5 Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 10 (Sách Chân trời sáng tạo) - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Tô Hoài (Có đáp án)

PHẦN I (3,0 điểm): ĐỌC – HIỂU 
Đọc bài ca dao sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4 
MƯỜI CÁI TRỨNG 
Tháng giêng, tháng hai, tháng ba, tháng bốn, tháng khốn, tháng nạn 
Đi vay đi dạm, được một quan tiền 
Ra chợ Kẻ Diên mua con gà mái 
Về nuôi ba tháng; hắn đẻ ra mười trứng 
Một trứng: ung, hai trứng: ung, ba trứng: ung, 
Bốn trứng: ung, năm trứng: ung, sáu trứng: ung, 
Bảy trứng: cũng ung 
Còn ba trứng nở ra ba con 

Con diều tha 
Con quạ quắp 
Con mặt cắt xơi 
Chớ than phận khó ai ơi! 
Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây

(Ca dao Bình Trị Thiên)  

Câu 1: Chỉ ra một biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các câu ca dao sau: 
“Một trứng: ung, hai trứng: ung, ba trứng: ung, 
Bốn trứng: ung, năm trứng: ung, sáu trứng: ung, 
Bảy trứng: cũng ung” 
Câu 2: Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật vừa chỉ ra ở câu 1. 
Câu 3: Nêu nội dung của hai câu ca dao: Chớ than phận khó ai ơi!/Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây? 
Câu 4: Trình bày suy nghĩ của anh/chị về thông điệp được gợi ra từ hai câu ca dao sau (viết khoảng 6 đến 
8 dòng): 
“Chớ than phận khó ai ơi! 
Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây”. 

pdf 14 trang Thúy Anh 08/08/2023 4660
Bạn đang xem tài liệu "5 Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 10 (Sách Chân trời sáng tạo) - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Tô Hoài (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdf5_de_thi_hoc_ki_1_ngu_van_lop_10_sach_chan_troi_sang_tao_nam.pdf

Nội dung text: 5 Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 10 (Sách Chân trời sáng tạo) - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Tô Hoài (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT TÔ HOÀI MÔN: NGỮ VĂN 10 CTST (Thời gian làm bài: 90 phút) 1. ĐỀ SỐ 1 Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: CHÂN QUÊ Hôm qua em đi tỉnh về, Đợi em ở mãi con đê đầu làng. Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi Nào đâu cái yếm lụa sồi? Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân Nào đâu cái áo tứ thân? Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen Nói ra sợ mất lòng e Van em em hãy giữ nguyên quê mùa Như hôm em đi lễ chù Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh! Hoa chanh nở giữa vườn chanh Thầy u mình với chúng mình chân quê Hôm qua em đi tỉnh về Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều. (Nguyễn Bính – Thơ và đời, NXB Văn học, 2003) Câu 1 (1 điểm): Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính trong bài thơ trên. Câu 2 (0,5 điểm): Qua bài thơ, anh/chị hiểu nghĩa của từ “chân quê” như thế nào? Câu 3 (1,5 điểm): Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? Nêu khái quát tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ.
  2. Câu 4 (2 điểm): Trình bày suy nghĩ của anh/chị rút về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm) Hãy viết một bài văn nghị luận phân tích, đánh giá về chủ đề và một số nét đặc về nghệ thuật của một bài thơ anh/chị yêu thích. ĐÁP ÁN Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm) Câu 1: - Thể thơ: lục bát - Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm. Câu 2: - Nghĩa của từ “Chân quê”: vẻ đẹp mộc mạc, đằm thắm, giản dị và chân chất. Câu 3: - Nhân vật trữ tình: “anh” – một chàng trai thôn quê. - Tâm trạng của nhân vật trữ tình: Bồn chồn, mong đợi người yêu; bất ngờ đến ngỡ ngàng trước sự thay đổi trong cách ăn mặc của cô gái; trách móc, xót xa, tiếc nuối trước sự thay đổi ấy; mong muốn, nhắc nhở người mình yêu gìn giữ vẻ đẹp truyền thống và cái gốc mộc mạc, đằm thắm của quê hương (trong cách ăn mặc) mà cha ông ta đã tạo nên. Câu 4: - HS có thể nêu cách hiểu khác nhau theo quan điểm của cá nhân, nhưng cần đảm bảo ý về nội dung: + Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng. Đó là kết tinh những giá trị văn hóa gốc, căn bản, cốt lõi của dân tộc đã được thử thách qua tháng năm. Nhưng giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc không có nghĩa là từ chối tiếp nhận tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác. + Muốn giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc phải có bản lĩnh văn hóa, một mặt phát huy những giá trị của văn hóa dân tộc, mặt khác tiếp thu có chọn lọc những gí trị của các nền văn hóa khác để làm giàu có thêm nền văn hóa nước nhà. Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm) a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Chủ đề và nghệ thuật của một bài thơ em yêu thích. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm:
  3. Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới: - Giới thiệu bài thơ và nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá. - Xác định chủ đề của bài thơ. - Phân tích, đánh giá các khía cạnh trong chủ đề thơ (thời gian, không gian, nội dung - Đánh giá tác dụng của những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong việc thể hiện chủ đề của bài thơ. - Khẳng định lại giá trị của chủ đề và hình thức nghệ thuật của bài thơ. - Nêu ý nghĩa của tác phẩm đối với bản thân và người đọc. 2. ĐỀ SỐ 2 ĐỀ THI HK1 MÔN NGỮ VĂN 10 CTST NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THPT TÔ HOÀI - ĐỀ 02 Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: ĐƯỜNG ĐI HỌC Khúc khuỷu ruột dê ổ gà ổ chó Đường dẫn con đi suốt tuổi thơ mình Nhiều gai góc nhưng cũng đầy hoa cỏ Vui rập rờn theo những cánh bướm xinh Mười cây số bốn mùa chân xuôi ngược Manh áo nghèo mưa nắng bạc tóc hoe Không ngăn nổi hồn nhiên chim sáo hót Chiều vô tư ngõ đom đóm lập lòe Ôi! Thương quá cái thời cơm cõng củ Lén nhìn con cạo rá mẹ thở dài Bữa cháo bữa rau qua ngày giáp hạt Túc tắc rồi con cũng lớn như ai. Thêm một tuổi là con thêm một lớp Bước dài hơn, đi đứng chững chạc hơn
  4. Con đường cũ mở ra nhiều lối mới Cánh bướm xưa vẫn bay lượn chập chờn. Mê lộ đời lắm ngả ngang ngả dọc Chợt xênh xang chợt heo hút dặm mòn Đường đi học vẫn là đường đẹp nhất Sớm muộn về vẫn có mẹ chờ con! 18.02.2003 (Trích Từ khi có phượng, Nguyễn Ngọc Hưng, NXB Hội nhà văn, 2005, tr.7-8) Câu 1 (1 điểm): Xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt chính của bài thơ. Câu 2 (1 điểm): Giải nghĩa các từ ngữ sau: khúc khuỷu, chững chạc, túc tắc và heo hút Câu 3 (1 điểm): Nhận xét về tình cảm, thái độ của tác giả đối với con đường đi học thể hiện trong bài thơ. Câu 4 (2 điểm): Trình bày ngắn gọn suy nghĩ của anh/chị về con đường đi học của mình. Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm) Anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận với chủ đề” “Thói vô trách nhiệm trước cuộc sống”. ĐÁP ÁN Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm) Câu 1: - Phong cách ngôn ngữ: nghệ thuât. - Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm. Câu 2: - Khúc khuỷu: có nhiều đoạn gấp khúc nối tiếp nhau. - Chững chạc: đứng đắn, đàng hoàng. - Túc tắc: thong thả, không nhanh, nhưng đều đặn. - Heo hút: vắng và khuất, thiếu bóng người, gây cảm giác buồn, cô đơn. Câu 3: - Nhận xét về tình cảm, thái độ của tác giả đối với con đường đi học thể hiện trong bài thơ: + Tình cảm gắn bó, yêu thương + Thái độ trân trọng và tự hào.
  5. Câu 4: - HS có thể trình bày nhiều cách khác nhau, cần có suy nghĩ tích cực, hợp lí, thuyết phục. - Gợi ý + Con đường đi học xa xôi, gian khó nhưng nó là con đường đẹp, gắn liền với tuổi thơ. + Con đường gần gũi, thân thuộc ngay trên chính quê hương mình Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm) a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: - Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: - Thói vô trách nhiệm trước cuộc sống. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận. - Giải thích và nêu biểu hiện về thói vô trách nhiệm. - Tác hại, hậu quả của thói vô trách nhiệm. - Bài học nhận thức và hành động. 3. ĐỀ SỐ 3 ĐỀ THI HK1 MÔN NGỮ VĂN 10 CTST NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THPT TÔ HOÀI - ĐỀ 03 PHẦN I (3,0 điểm): ĐỌC – HIỂU Đọc bài ca dao sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4 MƯỜI CÁI TRỨNG Tháng giêng, tháng hai, tháng ba, tháng bốn, tháng khốn, tháng nạn Đi vay đi dạm, được một quan tiền Ra chợ Kẻ Diên mua con gà mái Về nuôi ba tháng; hắn đẻ ra mười trứng Một trứng: ung, hai trứng: ung, ba trứng: ung, Bốn trứng: ung, năm trứng: ung, sáu trứng: ung, Bảy trứng: cũng ung Còn ba trứng nở ra ba con
  6. Con diều tha Con quạ quắp Con mặt cắt xơi Chớ than phận khó ai ơi! Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây (Ca dao Bình Trị Thiên) Câu 1: Chỉ ra một biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các câu ca dao sau: “Một trứng: ung, hai trứng: ung, ba trứng: ung, Bốn trứng: ung, năm trứng: ung, sáu trứng: ung, Bảy trứng: cũng ung” Câu 2: Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật vừa chỉ ra ở câu 1. Câu 3: Nêu nội dung của hai câu ca dao: Chớ than phận khó ai ơi!/Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây? Câu 4: Trình bày suy nghĩ của anh/chị về thông điệp được gợi ra từ hai câu ca dao sau (viết khoảng 6 đến 8 dòng): “Chớ than phận khó ai ơi! Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây”. PHẦN II (7,0 điểm): LÀM VĂN Cảm nhận của anh/chị về bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão. ĐÁP ÁN PHẦN I (3,0 điểm): ĐỌC – HIỂU Câu 1: - Liệt kê/lặp từ/lặp cấu trúc ngữ pháp (cú pháp)/tăng cấp (tăng tiến)/ẩn dụ Câu 2: - Tác dụng của liệt kê, lặp từ, lặp câu trúc, tăng cấp: Liệt kê và nhấn mạnh nỗi khổ của người lao động xưa. - Biện pháp ẩn dụ: “Trứng ung” – những mất mát liên miên xảy ra đối người lao động. + Hình ảnh tượng trưng về nỗi khổ của người lao động xưa Câu 3:
  7. - Câu ca dao là lời tự động viên mình của người lao động xưa. - Là lời nhắn nhủ mọi người hãy luôn lạc quan, tin tưởng dù cuộc sống còn nhiều khó khăn. Câu 4: - Nội dung: HS có thể nói về một trong các thông điệp sau: + Tinh thần lạc quan trong cuộc sống; + Biết chấp nhận khó khăn để tìm cách vượt qua - Hình thức: + Khoảng 6 – 8 dòng (có thể hơn hoặc kém 1 dòng), + Đúng chính tả, ngữ pháp. PHẦN II (7,0 điểm): LÀM VĂN 1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề nghị luận, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. 2. Xác định được vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận bài thơ Tỏ lòng – Phạm Ngũ Lão. 3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. a. Mở bài: - Giới thiệu tác giả Phạm Ngũ Lão; giới thiệu tác phẩm: Tỏ lòng (Thuật hoài) - Nêu vấn đề nghị luận: Bài thơ Tỏ lòng. b. Thân bài - Sơ lược về nhà Trần + Trong các triều đại phong kiến nhà Trần là triều đại để lại nhiều dấu ấn lịch sử đáng ghi nhớ nhất. + Thời đại ấy hun đúc nên những con người vĩ đại và trở lại, con người lại làm vẻ vang cho thời đại sản sinh ra mình. - Nội dung: + Vẻ đẹp con người: Hình tượng con người kì vĩ (Hai câu đầu). Vẻ đẹp tư tưởng nhân cách (Hai câu sau). + Vẻ đẹp thời đại (HS có thể trình bày lồng vào vẻ đẹp con người) Chân dung thời đại được phản ánh qua hình tượng con người trung tâm.
  8. Hình ảnh con người trầm tư suy nghĩ về ý chí lí tưởng, hoài bão của mình là sự khúc xạ tuyệt đẹp của chân dung thời đại. - Nghệ thuật: + Thể thơ thât thất ngôn tư tuyệt Đường luật ngắn gọn, đạt tới độ súc tích cao. + Từ ngữ hình ảnh to lớn để miêu tả tầm vóc của con người thời đại nhà Trần. c. Kết bài: Nhận xét đánh giá: Con người và thời đại nhà Trần (Thời đại Đông A) thật gần gũi, đẹp đẽ. 4. Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. 5. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu trong tiếng Việt. 4. ĐỀ SỐ 4 ĐỀ THI HK1 MÔN NGỮ VĂN 10 CTST NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THPT TÔ HOÀI - ĐỀ 04 PHẦN I (3,0 điểm): ĐỌC – HIỂU Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu ở dưới: “ 1.1.70 Thêm một tuổi đời, vậy là cái tuổi ba mươi đâu còn xa nữa. Vài năm nữa thôi mình sẽ trở thành một chị cán bộ già dặn đứng đắn. Nghĩ đến đó mình thoáng thấy buồn. Tuổi xuân của mình đã qua đi trong lửa khói, chiến tranh đã cướp mất hạnh phúc trong tình yêu và tuổi trẻ. Ai lại không tha thiết với mùa xuân, ai lại không muốn cái sáng ngời trong đôi mắt và trên đôi môi căng mọng khi cuộc đời còn ở tuổi hai mươi? Nhưng tuổi hai mươi của thời đại này đã phải dẹp lại những ước mơ hạnh phúc mà lẽ ra họ phải có ” (Nhật kí Đặng Thùy Trâm, NXB Hội Nhà Văn, 2005) Câu 1: Đoạn văn trên sử dụng những phương thức biểu đạt nào? (0,5) Câu 2: Phân tích đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trong đoạn trích? (1,25 Câu 3: Anh (chị) hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa cuộc sống đối với tuổi trẻ hiện nay. (1,25) PHẦN II. Làm văn (7 điểm) Cảm nhận bài thơ “Nhàn” của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Kiêm. Một mai, một cuốc, một cần câu Thơ thẩn dầu ai vui thú nào. Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn, người đến chốn lao xao. Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
  9. Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao. Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống, Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao. (SGK Ngữ văn 10, NXB Giáo dục 2006) ĐÁP ÁN PHẦN I. Đọc hiểu (3 điểm) Câu 1: Phương thức biểu đạt: Tự sự, biểu cảm. Câu 2: Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ sinh hoạt với ba đặc trưng cơ bản sau: - Tính cụ thể: + Thời gian 1.1.70; + Nhân vật cụ thể: “ mình” – Đặng Thùy Trâm tự phân thân để đối thoại (Thực ra là lời độc thoại của nhân vật). + Nội dung: Khát vọng, sự tha thiết với mùa xuân, tuổi trẻ của nhân vật. - Tính cảm xúc: Giọng điệu thân mật, tha thiết, những câu cảm thán, câu hỏi tu từ thể hiện nỗi suy tư trong thời khắc năm mới, tâm sự nuối tiếc tuổi thanh xuân nhưng cũng sẵn sàng hiến dâng tuổi xuân cho đất nước. - Tính cá thể: Ngôn ngữ nhật kí của một bác sĩ trẻ giàu cảm xúc, có đời sống nội tâm phong phú, có trình độ, vốn sống, trách nhiệm. Câu 3: HS tự triển khai theo suy nghĩ cá nhân tuy nhiên cần phải đảm bảo được một số kiến thức sau: - Cuộc sống là sự sống, là tất cả những gì diễn ra xung quanh chúng ta. - Cuộc sống muôn hình vạn trạng, đem lại những ý nghĩa to lớn, để ta hình thành, tồn tại và phát triển, cho ta kho tàng tri thức, hiểu biết, cuộc sống làm phong phú tâm hồn con người - Trước những ý nghĩa to lớn mà cuộc sống đem lại ta cần phải biết trân trọng, sống có trách nhiệm, ý thức giữ gìn cuộc sống, làm cho cuộc sống của chính mình có ý nghĩa. II. Làm văn (7 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Biết cách làm văn Nghị luận về một bài thơ, đặc biệt sử dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích, so sánh, chứng minh. - Bố cục chặt chẽ, hợp lí, trình bày rõ ràng. - Hành văn trôi chảy, giàu cảm xúc
  10. 2. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm và bài thơ Nhàn, thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, song cần nêu được các ý chính sau: a. Mở bài: - Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm b. Thân bài: Về nội dung: Bước đầu hiểu được quan niệm Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm. - Câu 1, 2: + Hình ảnh: mai, cuốc, cần câu + Điệp từ - số từ: một → Cuộc sống lao động như một lão nông tất cả đã sẵn sàng, chu đáo;phong thái ung dung và bình thản →Nhàn thể hiện ở sự ung dung, phong thái, thảnh thơi, vô sự trong lòng vui thú với điền viên. - Câu 3, 4: + Đối, cách nói ngược nghĩa: dại > < lao xao. + Tìm về nơi vắng vẻ, tĩnh lặng của của thiên nhiên trong lành, lánh xa chốn lao xao, ồn ào, đầy bon chen danh lợi. → Nhàn là nhận dại về mình, nhường khôn cho người, xa lánh chốn danh lợi bon chen, tìm về nơi vắng vẻ, sống hòa nhập với thiên nhiên để “di dưỡng tinh thần”. - Câu 5, 6: Bức tranh bốn mùa xuân, hạ, thu, đông với cuộc sống đạm bạc, với cảnh sinh hoạt đời thường, mùa nào thức ấy, có mùi vị, hương sắc trong sáng, thanh khiết. → Nhàn là sống thuận theo tự nhiên, thưởng thức những thức có sẵn theo mùa ở nơi thôn dã mà không phải mưu cầu, tranh đoạt. - Câu 7, 8: Tìm đến rượu để say nhưng là tỉnh , tỉnh để nhận ra cuộc đời “ phú quý tựa chiêm bao”. → Nhàn có cơ sở từ quan niệm nhìn cuộc đời là giấc mộng, phú quý tựa chiêm bao. Qua lối sống đạm bạc, nhàn tản, vui với thú điền viên, thôn dã, quan niệm sống nhàn ta cảm nhận được trí tuệ uyên thâm, tâm hồn thanh cao, sâu sắc của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Về nghệ thuật: - Ngắt nhịp độc đáo, linh hoạt: 2/2/3; 2/5; 1/3/3; 4/3 - Biện pháp tu từ đăc sắc: Ẩn dụ, liệt kê, số từ - Sử dụng điển cố. - Ngôn từ mộc mạc, tự nhiên mà ý vị, giàu tính triết lí.
  11. c. Kết bài: Khái quát, nêu cảm nhận riêng của học sinh. 5. ĐỀ SỐ 5 ĐỀ THI HK1 MÔN NGỮ VĂN 10 CTST NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THPT TÔ HOÀI - ĐỀ 05 PHẦN I (3,0 điểm): ĐỌC – HIỂU Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi: Chẳng ai muốn làm hành khất, Tội trời đày ở nhân gian. Con không được cười giễu họ, Dù họ hôi hám úa tàn. Nhà mình sát đường, họ đến, Có cho thì có là bao. Con không bao giờ được hỏi, Quê hương họ ở nơi nào. ( ) Mình tạm gọi là no ấm, Ai biết cơ trời vần xoay, Lòng tốt gửi vào thiên hạ, Biết đâu nuôi bố sau này. (Trần Nhuận Minh, Dặn con, Nhà thơ và hoa cỏ, NXB Văn học, 1993) Câu 1 (0,5 điểm): Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích? Câu 2 (1,0 điểm): Hãy nêu nội dung chính của đoạn trích trên? Câu 3 (1,5 điểm): Hãy tìm trong vốn từ tiếng Việt từ đồng nghĩa với từ hành khất? Theo em, vì sao tác giả dùng từ hành khất thay vì các từ đồng nghĩa khác? Phần II. Làm văn (7,0 điểm): Câu 1 (2 điểm): Từ đoạn trích trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề cho và nhận ở đời (cho đi và nhận lại). Câu 2 (5 điểm):
  12. Cảm nhận bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão: Múa giáo non sông trải mấy thu, Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu. Công danh nam tử còn vương nợ, Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu. (Sách Ngữ văn 10, NXB Giáo dục, tập I, tr.115, 116) ĐÁP ÁN Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm): Câu 1 (0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm. Câu 2 (1,0 điểm): Lời dặn của người cha với con: - Lời dặn thể hiện tinh thần nhân văn: thương yêu, giúp đỡ con người, tôn trọng con người. - Lời dặn đầy sự chiêm nghiệm sâu sắc về lẽ đời như: cơ trời vần xoay, lòng tốt, cho và nhận khiến con người phải suy nghĩ về cách sống. Câu 3 (1,5 điểm): - Từ đồng nghĩa với từ hành khất: ăn xin, ăn mày (0,5 điểm) - Tác giả dùng từ hành khất vì: (1,0 điểm) + Tác dụng phối thanh. + Hành khất là từ Hán Việt có sắc thái trang trọng, khác với sắc thái trung tính của các từ thuần Việt ăn xin, ăn mày, do đó phù hợp với cảm xúc của nhân vật trữ tình trong lời dặn con (phải tôn trọng, giữ thể diện cho những người hành khất). Phần II. Làm văn (7,0 điểm): Câu 1 (2 điểm): a) Đảm bảo cấu trúc đoạn nghị luận b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Hiểu được vấn đề cho và nhận ở đời. c) Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp: * Giới thiệu vấn đề nghị luận: - Từ nội dung đoạn thơ: Lời dặn con của người cha phải biết giúp đỡ và tôn trọng những người hành khất. Giúp người, đến khi gặp hoạn nạn, người khác sẽ giúp mình.
  13. - Nêu vấn đề: cho và nhận ở đời. * Phân tích vấn đề: - Giải thích: + Cho là cho đi (vật chất, tinh thần, kinh nghiệm, ) + Nhận là nhận về niềm vui, sự thanh thản và kể cả vật chất. * Phân tích biểu hiện: - Cuộc sống còn rất nhiều mảnh đời khốn khổ, cần sự giúp đỡ của cộng đồng. - Khi giúp đỡ người khác, con người cảm nhận được niềm vui, hạnh phúc. Và khi lỡ sa chân vào khốn khó, có thể sẽ nhận được sự sẻ chia từ cộng đồng. * Bình luận: - Cho và nhận làm cho cuộc sống có ý nghĩa, nó cũng là quy luật của cuộc sống, giúp cho xã hội nhân văn và phát triển hơn, đáng được ca ngợi. - Nhưng cuộc sống cũng còn lắm kẻ chỉ biết nhận mà không biết cho, hoặc cho đi và đòi phải nhận lại. Điều ấy cần phải phê phán. * Kết luận: Cuộc đời sẽ giàu ý nghĩa khi ta biết cho và nhận. d) Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm, ); thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. e) Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo đúng chuẩn tiếng Việt. Câu 2 (5 điểm): a) Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận những giá trị về nội dung và nghệ thuật của bài thơ Tỏ lòng, Phạm Ngũ Lão. c) Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp: * Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm. * Cảm nhận và phân tích: - Hai câu đầu: + Hình ảnh người tráng sĩ thời Trần cầm ngang ngọn giáo (hoành sóc) thể hiện tư thế rắn rỏi, tự tin, sẵn sàng trấn giữ đất nước với tinh thần bền bỉ, kiên trì (trải mấy thu). Đó là hình ảnh của con người mang tầm vóc vũ trụ với tư thế hiên ngang, kì vĩ.
  14. + Hình ảnh “ba quân” - quân đội thời Trần với sức mạnh như hổ báo: hình ảnh so sánh, ẩn dụ nói lên sức mạnh vô địch của quân đội thời Trần. Khí thế: Nuốt trôi trâu, cách nói cường điệu chỉ hùng khí dũng mãnh, ào ào ra trận, không một thế lực nào, một kẻ thù nào có thể ngăn cản nổi. Đánh giá: Hai câu thơ đầu với vẻ đẹp của hình tượng người anh hùng vệ quốc mang tầm vóc vũ trụ, lịch sử được lồng trong vẻ đẹp của hình tượng dân tộc, đã tạo nên một bức tranh toàn cảnh về thời đại nhà Trần. Đây chính là vẻ đẹp và sức mạnh của hào khí Đông A. - Hai câu cuối: + Là tâm sự của Phạm Ngũ Lão về hoài bão lập công danh luôn canh cánh bên lòng. Qua cái thẹn khi nghe chuyện Vũ Hầu, ta thấy được vẻ đẹp hiên ngang, hùng dũng của người anh hùng không chỉ có vẻ đẹp ý chí mà còn có cái “tâm” cao đẹp. + Hai câu thơ còn là lời nhắc nhở đối với bậc nam nhi sống trong thời đại phải có ý thức cầu tiến, xả thân vì nghĩa lớn, điều đó có ý nghĩa lớn với tuổi trẻ hôm nay và mai sau. * Nhận định chung về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. d) Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm, ) ; thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. e) Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo đúng chuẩn tiếng Việt.