5 Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 10 (Sách Cánh diều) - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Hùng Vương (Có đáp án)

PHẦN I. Phần đọc hiểu (4,0 điểm) 
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu sau: 
“Suốt bao nhiêu năm, cha đã làm người đưa thư trong cái thị trấn này. Cha đã đạp xe dọc theo theo những 
đại lộ hay những phố nhỏ chật hẹp, gõ cửa và đem đến tin tức của một họ hàng, đem những lời chào nồng 
nhiệt từ một nơi xa xôi nào đó […]. Chiếc phong bì nào cũng đều chưa đựng những tin tức được mong chờ 
từ lâu. Con muốn cha biết được rằng con vô cùng kính yêu cha cũng như khâm phục biết bao nhiêu cái 
công việc cha đã làm cho hàng vạn con người […]. Khi con nghĩ về hàng ngàn cây số cha đã đạp xe qua, 
đem theo một túi nặng đầy thư, ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, dù trời nắng hay mưa, 
lòng con tràn ngập niềm tự hào khi tưởng tượng ra niềm vui mà cha đem lại cho những ai đợi chờ tin tức 
từ những người yêu dấu. Cha đã gắn kết những trái tim lại với nhau như một nhịp cầu vồng.” 

(Trích Cha thân yêu nhất của con, theo Những bức thư đoạt giải UPU, Ngữ văn 10, tập một, NXB Giáo 
dục Việt Nam, 2012, tr28) 
Câu 1: Văn bản trên thuộc phong cách ngô ngữ nào? (0,5 điểm) 
Câu 2: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản? (0,5 điểm ) 
Câu 3: Người con đã bộc lộ tình cảm, thái độ như thế nào đối với người cha và công việc đưa thư của ông? 
(1,0 điểm) 
Câu 4: Từ văn bản trên, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng ½ trang giấy thi) về tinh thần trách nhiệm 
trong cuộc sống hôm nay (2,0 điểm). 

pdf 11 trang Thúy Anh 08/08/2023 4280
Bạn đang xem tài liệu "5 Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 10 (Sách Cánh diều) - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Hùng Vương (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdf5_de_thi_hoc_ki_1_ngu_van_lop_10_sach_canh_dieu_nam_hoc_2022.pdf

Nội dung text: 5 Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 10 (Sách Cánh diều) - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Hùng Vương (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT HÙNG VƯƠNG MÔN: NGỮ VĂN 10 CD (Thời gian làm bài: 90 phút) 1. ĐỀ SỐ 1 Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Ngày 4/1, tại Trung tâm Thông tấn Quốc gia, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đoàn Khối các cơ quan Trung ương, Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) phối hợp tổ chức Tọa đàm: Xây dựng hình mẫu thanh niên thời kỳ mới hướng tới những phẩm chất của" công dân toàn cầu". Chia sẻ với các đại biểu thanh niên tại buổi tọa đàm, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan cho rằng kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế có cả những mặt tích cực và mặt tiêu cực tác động đến kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa của từng dân tộc, đất nước, người dân, trong đó đặc biệt là giới trẻ. Thanh niên Việt Nam ra ngoài thế giới phải có tư cách, phẩm chất, phải có hiểu biết, kiến thức, hành xử có văn hóa với bạn bè thế giới. Đặc biệt phải chú trọng tìm hiểu, học hỏi những tinh hoa của thế giới, đồng thời phải giữ gìn bản sắc của dân tộc. Ông nhấn mạnh muốn hội nhập quốc tế, giới trẻ phải chú trọng hai yếu tố là "tử tế" và "tức khí". "Tức khí" theo ông chính là lòng tự ái dân tộc, là tinh thần vượt khó vươn lên. Đây chính là tinh thần đã thúc giục bao nhiêu lớp thanh niên Việt Nam xả thân vì đất nước suốt quá trình lịch sử. Việt Nam có nhiều lợi thế với lực lượng lao động đông đảo, phong phú về tài nguyên nhưng nếu không có "tức khí" sẽ không thể hội nhập thành công, sánh vai cùng các quốc gia trên thế giới. (Xuân Tùng (TTXVN - 4/1/2017) Câu 1 (1 điểm): Xác định loại văn bản. Dựa vào đâu mà anh/chị có kết luận ấy? Câu 2 (1 điểm): Nêu nội dung của văn bản. Câu 3 (1 điểm): Tìm hai từ Hán Việt có trong văn bản và giải thích nghĩa của chúng. Câu 4 (2 điểm): Qua văn bản, trình bày suy nghĩ của anh/chị về hai yếu tố: "tử tế" và "tức khí" mà thanh niên Việt Nam cần có. Vì sao ông Vũ Khoan cho rằng thanh niên Việt Nam cần có “tức khí”? Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm) “Trì hoãn như một thói quen - kẻ thù thầm lặng đang "giết chết" chính bạn!”. Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đó. ĐÁP ÁN Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm) Câu 1:
  2. - Loại văn bản: bản tin. - Dựa vào đặc điểm của ngôn ngữ trong văn bản (cung cấp thông tin thời sự, lối viết ngắn gọn, sinh động, hấp dẫn) Câu 2: - Nội dung văn bản: Đưa tin về buổi tọa đàm: “Xây dựng hình mẫu thanh niên thời kỳ mới hướng tới những phẩm chất của "công dân toàn cầu"”, diễn ra ngày 4/1/2017, tại trung tâm Thông tấn Quốc gia; và ý kiến của nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan về những phẩm chất mà người thanh niên cần có trong thời kì hội nhập. Câu 3: - Quốc gia: là nhà nước, đất nước. - Công dân: người có quốc tịch, được hưởng quyền lợi và đảm nhiệm nghĩa vụ theo quy định của hiến pháp và pháp luật trong một cuốc gia. Câu 4: - HS nêu đúng hai yếu tố tử tế và tức khí trong văn bản: + Tử tế là tư cách, phẩm chất của con người ( bao gồm kiến thức, cách hành xử có văn hóa với bạn bè thế giới; khả năng tìm hiểu, học hỏi những tinh hoa của thế giới, đồng thời phải giữ gìn bản sắc của dân tộc). + "Tức khí" là lòng tự ái dân tộc, là tinh thần vượt khó vươn lên. => Ông Vũ Khoan cho rằng thanh niên Việt Nam cần có “tức khí” vì đây chính là tinh thần thúc giục thanh niên Việt Nam vượt khó vươn lên để có đủ khả năng hội nhập thành công, sánh vai cùng các quốc gia trên thế giới. Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm) a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Trì hoãn như một thói quen – kẻ thù thầm lặng đang “giết chết” chính bạn. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới: - Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận. - Giải thích định nghĩa về trì hoãn, thói quen trì hoãn. - Biểu hiện của người có thói quen trì hoãn.
  3. - Ảnh hưởng của việc trì hoãn đến bản thân, người khác. - Khẳng định lại vấn đề. 2. ĐỀ SỐ 2 ĐỀ THI HK1 MÔN NGỮ VĂN 10 CD NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THPT HÙNG VƯƠNG - ĐỀ 02 Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: (1) Trang điện tử của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Geneva (www.weforum.org) ngày 30/3/2020 đăng bài viết của nhà báo người Anh Sean Fleming nhan đề: “Viet Nam shows how you can contain COVID-19 with limited resources”, tạm dịch: “Việt Nam cho thấy cách bạn có thể phòng chống COVID-19 với nguồn lực hạn chế” đánh giá Việt Nam ứng phó hiệu quả với dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trở thành “ngọn hải đăng” về cách làm với nguồn lực hạn chế. (2) Bài báo viết: Việt Nam đã sớm nhận thức rõ ràng về nguy cơ bùng phát của dịch bệnh có thể tàn phá một đất nước đang phát triển và Việt Nam đã hành động mau lẹ, đưa ra quyết định nhanh chóng và kịp thời. (3) Theo đó, Việt Nam đã tập trung vào các biện pháp nằm trong tầm kiểm soát của mình và giành được sự tán dương từ cộng đồng quốc tế. Việt Nam đã khởi động một loạt các sáng kiến để ngăn chặn virus lây lan ngay từ ngày 1/2, đình chỉ tất cả các chuyến bay đến và đi từ Trung Quốc; đóng cửa các trường học sau khi nghỉ Tết Nguyên đán. [ ] (4) Tác giả bài viết đề cao hành động tập thể và có trách nhiệm trong chống dịch ở Việt Nam, như việc toàn dân đeo khẩu trang. Lực lượng chức năng Việt Nam cũng luôn đồng hành cùng người dân. Khắp các quận đều phát những hướng dẫn phòng ngừa qua loa phóng thanh. Toàn bộ người dân nhận được một tin nhắn SMS gần như hằng ngày với các nội dung chỉ dẫn hoặc thông báo tìm kiếm những người có nguy cơ. Theo tác giả, hành động tập thể và có trách nhiệm là giải pháp toàn diện cho dịch bệnh. (5) Bài báo nhấn mạnh Việt Nam là một quốc gia không quá mạnh về kinh tế, với cơ sở hạ tầng chưa hoàn toàn hiện đại song đã phòng chống đại dịch COVID-19 bằng cách quản lý rất tỉ mỉ và có tổ chức, có sự chuẩn bị, thể hiện vai trò bảo vệ của Nhà nước đối với người dân. Tác giả bài viết cho rằng “chính quyền Việt Nam đã ngăn chặn virus SARS-CoV-2 theo cách rất nhân văn và áp dụng từng bước một”. (6) Trong khi đó, đài BBC dẫn nhận định của PGS. TS Jonathan London – một nhà nghiên cứu xã hội học và chính trị người Mỹ – cho rằng “Việt Nam đã phản ứng một cách nghiêm túc” đối với đại dịch COVID-19. (7) “Việt Nam – hình mẫu về cách thức kiềm chế đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trong điều kiện hạn chế” là nội dung bài viết được đăng tải trên trang mạng zen.yandex.ru của Nga (zen.yandex.ru là trang tìm kiếm lớn thứ 4 thế giới). (Nguồn:
  4. Câu 1 (1 điểm): Xác định loại văn bản và phong cách ngôn ngữ của văn bản trên. Câu 2 (1 điểm): Theo đoạn trích, tác giả bài báo đề cao vấn đề gì trong phòng chống dịch Covid-19 tại Việt Nam? Câu 3 (1 điểm): Anh/chị hiểu như thế nào về “ngọn hải đăng” mà tác giả bài báo đã nhấn mạnh trong đoạn (1) của văn bản. Câu 4 (2 điểm): Các đánh giá của PGS. TS Jonathan London và của trangZen.yandex.ru có ý nghĩa như thế nào đối với quốc giaViệt Nam nói chung và với anh/chị nói riêng? Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm) Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận thuyết phục các bạn từ bỏ thói thói quen đi học muộn. ĐÁP ÁN Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm) Câu 1: - Loại văn bản: bản tin. - Phong cách ngôn ngữ: báo chí. Câu 2: - Theo đoạn trích, tác giả bài báo đã đề cao hành động tập thể và có trách nhiệm trong chống dịch ở Việt Nam, như việc toàn dân đeo khẩu trang. Lực lượng chức năng Việt Nam cũng luôn đồng hành cùng người dân. Khắp các quận đều phát những hướng dẫn phòng ngừa qua loa phóng thanh. Toàn bộ người dân nhận được một tin nhắn SMS gần như hằng ngày với các nội dung chỉ dẫn hoặc thông báo tìm kiếm những người có nguy cơ. Theo tác giả, hành động tập thể và có trách nhiệm là giải pháp toàn diện cho dịch bệnh. Câu 3: - Hải đăng (đèn biển) là ánh sáng của những cột đèn đường trên biển giúp thuỷ thủ tìm đường vào cảng, xác định vị trí của mình trên biển và ánh sáng của ngọn hải đăng còn có tác dụng báo hiệu cho những con tàu những nơi có đá ngầm, vách đá. Vì thế “ngọn hải đăng” thường được gắn với hình ảnh của sự dẫn đường. - Lấy hình ảnh “ngọn hải đăng” tác giả bài báo đã bày tỏ sự tôn trọng đối với Việt Nam. Việt Nam là một điểm sáng trong việc phòng chống dịch covid-19 một cách có hiệu quả từ nguồn lực hạn chế.Tác giả cũng tôn vinh Việt Nam như một quốc gia dẫn đường, tiên phong trong việc phòng chống thảm họa nhân loại đầu năm 2020. Câu 4: - HS có thể nêu cách hiểu khác nhau theo quan điểm của cá nhân, nhưng cần đảm bảo ý về nội dung:
  5. + Đối với quốc gia Việt Nam: Việt Nam cho thấy được sức ảnh hưởng của mình trong việc phòng chống đại dịch, là điểm sáng của Châu Á và thế giới. Uy tín Việt Nam được nâng cao trong mắt bạn bè khu vực và quốc tế. Việt Nam đã nỗ lực, nghiêm túc và trách nhiệm hết mình cùng thế giới dựng thành lũy để ngăn chặn covid-19. + Đối với em: Em thấy hãnh diện, tự hào về dân tộc mình. Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm) a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: - Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: - Thuyết phục các bạn từ bỏ thói quen đi học muộn. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới: - Giới thiệu ngắn gọn về vấn đề và quan niệm của bản thân. - Tác hại của việc đi học muộn. - Nguyên nhân dẫn đến việc đi học muộn. - Biện pháp giúp bỏ thói quen đi học muộn. - Khẳng định lại vấn đề. 3. ĐỀ SỐ 3 ĐỀ THI HK1 MÔN NGỮ VĂN 10 CD NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THPT HÙNG VƯƠNG - ĐỀ 03 PHẦN I. Phần đọc hiểu (4,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu sau: “Suốt bao nhiêu năm, cha đã làm người đưa thư trong cái thị trấn này. Cha đã đạp xe dọc theo theo những đại lộ hay những phố nhỏ chật hẹp, gõ cửa và đem đến tin tức của một họ hàng, đem những lời chào nồng nhiệt từ một nơi xa xôi nào đó [ ]. Chiếc phong bì nào cũng đều chưa đựng những tin tức được mong chờ từ lâu. Con muốn cha biết được rằng con vô cùng kính yêu cha cũng như khâm phục biết bao nhiêu cái công việc cha đã làm cho hàng vạn con người [ ]. Khi con nghĩ về hàng ngàn cây số cha đã đạp xe qua, đem theo một túi nặng đầy thư, ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, dù trời nắng hay mưa, lòng con tràn ngập niềm tự hào khi tưởng tượng ra niềm vui mà cha đem lại cho những ai đợi chờ tin tức từ những người yêu dấu. Cha đã gắn kết những trái tim lại với nhau như một nhịp cầu vồng.”
  6. (Trích Cha thân yêu nhất của con, theo Những bức thư đoạt giải UPU, Ngữ văn 10, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, tr28) Câu 1: Văn bản trên thuộc phong cách ngô ngữ nào? (0,5 điểm) Câu 2: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản? (0,5 điểm ) Câu 3: Người con đã bộc lộ tình cảm, thái độ như thế nào đối với người cha và công việc đưa thư của ông? (1,0 điểm) Câu 4: Từ văn bản trên, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng ½ trang giấy thi) về tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống hôm nay (2,0 điểm). PHẦN II: Phần làm văn (6,0 điểm) Nỗi niềm của cô gái trong bài ca dao: Khăn thương nhớ ai, Khăn rơi xuống đất. Khăn thương nhớ ai, Khăn vắt lên vai. Khăn thương nớ ai Khăn chùi nước mắt Đèn thương nhớ ai Mà đèn không tắt Mắt thương nhớ ai Mắt ngủ không yên Đêm qua em những lo phiền Lo vì một nỗi không yên một bề (Trích Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa, Ngữ văn 10, tập một, NXB Giao dục Việt Nam, 2012, tr ĐÁP ÁN Phần 1: ĐỌC HIỂU Câu 1: Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Câu 2: Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.
  7. Câu 3: Tình cảm, thái độ của người con đối với người cha: kính yêu “ con vô cùng kính yêu cha ”; với công việc đưa thư của ông: khâm phục, tự hào “khâm phục biết bao nhiêu cái ông việc cha đã làm cho hàng vạn con người, lòng con tràn ngập niềm tự hào ”. → Kính trọng, tự hào. Câu 4: - Ở câu này, giám khảo chấm điểm linh hoạt. Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. - Học sinh trình bày suy nghĩ của mình với thái độ chân thành, nghiêm túc, hợp lí, thuyết phục. Có thể theo định hướng sau: + Hiểu và chỉ sau được những biểu hiện của người có tinh thần trách nhiệm (Tinh thần trách nhiệm là ý thức và nỗ lực hoàn thành tốt chức trách và phận sự của mình với gia đình và xã hội ). + Khẳng định tầm quan trọng của tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống : là tiêu chí để đánh giá con người, quyết định đến sự thành – bại của cá nhân và sự phát triển bền vững của xã hội .; có thể chỉ ra những hậu quả nghiêm trọng của cuộc sống do một số người làm việc vô trách nhiệm gây ra. + Rút ra bài học nhận thức và hành động: nêu cao tinh thần trách nhiệm trong mọi hoàn cảnh, ở mọi nghành nghề, mọi cương vị PHẦN II. LÀM VĂN 6,0 điểm a. Yêu cầu về kỹ năng: Học sinh biết cách làm bài nghị luận văn học. Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về ca dao yêu thương tình nghĩa, học sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo những yêu cầu về kiến thức. Sau đây là một số gợi ý : - Giới thiệu bài ca dao. - Trong bài ca dao, cô gái bộc lộ nỗi niềm thương nhớ người yêu da diết, bồn chồn và nỗi niềm thấp thỏm lo âu cho hạnh phúc lứa đôi + Nỗi thương nhớ được nói đén liên tiếp trong 10 dòng thơ 4 chữ. Điệp khúc “thương nhớ ai” được lặp lại nhiều lần trong bài ca dao, tập trung khắc họa nỗi nhớ thương trào dâng tha thiết, mãnh liệt trong lòng cô gái; cô gái hỏi khăn, hỏi đèn, hỏi mắt là để hỏi chính lòng mình Nỗi niềm nhớ thương của cô gái đối với người yêu còn được biểu hiện một cách cụ thể, sinh động qua các biểu tượng khăn, đèn, mắt (Khăn, đèn đã được nhân hóa, còn mắt là phép hoán dụ); + Hai dòng lục bát cuối: nỗi niềm thấp thỏm lo âu “không yên một bề”
  8. - Bài ca mang nhiều nét đặc trưng của nghệ thuật ca dao như : ngôn ngữ gần gũi với lời nói hằng ngày; hình ảnh nhân hóa, hoán dụ; dùng biểu tượng để bộc lộ tâm trạng nhân vật trữ tình; sử dụng nhiều hình thức điệp - Tình yêu chân thành, tha thiết, sâu sắc và cháy bỏng của người con gái trong bài ca dao đã tô đậm thêm nét đẹp tâm hồn của các cô gái Việt ở làng quê xưa. - Kết bài: Khái quát lại nội dung, nghệ thuật của bài ca dao. 4. ĐỀ SỐ 4 ĐỀ THI HK1 MÔN NGỮ VĂN 10 CD NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THPT HÙNG VƯƠNG - ĐỀ 04 PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi cho bên dưới: Có hai loại phản ứng tiêu cực tiêu biểu từ người ít đọc khi được khuyên đọc sách nhiều hơn: "Đọc sách đâu bảo đảm thành công." - Một câu ngụy biện kinh điển của những người lười đọc. "Sách chỉ khiến người ta mơ mộng hão huyền phi thực tế." - Phát biểu từ một người thiếu hiểu biết về sách. Đối với họ chắc sách chỉ có mỗi thể loại tiểu thuyết diễm tình huyễn hoặc. Tôi không biết lần cuối cùng họ cầm một quyển sách tử tế trong tay là khi nào. Rõ ràng là không phải ai đọc sách cũng thành công. Nhưng lại có một sự thực rõ ràng khác là những người thành công đọc rất nhiều sách. Một nghiên cứu được tiến hành trên 1.200 người giàu có nhất thế giới cho thấy: Điểm chung giữa những người này là họ tự giáo dục bản thân thông qua việc đọc sách. Bill Gates, Steve Jobs, Warren Buffet đều là những người đọc sách rất chuyên cần. Đọc sách không chắc sẽ giúp ta thành đạt trên đường đời, nhưng không có nó hầu như ta không thể thành người. Nhà văn J.K Rowling từng có lời khuyên cho người viết trẻ rằng nếu muốn viết tốt, hãy đọc càng nhiều càng tốt. Đọc mọi loại sách có thể. Đọc nhiều thì bạn sẽ phát hiện ra phong cách mà mình yêu thích, và tránh được các thể loại sách mà bạn cho là rác rưởi (Trích Đọc sách như thế nào, Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?, Rosie Nguyễn, NXB Hội Nhà văn, 2017, tr 29-30) Câu 1: Đoạn trích sử dụng thao tác lập luận chính là gì? (1.0 điểm) Câu 2: Việc tác giả kể đến những cái tên như Bill Gates, Steve Jobs, Warren Buffet, J.K Rowling có tác dụng gì với đoạn trích? (1.0 điểm) Câu 3: Đoạn trích trên gửi gắm thông điệp gì? (1.0 điểm) II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Phân tích triết lý sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn. ĐÁP ÁN PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
  9. Câu 1: Thao tác lập luận chính: bác bỏ. Câu 2: Tác dụng của việc tác giả kể đến những cái tên như Bill Gates, Steve Jobs, Warren Buffet, J.K Rowling: - Tăng sức thuyết phục cho đoạn trích. - Làm dẫn chứng minh họa cho ý “những người thành công đọc rất nhiều sách” Câu 3: Thông điệp của đoạn trích: Khuyên mọi người cần đọc sách và lựa chọn sách để đọc. II. LÀM VĂN (7.0 điểm) a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Triết lý sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: * Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận. * Phân tích bài thơ Nhàn để làm sáng tỏ triết lý sống nhàn: - 2 câu đề: Nhàn là sống cuộc sống vui thú điền viên, thư thái, ung dung, tự tại. - 2 câu thực: Nhàn là tin vào sự lựa chọn của bản thân và hóm hỉnh mỉa mai quan niệm sống bon chen của thiên hạ → Quan niệm “lánh đục về trong”. - 2 câu luận: Nhàn là sống đạm bạc, thanh cao, hòa hợp với tự nhiên. - 2 câu kết: Nhàn là coi thường danh lợi để giữ cốt cách trong sáng, thanh cao. * Đánh giá chung - Nội dung : Thể hiện vẻ đẹp cuộc sống, tâm hồn, cốt cách trong sạch của bậc danh nho ẩn sĩ. Đối với tác giả “nhàn” là một triết lí sống tìm yên vui, lạc thú cho bản thân, một thứ lạc thú cá nhân trong sạch. - Nghệ thuật : - Giọng thơ nhẹ nhàng, hóm hỉnh. - Cách nói tự nhiên, linh hoạt biểu hiện niềm tin về lối sống mà tác giả tự lựa chọn. → Nhàn không phải là thoát ly cuộc sống mà là thể hiện triết lý sống làm nổi bật nhân cách, đạo đức của người trí thức Nho giáo ngày xưa. 5. ĐỀ SỐ 5 ĐỀ THI HK1 MÔN NGỮ VĂN 10 CD NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THPT HÙNG VƯƠNG - ĐỀ 05 PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
  10. Đọc văn bản và trả lời câu hỏi bên dưới: Cày đồng đang buổi ban trưa, Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. Ai ơi, bưng bát cơm đầy, Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần! (Tục ngữ và ca dao Việt Nam, NXB Giáo dục, 1999 ) Câu 1: Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của văn bản. (1,0 đ) Câu 2: Xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng của nó trong hai câu thơ: (1,0 đ) Cày đồng đang buổi ban trưa, Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. Câu 3: Nêu thông điệp được rút ra từ văn bản (1,0 đ). PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Vẻ đẹp của lối sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ cùng tên. ĐÁP ÁN PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Câu 1: - Xác định thể thơ của văn bản: lục bát. - Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm. Câu 2: - Xác định biện pháp tu từ: so sánh. - Nêu tác dụng: So sánh mồ hôi thánh thót như mưa, người nông dân đã muốn diễn tả cụ thể nỗi khó nhọc, vất vả của công việc mình làm. Bên cạnh đó từ láy thánh thót gợi lên hình ảnh từng giọt mồ hôi rơi xuống liên tục, giọt ngắn giọt dài; cách dùng từ ngữ, hình ảnh một cách cụ thể sinh động, gợi hình, gợi cảm. Câu 3: Thông điệp của văn bản: Hãy nhớ và biết ơn những người nông dân đã vất vả cực nhọc để làm nên hạt gạo nuôi sống mọi người. PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm) a) Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
  11. b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận Vẻ đẹp của lối sống nhàn. c) Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp: * Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm. * Cảm nhận : – Vẻ đẹp của lối sống thanh nhàn qua bài thơ: + Bản chất của chữ nhàn: Lối sống, phong thái thảnh thơi, tự tại, không vướng bận, sồng hoà hợp với thiên nhiên, tránh xa vòng danh lợi. + Vẻ đẹp của lối sống nhàn thể hiện qua: (cuộc sống trong lao động, cách chọn nơi ở, ăn uống, sinh hoạt, cách hưởng thụ, cách ứng xử). – Bàn luận : Lối sống nhàn trong thời đại của Nguyễn Bỉnh Khiêm là lối sống tích cực. d) Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm, ); thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. e) Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo đúng chuẩn tiếng Việt.