mưa rào đặc trưng của mùa hạ đã vơi dần -> dấu hiệu của mùa thu đậm nét hơn. + Những từ ngữ chỉ mức độ “vẫn còn” “vơi” “bớt” được sắp xếp giảm dần cho thấy mùa hạ đang nhạt dần, mùa thu ngày càng rõ nét hơn. - Suy ngẫm về đời người lúc chớm thu: + Tiếng sấm: Theo nghĩa thực, tiếng sấm là dấu hiệu của những cơn mưa rào mùa hạ. Sang thu, tiếng sấm nhỏ dần, không đủ sức làm lay động hàng cây đã bao mùa thay lá. Nghĩa ẩn dụ: chỉ những biến động thất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời, cho những gian nan, thử thách mà con người gặp phải trong cuộc đời. + “hàng cây đứng tuổi”: gợi cái xế chiều của đời người, gợi hình ảnh những con người đã trưởng thành, trầm tĩnh và vững vàng hơn. => Con người khi đã trưởng thành sẽ hiểu biết hơn, bình tĩnh, ung dung hơn trước mọi đổi thay, biến động của cuộc đời. 2.2. Nghệ thuật - Thể thơ 5 chữ. Nhịp thơ chậm, âm điệu nhẹ nhàng.
  11. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai - Nhiều từ có giá trị gợi tả, gợi cảm sâu sắc. - Sự cảm nhận tinh tế, thú vị, gợi những liên tưởng bất ngờ. - Hình ảnh chọn lọc mang nét đặc trưng của sự giao mùa hạ - thu 3. Đánh giá chung: Đất trời sang thu gợi biết bao cảm xúc, gợi bao suy ngẫm về đời người sang thu. ĐỀ SỐ 3 Câu 1: (2.0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Không có kinh, rồi xe không có đèn Không có mui xe, thùng xe có xước Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim. 1. Nhận biết Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Tác giả bài thơ là ai? 2. Nhận biết Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ? 3. Thông hiểu Chỉ ra biện pháp tu từ nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó. Câu 2: (3.0 điểm) Vận dụng cao Viết bài văn nghị luận (khoảng 300 từ) trình bày suy nghĩ của em về câu hỏi của G.Welles: Thử thách lớn nhất của con gười là lúc thành công rực rỡ. Câu 3: (5.0 điểm) Vận dụng cao “Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long đã khắc họa thành công hình ảnh những con người bình thường mà cao đẹp”. Hãy phân tích nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích để làm sáng tỏ nhận định. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 Câu 1. 1.
  12. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Phương pháp: căn cứ bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính Cách giải: - Tác phẩm: Bài thơ về tiểu đội xe không kính. - Tác giả: Phạm Tiến Duật. 2. Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học Cách giải: - Phương thức Biểu cảm 3. Phương pháp: căn cứ các biện pháp tu từ đã học Cách giải: - Biện pháp nghệ thuật: Trái tim: Hoán dụ. - Tác dụng: Hoán dụ: biểu tượng cho tất cả con người với sức lực, tâm huyết dành trọn cho đất nước. Đồng thời cũng là hình ảnh ẩn dụ cho tinh thần trách nhiệm, ý chí chiến đấu. -> Tiêu biểu cho vẻ đẹp của thế hệ các bộ đội cụ Hồ thời kì chống Mỹ. Câu 2. Phương pháp: phân tích, tổng hợp Cách giải: 1. Giải thích câu nói: - “Thành công”: Khi đạt được mục đích, lí tưởng, mang lại vinh quang, vật chất - “Thử thách”: Khó khăn, thách thức trong cuộc sống => Ý nghĩa của câu nói: Thử thách trong cuộc đời không chỉ là khi vấp ngã, gặp khó khăn mà kể cả lúc thành công, khi gặt hái vinh quang 2. Bàn luận. - Tại sao khi thành công rực rỡ lại là thử thách lớn nhất? + Con đường để thành công trải qua muôn vàn khó khăn, giữ được thành quả còn khó khăn hơn nữa. Đó là thử thách lớn đối với mỗi người.
  13. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai + Khi thành công rực rỡ, đó là lúc ta hạnh phúc nhất. Nhưng trên đỉnh vinh quang ta dễ bị lóa mắt, từ đó dẫn đến tự phụ, tự kiêu, tự cao, tự đại xem thường người khác. + Khi thành công con người dễ rơi vào lối sống hưởng thụ. Hơn thế hưởng thụ thái quá có thể dẫn tới sự sa ngã vào tệ nạn xã hội và dần mất đi tất cả + Thành công dễ đưa người ta vào tâm lí tự mãn, bằng lòng với những gì mình có, dẫn đến không có động lực để phấn đấu + Không ít người thành công lại tham vọng hơn thế nữa, điều đó dẫn đến việc bất chấp thủ đoạn để đạt được. - Khẳng định câu nói trên hoàn toàn đúng đắn. 3. Liên hệ. Ý kiến trên là bài học bổ ích với mỗi người: - Hãy tận hưởng niềm vui hạnh phúc khi đạt được thành quả - Nhưng không nên ngủ quên trong chiến thắng, hãy bình tĩnh, sáng suốt để tiếp tục phấn đấu Câu 3. Phương pháp: phân tích, tổng hợp. Cách giải: * Yêu cầu về kĩ năng: - Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học. - Lý lẽ rõ ràng, dẫn chứng xác thực. - Văn viết giàu cảm xúc, diễn đạt trôi chảy. - Bố cục ba phần rõ ràng, cân đối. - Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả. * Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo được các ý sau: Phân tích nhân vật anh thanh niên: 1. Mở bài: - Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long là một truyện ngắn nhẹ nhàng, trong trẻo, giàu chất thơ và khắc họa thành công hình tượng những con người lao động thầm lặng đang ngày đêm xây dựng đất nước. Đặc biệt, là anh thanh niên trẻ cán bộ khí tượng trên đỉnh Yên Sơn.
  14. - Giới thiệu nhận định 2. Thân bài: - Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác. a. Vẻ đẹp của anh được thể hiện trong hoàn cảnh sống và làm việc: - Anh là “người cô độc nhất thế gian”, một mình làm việc trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, quanh năm bốn bề mây phủ, lạnh rét . Anh luôn thèm người và nhớ người. Nỗi nhớ khiến anh chặt cây chắn đường để được gặp người. Anh quen bác lái xe từ đó. Qua bác lái xe, anh đã quen được ông họa sĩ và cô kĩ sư trẻ. - Công việc mỗi ngày của anh: đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất để dự báo thời tiết. + Hàng ngày, anh phải báo ốp về nhà vào bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối, một giờ sáng. Gian khổ nhất là lúc 1 giờ sáng mưa gió, rét mướt, tuyết rơi phải dậy. + Công việc gian khổ nhưng anh yêu nó, làm việc hết mình và chính xác. Có lần anh phát hiện đám mây khô nên không quân ta đã tiêu diệt được nhiều phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. b. Vẻ đẹp trong nếp sống, cách ứng xử: - Anh thanh niên là người có nề nếp, nhân cách. Ngôi nhà anh rất ngăn nắp, gọn gàng. Anh biết làm cho cuộc sống trở nên vui vẻ, thơ mộng, ý nghĩa: + Anh trồng hoa: hoa dơn, thược dược vàng, tím, đỏ, hồng phấn + Anh đọc sách, trò chuyện, giao tiếp với sách, lấy sách làm bạn tri âm tri kỉ. + Anh nuôi gà lấy trứng + Thế giới của riêng anh: ngôi nhà ba gian sạch sẽ, với bàn ghế, sổ sách, biểu đồ, thống kê, máy bộ đàm. - Anh là người khiêm tốn, thành thực: anh từ chối để ông họa sĩ vẽ. - Anh là người có tấm lòng rộng mở, chân thành, gần gũi: + Với bác lái xe đã trở thành người bạn thân tình. + Với những người bạn mới như ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ anh vui mừng đến luống cuống. ð Chỉ bằng vài nét phác họa, tác giả đã cho người đọc thấy anh thanh niên – bức chân dung với vẻ đẹp tinh thần, tình cảm, lối sống, suy nghĩ, công việc của anh. 3. Kết bài:
  15. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai “Lặng lẽ Sa Pa” khắc họa thành công hình ảnh những con người lao động thầm lặng, những con người vô danh nhưng ta học được từ họ khá nhiều về phẩm chất, cách sống và ứng xử với mọi người. Vì vậy, chúng ta phải luôn cố gắng học tập, rèn luyện để sống có ích cho mình và những người xung quanh.