Tài liệu ôn thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Phần: Tập làm văn

I. Tri thức chung về văn bản và tạo lập văn bản.
1. Văn bản.
- Văn bản là chuỗi lời nói miệng hay bài viết, có chủ đề thống nhất, có liên kết, mạch lạc,
vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện múc đích giao tiếp.
- Có sáu kiểu văn bản thường gặp với các phương thức biểu đạt tương ứng: tự sự, miêu tả,
biểu cảm, nghị luận, thuyết ninh, hành chính – công vụ. Mỗi kiểu văn bản có mục đích
giao tiếp riêng.
2. Liên kết trong văn bản:
- Liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản, làm cho văn bản trở
nên có nghĩa, dễ hiểu.
- Để văn bản có tính liên kết, ngươi viết (người nói) phải làm cho nội dung của các câu,
các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau; đồng thời phải biết kêt nối các câu, các
đoạn đó bằng các phương tiện ngôn ngữ (từ ngữ, tổ hợp từ, câu,…) thích hợp.
- Liên kết câu và liên kết đoạn văn: Các câu, các đoạn văn liên kết với nhau về nội dung
và hình thức:
+ Về nội dung:
Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề chung
của đoạn văn (liên kết chủ đề).
Các đoạn văn và các câu văn phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí (liên kết lô-gic).
+ Về hình thức: có một số phương thức liên kết:
. Phép lặp từ ngữ: là cách dùng đi dùng lại một yếu tố ngôn ngữ nào đó đề tạo ra tính liên
kết giữa các câu chứa yếu tố đó. Có 3 cách sử dụng phép lặp: Lặp từ vựng, lặp cấu trúc
ngữ pháp, lặp ngữ âm. Lặp còn tạo ra sắc thái tu từ như nhấn ý, tạo nhịp điệu, nhạc
điệu,…
. Phép liên tưởng: là cách dùng các từ, tổ hợp từ có quan hệ liên tưởng trong từng câu
giúp tạo ra sự liên kết giữa các câu chứa chúng.
. Phép thế: là cách dùng những từ, tổ hợp từ khác nhau, nhưng cùng chỉ về một vật, một
việc để thay thế cho nhau; và qua đó tạo nên tính liên kết giữa các câu chứa chúng. Các

phương tiện liên kết thường được sử dụng trong phép thế: các đại từ, các từ, tổ hợp từ
đồng nghĩa, các từ, tổ hợp từ khác nhau (cùng chỉ về một vật, một sự việc)
. Phép nối: là cách liên kết câu bằng từ, tổ hợp từ có nội dung chỉ quan hệ. Các phương
tiện sử dụng trong phép nối là các quan hệ từ (và, vì, nhưng, thì, mà, nếu, cho nên, rồi,…)
và các từ ngữ chuyển tiếp (bởi vậy, nếu thế, dầu vậy, tuy thế, vậy mà, đã vậy,…) các phụ
từ (lại, cũng, còn,…)
3. Mạch lạc trong văn bản: văn bản có tính mạch lạc:
- Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều nói về một đề tài, biểu hiện một chủ đề
chung xuyên suốt.
- Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lí,
trước sau hô ứng nhau nhằm làm cho chủ đề liền mạch và gợi được nhiều hứng thú cho
người đọc (người nghe).
4. Tạo lập văn bản: Quá trình tạo lập văn bản gồm các bước:
- Định hướng chính xác: Văn bản viết ( nói) cho ai, để làm gì, về cái gì và như thế nào?
- Lập dàn ý (bố cục) cho văn bản, dàn ý đại cương hoặc dàn ý chi tiết.
- Diễn đạt các ý đã ghi trong bố cục thành những câu, những đoạn văn chính xác, trong
sáng, có mạch lạc và liên kết chặt chẽ với nhau.
- Kiểm tra xem văn bản vừa tạo lập có đạt các yêu cầu đã nêu ở trên chưa và cần có sửa
chữa gì không.
5. Tính thống nhất chủ đề của văn bản.
- Chủ đề là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản nói tới.
- Văn bản có tính thống nhất chủ đề khi chỉ nói tới chủ đề đã xác định, không xa rời hay
lạc sang chủ đề khác.
- Để viết hoặc hiểu một văn bản, cần xác định dược chủ đề được thể hiện ở phần nhan đề,
đề mục, trong quan hệ giữa các phần của văn bản và các từ ngữ then chốt thường lặp đi
lặp lại trong đó.

pdf 16 trang Huệ Phương 21/02/2023 5300
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu ôn thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Phần: Tập làm văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_on_thi_vao_lop_10_mon_ngu_van_phan_tap_lam_van.pdf

Nội dung text: Tài liệu ôn thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Phần: Tập làm văn

  1. Tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn phần Tập làm văn I. Tri thức chung về văn bản và tạo lập văn bản. 1. Văn bản. - Văn bản là chuỗi lời nói miệng hay bài viết, có chủ đề thống nhất, có liên kết, mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện múc đích giao tiếp. - Có sáu kiểu văn bản thường gặp với các phương thức biểu đạt tương ứng: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết ninh, hành chính – công vụ. Mỗi kiểu văn bản có mục đích giao tiếp riêng. 2. Liên kết trong văn bản: - Liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản, làm cho văn bản trở nên có nghĩa, dễ hiểu. - Để văn bản có tính liên kết, ngươi viết (người nói) phải làm cho nội dung của các câu, các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau; đồng thời phải biết kêt nối các câu, các đoạn đó bằng các phương tiện ngôn ngữ (từ ngữ, tổ hợp từ, câu, ) thích hợp. - Liên kết câu và liên kết đoạn văn: Các câu, các đoạn văn liên kết với nhau về nội dung và hình thức: + Về nội dung: Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề chung của đoạn văn (liên kết chủ đề). Các đoạn văn và các câu văn phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí (liên kết lô-gic). + Về hình thức: có một số phương thức liên kết: . Phép lặp từ ngữ: là cách dùng đi dùng lại một yếu tố ngôn ngữ nào đó đề tạo ra tính liên kết giữa các câu chứa yếu tố đó. Có 3 cách sử dụng phép lặp: Lặp từ vựng, lặp cấu trúc ngữ pháp, lặp ngữ âm. Lặp còn tạo ra sắc thái tu từ như nhấn ý, tạo nhịp điệu, nhạc điệu, . Phép liên tưởng: là cách dùng các từ, tổ hợp từ có quan hệ liên tưởng trong từng câu giúp tạo ra sự liên kết giữa các câu chứa chúng. . Phép thế: là cách dùng những từ, tổ hợp từ khác nhau, nhưng cùng chỉ về một vật, một việc để thay thế cho nhau; và qua đó tạo nên tính liên kết giữa các câu chứa chúng. Các
  2. phương tiện liên kết thường được sử dụng trong phép thế: các đại từ, các từ, tổ hợp từ đồng nghĩa, các từ, tổ hợp từ khác nhau (cùng chỉ về một vật, một sự việc) . Phép nối: là cách liên kết câu bằng từ, tổ hợp từ có nội dung chỉ quan hệ. Các phương tiện sử dụng trong phép nối là các quan hệ từ (và, vì, nhưng, thì, mà, nếu, cho nên, rồi, ) và các từ ngữ chuyển tiếp (bởi vậy, nếu thế, dầu vậy, tuy thế, vậy mà, đã vậy, ) các phụ từ (lại, cũng, còn, ) 3. Mạch lạc trong văn bản: văn bản có tính mạch lạc: - Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều nói về một đề tài, biểu hiện một chủ đề chung xuyên suốt. - Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lí, trước sau hô ứng nhau nhằm làm cho chủ đề liền mạch và gợi được nhiều hứng thú cho người đọc (người nghe). 4. Tạo lập văn bản: Quá trình tạo lập văn bản gồm các bước: - Định hướng chính xác: Văn bản viết ( nói) cho ai, để làm gì, về cái gì và như thế nào? - Lập dàn ý (bố cục) cho văn bản, dàn ý đại cương hoặc dàn ý chi tiết. - Diễn đạt các ý đã ghi trong bố cục thành những câu, những đoạn văn chính xác, trong sáng, có mạch lạc và liên kết chặt chẽ với nhau. - Kiểm tra xem văn bản vừa tạo lập có đạt các yêu cầu đã nêu ở trên chưa và cần có sửa chữa gì không. 5. Tính thống nhất chủ đề của văn bản. - Chủ đề là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản nói tới. - Văn bản có tính thống nhất chủ đề khi chỉ nói tới chủ đề đã xác định, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác. - Để viết hoặc hiểu một văn bản, cần xác định dược chủ đề được thể hiện ở phần nhan đề, đề mục, trong quan hệ giữa các phần của văn bản và các từ ngữ then chốt thường lặp đi lặp lại trong đó. II. Hệ thống các kiểu văn bản. VĂN TỰ SỰ 1. Khái niệm: Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến
  3. sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa. 2. Mục đích: Biểu hiện con người, quy luật đời sống, bày tỏ thái độ. 3. Cấu trúc: gồm ba phần: - Mở bài: Giới thiệu nhân vật và sự việc chính của câu chuyện. - Thân bài: Diễn biến sự việc theo một trìmh tự nhất định, thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt. - Kết bài: Kết thúc câu chuyện, thái độ của người kể. 4. Đặc điểm - Nhân vật: Nhân vật trong văn tự sự là kẻ thực hiện các sự việc và là kẻ được thể hiện trong văn bản. Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng của văn bản, nhân vật phụ chỉ giúp nhân vật chính hoạt động. Nhân vật được thể hiện qua các mặt: tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, việc làm, - Sự việc: Sự việc trong văn tự sự được trình bày một cách cụ thể: sự việc xảy ra trong thời gian, địa điểm cụ thể, do nhân vật cụ thể thực hiện, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả, Sự việc trong văn tự sự được sắp xếp theo một trật tự, diễn biến sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt. - Chủ đề: Mỗi câu chuyện đều mang một ý nghĩa xã hội nhất định. Ý nghĩa đó được toát lên từ những sự việc, cốt truyện. Mỗi văn bản tự sự thường có một chủ đề; cũng có văn bản có nhiều chủ đề, trong đó có một chủ đề chính. - Lời văn tự sự: chủ yếu là kể người, kể việc. Khi kể người thì có thể giới thiệu tên, lai lịch, tính tình, tài năng, ý nghĩa của nhân vật. Khi kể việc thì kể các hành động, việc làm, kết quả và sự đổi thay do các hành động ấy đem lại. Đoạn trong văn tự sự thường là đoạn diễn dịch. - Thứ tự kể: Khi kể chuyện, có thể kể các sự việc liên tiếp nhau theo thứ tứ tự nhiên, việc gì xảy ra trước kể trước, việc gì xảy ra sau kể sau, cho đến hết. Nhưng để gây bất ngờ, gây chú ý, hoặc thể hiện tình cảm nhân vật, người ta có thể đem kết quả hoặc sự việc hiện tại kể ra trước, sau đó mới dùng cách kể bổ sung hoặc để nhân vật nhớ lại mà kể tiếp các việc đã xảy ra trước đó. - Ngôi kể: Người đứng ra kể chuyện có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, với
  4. Tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn phần Tập làm văn I. Tri thức chung về văn bản và tạo lập văn bản. 1. Văn bản. - Văn bản là chuỗi lời nói miệng hay bài viết, có chủ đề thống nhất, có liên kết, mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện múc đích giao tiếp. - Có sáu kiểu văn bản thường gặp với các phương thức biểu đạt tương ứng: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết ninh, hành chính – công vụ. Mỗi kiểu văn bản có mục đích giao tiếp riêng. 2. Liên kết trong văn bản: - Liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản, làm cho văn bản trở nên có nghĩa, dễ hiểu. - Để văn bản có tính liên kết, ngươi viết (người nói) phải làm cho nội dung của các câu, các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau; đồng thời phải biết kêt nối các câu, các đoạn đó bằng các phương tiện ngôn ngữ (từ ngữ, tổ hợp từ, câu, ) thích hợp. - Liên kết câu và liên kết đoạn văn: Các câu, các đoạn văn liên kết với nhau về nội dung và hình thức: + Về nội dung: Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề chung của đoạn văn (liên kết chủ đề). Các đoạn văn và các câu văn phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí (liên kết lô-gic). + Về hình thức: có một số phương thức liên kết: . Phép lặp từ ngữ: là cách dùng đi dùng lại một yếu tố ngôn ngữ nào đó đề tạo ra tính liên kết giữa các câu chứa yếu tố đó. Có 3 cách sử dụng phép lặp: Lặp từ vựng, lặp cấu trúc ngữ pháp, lặp ngữ âm. Lặp còn tạo ra sắc thái tu từ như nhấn ý, tạo nhịp điệu, nhạc điệu, . Phép liên tưởng: là cách dùng các từ, tổ hợp từ có quan hệ liên tưởng trong từng câu giúp tạo ra sự liên kết giữa các câu chứa chúng. . Phép thế: là cách dùng những từ, tổ hợp từ khác nhau, nhưng cùng chỉ về một vật, một việc để thay thế cho nhau; và qua đó tạo nên tính liên kết giữa các câu chứa chúng. Các