10 Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 10 (Sách Kết nối tri thức) - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

CHIẾU DỜI ĐÔ

(Thiên đô chiếu)

Xưa nhà Thương đến đời Bàn Canh năm lần dời đô, nhà Chu đến đời Thành Vương ba lần 
dời đô. Phải đâu các vua thời Tam đại theo ý riêng mình mà tự tiện chuyển dời? Chỉ vì muốn 
đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu, trên vâng 
mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi. Cho nên vận nước lâu dài, phong 
tục phồn thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời, 
không noi theo dấu cũ Thương, Chu, cứ đóng yên đô thành ở nơi đây, khiến cho triều đại 
không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tổn, muôn vật không được thích 
nghi. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.

Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất, được cái 
thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. 
Địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt, 
muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt, chỉ nơi này là thắng địa. Thật 
là chỗ tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương 
muôn đời.

(Lí Công Uẩn, trong Thơ văn lí-Trần, tập I,

NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1977) 

Đọc văn bản trên và trả lời các câu hỏi:

Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại nào?

A. Cáo             C. Hịch

B. Chiếu          D. Phú

Câu 2: Chọn CÁC đáp án đúng: Những lợi thế của thành Đại La là gì?

A. Dân cư đông đúc, thuận tiện giao thương

B. Đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông, dựa núi.

C. Địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà lại thoáng.

D. Ở vào nơi trung tâm của trời đất, được cái thế rồng cuộn, hổ ngồi.

Câu 3: Câu văn nào dưới đây trực tiếp bày tỏ nỗi lòng của Lí Công Uẩn ?

A. Phải đâu các vua thời Tam đại theo ý riêng mình mà tự ý chuyển dời?

B. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của 
đế vương muôn đời.

C. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.

D. Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. 

pdf 122 trang Thúy Anh 08/08/2023 2440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "10 Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 10 (Sách Kết nối tri thức) - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdf10_de_thi_hoc_ki_1_ngu_van_lop_10_sach_ket_noi_tri_thuc_nam.pdf

Nội dung text: 10 Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 10 (Sách Kết nối tri thức) - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI HỌC KÌ 1 – ĐỀ 1 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 10 BỘ SÁCH: KẾT NỐI TRI THỨC Thời gian làm bài: 90 phút BIÊN SOẠN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAIHAY.COM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I Môn: Ngữ văn lớp 10; Năm học 2022 - 2023 Thời gian làm bài: 90 phút - Không kể thời gian phát đề I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) CHIẾU DỜI ĐÔ (Thiên đô chiếu) Xưa nhà Thương đến đời Bàn Canh năm lần dời đô, nhà Chu đến đời Thành Vương ba lần dời đô. Phải đâu các vua thời Tam đại theo ý riêng mình mà tự tiện chuyển dời? Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu, trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi. Cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời, không noi theo dấu cũ Thương, Chu, cứ đóng yên đô thành ở nơi đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tổn, muôn vật không được thích nghi. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi. Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt, muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chỗ tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. (Lí Công Uẩn, trong Thơ văn lí-Trần, tập I, 1
  2. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1977) Đọc văn bản trên và trả lời các câu hỏi: Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại nào? A. Cáo C. Hịch B. Chiếu D. Phú Câu 2: Chọn CÁC đáp án đúng: Những lợi thế của thành Đại La là gì? A. Dân cư đông đúc, thuận tiện giao thương B. Đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông, dựa núi. C. Địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà lại thoáng. D. Ở vào nơi trung tâm của trời đất, được cái thế rồng cuộn, hổ ngồi. Câu 3: Câu văn nào dưới đây trực tiếp bày tỏ nỗi lòng của Lí Công Uẩn ? A. Phải đâu các vua thời Tam đại theo ý riêng mình mà tự ý chuyển dời? B. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. C. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi. D. Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Câu 4: Ý nào nói đúng nhất mục đích của thể chiếu ? A. Ban bố mệnh lệnh của nhà vua. B. Giãi bày tình cảm của người viết. C. Kêu gọi, cổ vũ mọi người hăng hái chiến đấu tiêu diệt kẻ thù. D. Miêu tả phong cảnh, kể sự việc. 2
  3. Câu 5: Câu nào diễn tả đúng nghĩa của từ “thắng địa” trong “Chiếu dời đô”? A. Là nơi cao ráo, thoáng mát B. Là nơi có phong cảnh và địa thế đẹp C. Là nơi có sông ngòi bao quanh D. Là nơi núi non hiểm trở Câu 6: Dòng nào nói đúng nhất ý nghĩa của câu “Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi”. A. Khẳng định sự cần thiết phải dời đổi kinh đô. B. Khẳng định lòng yêu nước của nhà vua. C. Phủ định sự cần thiết của việc dời đô. D. Phủ định sự đau xót của nhà vua trước việc phải dời đô. Câu 7: “Chiếu dời đô” thể hiện tầm nhìn xa trông rộng và phản ánh khát vọng xây dựng đất nước độc lập, phồn thịnh của Lí Công Uẩn và nhân dân ta. A. Đúng B. Sai Câu 8: Nội dung bao quát của văn bản “Chiếu dời đô” ? Câu 9: Em có đồng tình với việc dời đô của Vua Lí Công Uẩn không? Vì sao? Câu 10: Qua văn bản “Chiếu dời đô”, em rút ra được những bài học gì cho bản thân? II. PHẦN VIẾT (4.0 điểm) Mỗi chúng ta, ai cũng sẽ chọn cho mình một nghề phù hợp. Em hãy viết bài luận giới thiệu những thế mạnh của bản thân để khẳng định mình phù hợp với nghề sẽ chọn trong tương lai. Hết 3
  4. - Học sinh không được sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm. 4
  5. Đáp án đề 1 ĐÁP ÁN KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I Năm học: 2022 – 2023 Môn: Ngữ văn – Lớp 10 PHẦN ĐỌC Câu Câu 2 Câu 3(0.5đ) Câu 4(0.5đ) Câu 5(0.5đ) Câu Câu 7(0.5đ) 1(0.5đ) (0.5đ) 6(0.5đ) B B,C,D C A B A A Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại nào? A. Cáo C. Hịch B. Chiếu D. Phú Phương pháp giải: - Đọc kĩ văn bản - Dựa vào dấu hiệu nhận biết thể loại để đưa ra câu trả lời Lời giải chi tiết: Văn bản thuộc thể loại Chiếu → Đáp án B Câu 2. Chọn CÁC đáp án đúng: Những lợi thế của thành Đại La là gì? A. Dân cư đông đúc 5
  6. B. Đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông, dựa núi. C. Địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà lại thoáng. D. Ở vào nơi trung tâm của trời đất, được cái thế rồng cuộn, hổ ngồi. E. Thuận tiện giao thương Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết: Những lợi thế của thành Đại La: - Đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông, dựa núi. - Địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà lại thoáng. - Ở vào nơi trung tâm của trời đất, được cái thế rồng cuộn, hổ ngồi. → Đáp án B, C, D Câu 3. Câu văn nào dưới đây trực tiếp bày tỏ nỗi lòng của Lí Công Uẩn ? A. Phải đâu các vua thời Tam đại theo ý riêng mình mà tự ý chuyển dời? B. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. C. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi. D. Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Phương pháp giải: Đọc kĩ đề bài, sử dụng phương pháp loại trừ 6
  7. + Lấy cọc cây ô liu nung nóng, đâm vào mắt hắn. + Buộc mình vào bụng những con cừu để thoát ra ngoài. Câu 8. Từ văn bản trên và văn bản Hê-ra- Clét đi tìm táo vàng, em hãy so sánh để chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa nhân vật sử thi và nhân vật thần thoại. Phương pháp giải: Đọc kĩ hai văn bản Từ những kiến thức đã học và phân tích của bản thân, chỉ ra điểm giống và khác nhau Lời giải chi tiết: Giống: đều là những nhân vật có tài năng, trí tuệ, phẩm chất phi thường Khác: + Nhân vật thần thoại Hê-ra-clét là người anh hùng có sức khỏ phi thường, sánh tựa thần linh; nhân vật xuất hiện cùng nhiều chi tiết kì ảo, những chi tiết ấy trực tiếp tham gia vào quá trình chàng thực hiện thử thách. + Nhân vật sử thi Uylix là người anh hùng chủ yếu được khắc họa ở phương diện trí tuệ; nhân vật không có sức khỏe tựa thần linh, cùng không có năng lực đặc biệt như thần linh; yếu tố kì ảo không tham gia trực tiếp vào quá trình chàng thực hiện thử thách. Câu 9. Vẻ đẹp của Uylix trong truyện khiến em liên tưởng đến vẻ đẹp của nhân vật nào trong các thần thoại, sử thi đã học? Phương pháp giải: Liên tưởng đến nhân vật trong các thần thoại, sử thi đã học Lời giải chi tiết: 108
  8. Vẻ đẹp của Uylix trong truyện khiến em liên tưởng đến vẻ đẹp của nhân vật Hê-ra-clet trong các thần thoại Hy Lạp. Hê-ra-clet cũng thể hiện sự thông minh, nhanh trí của mình khi đấu trí với thần Át-lát. Câu 10. Viết một đoạn văn khoảng 7 - 10 dòng cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật Uylix. Phương pháp giải: Dựa vào những kiến thức và kĩ năng đã học để viết đoạn văn Lời giải chi tiết: Học sinh tự thực hiện II. PHẦN VIẾT Bài văn nghị luận bàn về sức mạnh trí tuệ của con người: MB: Giới thiệu vấn đề TB: - Giải thích: trí tuệ là gì? - Phân tích: + Biểu hiện của trí tuệ; + Phân tích sức mạnh của trí tuệ: Giúp con người sáng tạo trong công việc, học tập; giúp con người vượt qua thử thách, hoàn thành những nhiệm vụ khó khăn; giúp con người có được thành công; giúp xã hội, đất nước phát triển từ những phát minh, những đóng góp từ trí tuệ - Chứng minh: trí tuệ của các nhà khoa học mang đến văn minh cho nhân loại. - Bình luận: Sức mạnh trí tuệ là vô cùng vô tận, là giá trị củ con người, là nguyên khí của quốc gia Nếu không có trí tuệ con người thì cuộc sống sẽ trì trệ, kém phát triển Người có trí tuệ đáng được tôn vinh, coi trọng. Tuy nhiên, trí tuệ phải đi cùng đạo đức, nhân phẩm, nếu không sẽ dẫn đến hậu quả khó lường 109
  9. KB: Khẳng định lại vấn đề. 110
  10. ĐỀ THI HỌC KÌ 1 – ĐỀ 10 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 10 BỘ SÁCH: KẾT NỐI TRI THỨC Thời gian làm bài: 90 phút BIÊN SOẠN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAIHAY.COM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn: Ngữ văn lớp 10; Năm học 2022 - 2023 Thời gian làm bài: 90 phút - Không kể thời gian phát đề I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau, thực hiện các yêu cầu bên dưới: (1) Theo lệnh Eurysthée, Héraclès lại tiếp tục dấn thân vào thử thách. Lần này Eurysthée giao cho chàng một nhiệm vụ không có gì là nguy hiểm nhưng chẳng kém phần nặng nề. Hắn vẫn cứ tưởng rằng Héraclès thể nào cũng có lúc phải bó tay trước những công việc hắn giao. Đó là việc quét dọn sạch sẽ chuồng bò của Augias. Augias là vị vua xứ Élis ở đất Péloponnèse, con của thần Mặt trời-Hélios. Ông được thừa hưởng của vua cha một gia tài khá phong phú, nhất là đàn gia súc thì nhiều và quý không biết ngần nào, thôi thì đủ giống, đủ loại, con nào cũng mập mạp, mượt mà trông thật thích mắt. Không biết bây giờ trên đất Hy Lạp còn có ai là người nuôi nhiều súc vật đến thế không, chứ như số gia súc Augias có thì vào bậc nhất rồi. Có người nói Augias có tới ba nghìn bò, ngựa, dê, cừu. Trong đàn súc vật hằng hà sa số đó đặc biệt có ba trăm con bò đực lông trắng như tuyết, hai trăm con bò có bộ chân đỏ thẫm như những tấm thảm mầu huyết dụ ở thành Sidon, mười hai con bò đực trắng muốt như những con thiên nga chuyên dành riêng để làm lễ hiến tế dâng thần Hélios. Riêng có một con là khác biệt hơn cả. Nó đẹp và dịu hiền kỳ lạ, toàn thân lúc nào cũng tỏa ra những tia sáng ngời ngợi như ngôi sao. Chuồng bò của Augias nuôi những con vật quý giá như thế, đúng là nhất không còn bàn cãi gì được. 111
  11. (2) Nhưng nếu kể về bẩn thì chuồng bò Augias cũng dứt khoát xếp hàng đầu. Augias lười nhác chẳng trông nom gì đến công việc chăn nuôi để đến nỗi phân của súc vật chồng chất, ứ đọng lại tầng tầng lớp lớp trong chuồng, tràn cả ra cánh đồng màu mỡ. Có người bảo, đã ba chục năm trời chuồng bò không được quét dọn. Đất đai vì thế, quá thừa ứ phân bón đến nỗi chẳng sinh sôi cho con người những cánh đồng lúa mì đẫy hạt chắc bông Quét dọn sạch chuồng gia súc của Augias là một công việc chẳng ai dám nghĩ đến cả vì nó bẩn quá, phân tràn ra ngập ngụa khắp nơi, sức lực người thường không một ai có thể làm nổi. Nhưng Héraclès dám đảm nhận cái công việc nặng nề ghê gớm đó. Chàng giao hẹn với Augias nếu như chỉ trong một ngày chàng quét dọn sạch bong các ngăn chuồng thì nhà vua phải trả công cho chàng một phần mười số gia súc. Augias ưng thuận. Hắn nghĩ rằng Héraclès dầu có tài giỏi khỏe mạnh đến mấy cũng không thể nào trong một ngày làm xong được. Nhưng Héraclès đâu có phải người thường: Chàng nắn lại hai dòng sông Alphée và Pénée lái cho nước chảy về chuồng bò, sau đó chàng dời hai bức tường ở hai đầu chuồng bò để cho nước của hai con sông ào ạt chảy qua, xối chảy thẳng vào. Công việc làm chưa đến một ngày. Nước ở hai dòng sông chảy về cuốn sạch băng tất cả những đống phân lưu cữu từ hàng bao năm. Chuồng gia súc trong chốc lát sáng sủa, tinh tươm khiến ai trông thấy cũng vui mừng và cảm phục tài năng của người dũng sĩ. (Trích Thần thoại Hy Lạp) Câu 1. Nhân vật chính trong văn bản trên là: A. Eurysthée B. Héraclès C. Augias D. Hélios Câu 2. Sự việc được kể trong văn bản trên là: A. Héraclès dọn sạch chuồng bò của Augias B. Augias lười nhác chẳng trông nom gì đến công việc chăn nuôi bò C. Augias ăn quỵt không trả công cho Héraclès 112
  12. D. Héraclès trừng phạt Augias vì thất hứa với chàng. Câu 3. Nguyên nhân chính khiến Héraclès có thể thực hiện được nhiệm vụ dọn sạch chuồng bò của Augias là? A. Vì Héraclès có tinh thần bất khuất, không sợ công việc nặng nề B. Vì đây là công việc nhẹ nhàng hơn nhiều so với những thử thách mà chàng đã trải qua C. Vì chàng có sức mạnh và trí tuệ D. Vì chàng có niềm tin và ý chí. Câu 4. Dọn sạch chuồng bò của Augias ngày nay là một điển tích trong văn học thế giới. Theo em, ý nghĩa của điển tích này là gì? A. Ca ngợi sức mạnh, trí tuệ con người có thể làm nên những điều phi thường B. Phê phán sự lười biếng, bẩn thỉu của con người C. Chỉ một tình trạng trì trệ, hỗn độn, cần phải, hoặc đã được thanh toán xóa bỏ để đem lại sự trong sạch, trật tự, ổn định, tiến bộ D. Ngay cả khi làm một công việc bình thường cũng cần phải suy nghĩ, tính toán để công việc diễn ra hoàn hảo nhất. Câu 5. Đặc điểm của thần thoại thể hiện trong văn bản trên là: A. Kể về chiến công của người anh hùng có sức mạnh, năng lực phi thường B. Sự xuất hiện của các nhân vật kì ảo C. Kể về nguồn gốc của thế giới tự nhiên D. Sử dụng mô típ nhân vật chính thực hiện nhiệm vụ gian khổ nhưng vẫn vượt qua. Câu 6. Những chi tiết nào dưới đây làm nổi bật đặc điểm thần thoại của văn bản? A. Chàng nắn lại hai dòng sông Alphée và Pénée lái cho nước chảy về chuồng bò 113
  13. B. Đã ba chục năm trời chuồng bò không được quét dọn. C. Chàng dời hai bức tường ở hai đầu chuồng bò để cho nước của hai con sông ào ạt chảy qua, xối chảy thẳng vào D. A và C đúng Câu 7. Em hãy khái quát ngắn gọn nội dung đoạn (1) và đoạn (2). Câu 8. Những chi tiết "phân của súc vật chồng chất, ứ đọng lại tầng tầng lớp lớp trong chuồng, tràn cả ra cánh đồng màu mỡ. Có người bảo, đã ba chục năm trời chuồng bò không được quét dọn. Đất đai vì thế, quá thừa ứ phân bón đến nỗi chẳng sinh sôi cho con người những cánh đồng lúa mì đẫy hạt chắc bông Quét dọn sạch chuồng gia súc của Augias là một công việc chẳng ai dám nghĩ đến cả vì nó bẩn quá, phân tràn ra ngập ngụa khắp nơi, sức lực người thường không một ai có thể làm nổi." nhấn mạnh điều gì trong thử thách của Héraclès? Câu 9. Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Héraclès trong văn bản trên. Câu 10. Chi tiết nào trong văn bản khiến em thích thú, vì sao? II. PHẦN VIẾT (4.0 điểm) Héraclès đã làm được việc mà Augias nghĩ rằng Héraclès dầu có tài giỏi khỏe mạnh đến mấy cũng không thể nào trong một ngày làm xong được. Từ chi tiết này, em hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa của việc khám phá khả năng tiềm ẩn của bản thân. Hết - Học sinh không được sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm. 114
  14. Đáp án đề 10 PHẦN ĐỌC HIỂU Câu 1(0.5đ) Câu 2 (0.5đ) Câu 3(0.5đ) Câu 4(0.5đ) Câu 5(0.5đ) Câu 6(0.5đ) B A C C A D Câu 1. Nhân vật chính trong văn bản trên là: A. Eurysthée B. Héraclès C. Augias D. Hélios Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết: Nhân vậ chính trong văn bản trên là Héraclès → Đáp án B Câu 2. Sự việc được kể trong văn bản trên là: A. Héraclès dọn sạch chuồng bò của Augias B. Augias lười nhác chẳng trông nom gì đến công việc chăn nuôi bò C. Augias ăn quỵt không trả công cho Héraclès D. Héraclès trừng phạt Augias vì thất hứa với chàng. 115
  15. Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết: Sự việc được kể trong văn bản trên là: Héraclès dọn sạch chuồng bò của Augias → Đáp án A Câu 3. Nguyên nhân chính khiến Héraclès có thể thực hiện được nhiệm vụ dọn sạch chuồng bò của Augias là? A. Vì Héraclès có tinh thần bất khuất, không sợ công việc nặng nề B. Vì đây là công việc nhẹ nhàng hơn nhiều so với những thử thách mà chàng đã trải qua C. Vì chàng có sức mạnh và trí tuệ D. Vì chàng có niềm tin và ý chí. Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết: Nguyên nhân chính khiến Héraclès có thể thực hiện được nhiệm vụ dọn sạch chuồng bò của Augias vì chàng có sức mạnh và trí tuệ. → Đáp án C Câu 4. Dọn sạch chuồng bò của Augias ngày nay là một điển tích trong văn học thế giới. Theo em, ý nghĩa của điển tích này là gì? A. Ca ngợi sức mạnh, trí tuệ con người có thể làm nên những điều phi thường B. Phê phán sự lười biếng, bẩn thỉu của con người 116
  16. C. Chỉ một tình trạng trì trệ, hỗn độn, cần phải, hoặc đã được thanh toán xóa bỏ để đem lại sự trong sạch, trật tự, ổn định, tiến bộ D. Ngay cả khi làm một công việc bình thường cũng cần phải suy nghĩ, tính toán để công việc diễn ra hoàn hảo nhất. Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản và suy ra ý nghĩa của điển tích Lời giải chi tiết: Ý nghĩa của điển tích: Chỉ một tình trạng trì trệ, hỗn độn, cần phải, hoặc đã được thanh toán xóa bỏ để đem lại sự trong sạch, trật tự, ổn định, tiến bộ → Đáp án C Câu 5. Đặc điểm của thần thoại thể hiện trong văn bản trên là: A. Kể về chiến công của người anh hùng có sức mạnh, năng lực phi thường B. Sự xuất hiện của các nhân vật kì ảo C. Kể về nguồn gốc của thế giới tự nhiên D. Sử dụng mô típ nhân vật chính thực hiện nhiệm vụ gian khổ nhưng vẫn vượt qua. Phương pháp giải: Nhớ lại kiến thức về thể loại thần thoại Lời giải chi tiết: Văn bản kể về chiến công của người anh hùng có sức mạnh, năng lực phi thường → Đáp án A Câu 6. Những chi tiết nào dưới đây mang đặc điểm thần thoại của văn bản? 117
  17. A. Chàng nắn lại hai dòng sông Alphée và Pénée lái cho nước chảy về chuồng bò B. Đã ba chục năm trời chuồng bò không được quét dọn. C. Chàng dời hai bức tường ở hai đầu chuồng bò để cho nước của hai con sông ào ạt chảy qua, xối chảy thẳng vào D. A và C đúng Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Chú ý những chi tiết mang đặc điểm thần thoại của văn bản Lời giải chi tiết: Chi tiết mang đặc điểm thần thoại của văn bản: Chàng nắn lại hai dòng sông Alphée và Pénée lái cho nước chảy về chuồng bò Chàng dời hai bức tường ở hai đầu chuồng bò để cho nước của hai con sông ào ạt chảy qua, xối chảy thẳng vào (là những chi tiết nói về năng lực phi thường của Héraclès) → Đáp án D Câu 7. Em hãy khái quát ngắn gọn nội dung đoạn (1) và đoạn (2). Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn 1 và đoạn 2 Khái quát ngắn gọn nội dung Lời giải chi tiết: Nội dung đoạn 1: Giới thiệu chuồng bò của Augias và nhiệm vụ khó khăn của Héracles 118
  18. Nội dung đoạn 2: Héracles thực hiện thành công thử thách bằng sức mạnh và trí tuệ của mình Câu 8. Những chi tiết "phân của súc vật chồng chất, ứ đọng lại tầng tầng lớp lớp trong chuồng, tràn cả ra cánh đồng màu mỡ. Có người bảo, đã ba chục năm trời chuồng bò không được quét dọn. Đất đai vì thế, quá thừa ứ phân bón đến nỗi chẳng sinh sôi cho con người những cánh đồng lúa mì đẫy hạt chắc bông Quét dọn sạch chuồng gia súc của Augias là một công việc chẳng ai dám nghĩ đến cả vì nó bẩn quá, phân tràn ra ngập ngụa khắp nơi, sức lực người thường không một ai có thể làm nổi." nhấn mạnh điều gì trong thử thách của Héraclès? Phương pháp giải: Đọc kĩ chi tiết và phân tích Lời giải chi tiết: Những chi tiết trên nhấn mạnh mức độ khó khăn, bất khả thi trong thử thách của Héracles. Từ đó góp phần tô đậm chiến công vẻ vang của người anh hùng Câu 9. Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Héraclès trong văn bản trên. Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật Héracles: - Là người có tinh thần bất khuất: Dũng cảm, tự tin đối mặt với thử thách khó khă - Là người có trí tuệ thông minh: Chàng không dùng sức để dọn mà dùng mưu: Nắn sông cho dòng nước xối rửa chuồng bò, - Là người có sức khỏe phi thường: Có thể nắn được hai dòng sông, dời được hai bức tường. Câu 10. Chi tiết nào trong văn bản khiến em thích thú, vì sao? Phương pháp giải: 119
  19. Đọc kĩ văn bản Nêu ra chi tiết nổi bật khiến em thích thú Lời giải chi tiết: Gợi ý: Chi tiết trong văn bản khiến em thích thú: - Chi tiết: Héracles nắn sông, dời tường - Lý giải: Chi tiết này gây nên nhiều bất ngờ cho người đọc, bởi thử thách của Héracles vô cùng khó khăn nhưng chàng vẫn nghĩ ra được cách để thực hiện. Không ai có thể tin rằng chàng có thể làm được việc này. Người đọc có lẽ rất mong chờ để thấy được cách xử lí tình huống của Héracles và chi tiết trên đã thỏa mãn người đọc PHẦN VIẾT Dàn ý I. Mở bài - Dẫn dắt vào vấn đề: Sống giữa cuộc đời, mỗi người đều có giá trị của riêng mình, giá trị là điều cốt lõi tạo nên con người bạn. II. Thân bài 1. Giải thích - Giá trị của bản thân chính là ý nghĩa của sự tồn tại của mỗi con người, là nội lực riêng trong mỗi con người. Đó là yếu tố để mỗi người khẳng định được vị trí trong cuộc đời. 2. Phân tích - Giá trị của bản thân là ưu điểm, điểm mạnh vượt trội của mỗi người so với những người khác khiến mình có một cá tính riêng, dấu ấn riêng không trộn lẫn với đám đông. Ví dụ: Bạn 120
  20. là một doanh nhân tài giỏi, có tầm nhìn sâu rộng, luôn thành công trong công việc, giá trị của bạn chính là tài năng kinh doanh. - Ai cũng có những ưu khuyết điểm riêng, không mạnh về mặt này sẽ mạnh về mặt kia, bởi vậy mỗi người lại có giá trị khác nhau, không thể đem so sánh giữa người này với người khác. - Giá trị của bản thân không đơn thuần là điểm mạnh của bản thân mà còn là sự đóng góp, là vai trò của mỗi người với mọi người xung quanh. VD: Bạn không cần là một đứa trẻ xuất sắc mọi mặt, những bạn vẫn là niềm tự hào, là nguồn động lực của cha mẹ. Đấy chính một phần giá trị con người bạn. - Giá trị của mỗi con người luôn được soi chiếu trên những trục giá trị chung của nhân loại, mà trong đó trục giá trị mang ý nghĩa quyết định chính là nhân cách. Nghĩa là điều kiện tiên quyết để khẳng định giá trị là bạn phải sống đúng với nghĩa một con người (biết yêu thương, chia sẻ, nỗ lực, luôn hướng đến cái đẹp, cái thiện, ) - Ý nghĩa của giá trị bản thân: + Biết được giá trị bản thân sẽ biết được điểm mạnh để phát huy, điểm yếu để hạn chế, như vậy sẽ đạt nhiều thành công trong cuộc sống. + Mỗi người đều có giá trị của riêng mình, nhiều người trong xã hội cùng hòa vào sẽ tạo ra giá trị cuộc sống, xã hội ngày càng phát triển. 3. Bình luận và phản đề - Giá trị đó dù lớn lao hay nhỏ bé cũng cần được tôn trọng. - Nếu bản thân mỗi người không biết cách trau dồi để tự tạo ra giá trị cho mình thì cuộc sống không còn có ý nghĩa, chỉ là sự tồn tại trên cuộc đời. - Có những người vốn có nội lực nhưng không tự nhận thức được giá trị của mình, thiếu tự tin về bản thân, sống không có quan điểm riêng, nên đánh mất nhiều cơ hội. - Giá trị bản thân mỗi người không phụ thuộc vào địa vị hay tiền bạc họ có trong tay mà phụ thuộc vào sự nỗ lực của mỗi người trong cuộc sống. 121
  21. 4. Bài học nhận thức - Cần cố gắng bộc lộ hết khả năng của mình để khẳng định mình nhưng không tự tin thái quá về năng lực của bản thân, tự tin thái quá dễ dẫn đến thất bại vì không chịu học hỏi từ người xung quanh. - Cần nỗ lực học tập rèn luyện để làm tăng giá trị bản thân, trở thành người có ích cho xã hội. - Không được “định giá” cho người khác khi chưa thấu hiểu họ bởi giá trị là sự tích lũy dài lâu, không phải ngày một ngày hai mà tạo ra. III. Kết bài - Mỗi người hãy sống là chính mình, dám khẳng định mình và sống yêu thương giữa cuộc đời. 122