Đề kiểm tra giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 10 (Có đáp án)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Thuở ấy chưa có vũ trụ, chưa có muôn vật và loài người. Trời đất chỉ là một đám hỗn độn tối tăm và lạnh lẽo. Lúc đó tự nhiên có một ông thần thân thể to lớn không biết bao nhiêu mà kể, chân thần bước cứ như bây giờ là từ tỉnh này qua tỉnh nọ hay là từ đỉnh núi này sang đỉnh núi kia.

Thần ở trong đám mờ mịt hỗn độn đó không biết đã từ bao lâu, đến một hôm bỗng đứng dậy dùng đầu đội trời lên rồi đào đất, đá đắp thành một cái cột vừa to vừa cao để chống trời. Cột càng được đắp cao lên chừng nào thì trời tựa như một tấm màn lớn được nâng lên cao chừng ấy. Thần cứ một mình cầy cục đắp, cột đá càng cao chót vót càng đẩy trời lên mãi.

Từ đó trời đất phân ra làm hai. Đất phẳng như cái mâm vuông, trời ở trên tròn như cái bát úp, chỗ giáp giới giữa trời và đất gọi là chân trời.

Khi bầu trời đã cao vừa ý và đã khô cứng rồi, không hiểu sao thần lại phá cột đá đi. Thần ném vung đá và đất đi khắp mọi nơi mọi chỗ. Mỗi hòn đá văng ra bấy giờ thành một hòn núi hay một hòn đảo. Đất tung tóe mọi nơi thành cồn đồi, thành cao nguyên. Vì thế mà bây giờ mặt đất chỗ cao, chỗ thấp, không được bằng phẳng. Chỗ thần đào lên để lấy đất đá đắp cột bây giờ là biển cả.

(Trích Truyện kể về các vị thần sáng tạo thế giới, Ngữ văn 10, tập một, 

NXB Giáo dục Việt Nam, 2022, tr.11)

Câu 1. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?


 

A. Nghị luận

B. Biểu cảm

C. Miêu tả

D. Tự sự


 

Câu 2. Phương án nào sau đây nhận xét chính xác về đặc điểm và ý nghĩa của yếu tố thời gian và không gian trong đoạn trích?

A. Thời gian phiếm chỉ, không gian thiên nhiên chứa đựng niềm tin sơ khai và khát vọng chinh phục thiên nhiên của con người nguyên thủy.

B. Thời gian vĩnh cửu, không gian thiên đình- thế giới của những vị thần cai quản thế giới thể hiện tín ngưỡng tôn thờ thần linh của con người nguyên thủy.

C. Thời gian lịch sử, không gian trần thế nhấn mạnh lịch sử của loài người từ khi xuất hiện cho đến lúc hình thành nền văn minh.

D. Thời gian phiếm chỉ, không gian vũ trụ kì vĩ, mang dấu ấn của thế giới buổi khởi sinh thể hiện khát vọng cắt nghĩa sự tồn tại của thế giới.

docx 5 trang Huệ Phương 22/06/2023 9820
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 10 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_1_ngu_van_lop_10_co_dap_an.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 10 (Có đáp án)

  1. ĐỀ BÀI I. ĐỌC- HIỂU (6.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Thuở ấy chưa có vũ trụ, chưa có muôn vật và loài người. Trời đất chỉ là một đám hỗn độn tối tăm và lạnh lẽo. Lúc đó tự nhiên có một ông thần thân thể to lớn không biết bao nhiêu mà kể, chân thần bước cứ như bây giờ là từ tỉnh này qua tỉnh nọ hay là từ đỉnh núi này sang đỉnh núi kia. Thần ở trong đám mờ mịt hỗn độn đó không biết đã từ bao lâu, đến một hôm bỗng đứng dậy dùng đầu đội trời lên rồi đào đất, đá đắp thành một cái cột vừa to vừa cao để chống trời. Cột càng được đắp cao lên chừng nào thì trời tựa như một tấm màn lớn được nâng lên cao chừng ấy. Thần cứ một mình cầy cục đắp, cột đá càng cao chót vót càng đẩy trời lên mãi. Từ đó trời đất phân ra làm hai. Đất phẳng như cái mâm vuông, trời ở trên tròn như cái bát úp, chỗ giáp giới giữa trời và đất gọi là chân trời. Khi bầu trời đã cao vừa ý và đã khô cứng rồi, không hiểu sao thần lại phá cột đá đi. Thần ném vung đá và đất đi khắp mọi nơi mọi chỗ. Mỗi hòn đá văng ra bấy giờ thành một hòn núi hay một hòn đảo. Đất tung tóe mọi nơi thành cồn đồi, thành cao nguyên. Vì thế mà bây giờ mặt đất chỗ cao, chỗ thấp, không được bằng phẳng. Chỗ thần đào lên để lấy đất đá đắp cột bây giờ là biển cả. (Trích Truyện kể về các vị thần sáng tạo thế giới, Ngữ văn 10, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2022, tr.11) Câu 1. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? A. Nghị luận C. Miêu tả B. Biểu cảm D. Tự sự Câu 2. Phương án nào sau đây nhận xét chính xác về đặc điểm và ý nghĩa của yếu tố thời gian và không gian trong đoạn trích? A. Thời gian phiếm chỉ, không gian thiên nhiên chứa đựng niềm tin sơ khai và khát vọng chinh phục thiên nhiên của con người nguyên thủy. B. Thời gian vĩnh cửu, không gian thiên đình- thế giới của những vị thần cai quản thế giới thể hiện tín ngưỡng tôn thờ thần linh của con người nguyên thủy. C. Thời gian lịch sử, không gian trần thế nhấn mạnh lịch sử của loài người từ khi xuất hiện cho đến lúc hình thành nền văn minh. D. Thời gian phiếm chỉ, không gian vũ trụ kì vĩ, mang dấu ấn của thế giới buổi khởi sinh thể hiện khát vọng cắt nghĩa sự tồn tại của thế giới. Câu 3. Phương án nào sau đây chỉ ra đầy đủ những hình ảnh không gian trong đoạn trích? A. Một đám hỗn độn, tối tăm và lạnh lẽo; trời và đất; núi, đảo, cồn đồi, cao nguyên, biển cả B. Trời và đất, cột chống trời, đường chân trời C. Một đám hỗn độn, tối tăm và lạnh lẽo; trời và đất; cột chống trời, đường chân trời D. Trời và đất, cột chống trời, núi, đảo, cồn đồi, cao nguyên, biển cả Câu 4. Đoạn trích đã khắc họa nổi bật điều gì trong tính cách của nhân vật Thần trụ trời? A. Dũng cảm dấn thân, đương đầu với thử thách B. Kỷ luật trong lao động; tự do, ngẫu hứng trong sáng tạo C. Cần cù, chăm chỉ, kỉ luật trong lao động D. Cần cù lao động, bền bỉ, kiên nhẫn và sáng tạo
  2. Câu 5. Nhân vật Thần trụ trời đã thể hiện những đặc điểm nào của nhân vật thần thoại? A. Nhân vật thần linh, có tầm vóc lớn lao, năng lực siêu nhiên, mang trong mình quyền năng sáng tạo thế giới và chi phối đời sống của con người B. Nhân vật người anh hùng được thần linh ban phước, có tầm vóc lớn lao, dùng ý chí sắt đá và sức mạnh phi thường của mình để bảo vệ cộng đồng C. Nhân vật người anh hùng có tài năng phi thường, tầm vóc lớn lao, kích thước sánh ngang tầm vũ trụ, là người sáng tạo ra lịch sử của loài người D. Nhân vật thần linh, có hình dáng khổng lồ, kích thước ngang tầm vũ trụ, là người sáng tạo ra thế giới, tượng trưng cho khát vọng và niềm tin của con người nguyên thủy Câu 6. Đâu là cơ sở để con người nguyên thủy sáng tạo nên hình ảnh cột chống trời và câu chuyện về Thần trụ trời? A. Dựa trên sự quan sát, nhận thức sơ khai về thế giới và trí tưởng tượng của người nguyên thủy B. Dựa trên quan niệm sơ khai về không gian ba chiều của con người nguyên thủy C. Dựa trên niềm tin sơ khai và lối tư duy bằng biểu tượng của con người nguyên thủy D. Dựa trên quan niệm vạn vật là tấm gương phản chiếu tâm hồn và khát vọng của người nguyên thủy Câu 7. Hình dung “Đất phẳng như cái mâm vuông, trời ở trên tròn như cái bát úp” trong câu chuyện trên tương đồng với quan niệm về trời đất trong truyện dân gian nào sau đây? A. Con Rồng cháu Tiên C. Thạch Sanh B. Bánh chưng, bánh dầy D. Sơn Tinh, Thủy Tinh Câu 8. Trong nhiều tác phẩm thần thoại suy nguyên, các vị thần là người mang trong mình quyền năng sáng tạo cùng năng lực siêu nhiên và khả năng tạo ra những phép màu. Thần trụ trời trong câu chuyện trên có điểm gì khác biệt? Sự khác biệt đó đem lại cho bạn thông điệp gì về sự kiến tạo giá trị trong cuộc sống? Câu 9. Chi tiết “Thần cứ một mình cầy cục đắp, cột đá càng cao chót vót càng đẩy trời lên mãi” và chi tiết “Khi bầu trời đã cao vừa ý và đã khô cứng rồi, không hiểu sao thần lại phá cột đá đi. Thần ném vung đá và đất đi khắp mọi nơi mọi chỗ ” gợi cho bạn suy nghĩ gì về sự phá hủy và sáng tạo các giá trị? Câu 10. Trong bài thơ Truyện cổ nước mình, nhà thơ Lâm Thị Mĩ Dạ viết: Đời cha ông với đời tôi Như con sông với chân trời đã xa Chỉ còn truyện cổ thiết tha Cho tôi nhận mặt ông cha của mình. Từ những câu chuyện như Thần trụ trời, bạn hình dung được điều gì về diện mạo tâm hồn của ông cha? Chia sẻ suy nghĩ của mình bằng một đoạn văn khoảng 5- 7 dòng. II. VIẾT (4.0 điểm) Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) về thông điệp: Hãy đánh thức sức mạnh của người khổng lồ bên trong bạn.
  3. GỢI Ý ĐÁP ÁN Nội dung Điểm Phần I. Đọc hiểu 6.0 Câu 1. D 0.5 Câu 2. D 0.5 Câu 3. A 0.5 Câu 4. D 0.5 Câu 5. D 0.5 Câu 6. A 0.5 Câu 7. B 0.5 Câu 8. - Sự khác biệt của nhân vật Thần trụ trời so với các vị thần sáng tạo thế giới trong các 0.25 thần thoại suy nguyên là thần không tạo ra thế giới bằng những phép màu mà bằng chính bàn tay và công sức cần cù lao động của mình: thần “dùng đầu đội trời lên rồi đào đất, đá đắp thành một cái cột vừa to vừa cao để chống trời”, “Thần cứ một mình cầy cục đắp, cột đá càng cao chót vót càng đẩy trời lên mãi” (HS chỉ cần nêu ra ý tưởng, không bắt buộc phải có dẫn chứng) 0.25 - Sự khác biệt chứa đựng tư duy sơ khai mà sâu sắc của con người nguyên thủy: mọi giá trị đều được xây dựng nên từ lao động, không có phép màu nào tạo nên thành tựu, không có thành công nào tự đến mà đều từ sức mạnh của hai bàn tay Câu 9. Hai chi tiết gợi ra thông điệp về mối quan hệ giữa sự sáng tạo và phá hủy: 1.0 - Thần trụ trời đã bỏ nhiều công sức đắp cột chống trời, sáng tạo nên thế giới nhưng 0.75 chính ông lại tự thay phá cột đá đi, từ đó lại tạo nên những dạng địa hình, những cảnh quan thiên nhiên đa dạng như núi, đảo, biển, cồn đồi, cao nguyên Như vậy sự sáng tạo có thể bắt đầu từ sự phá hủy, đôi khi chúng ta phải dũng cảm phá bỏ những giá trị đã định hình để từ đó sáng tạo những giá trị mới mẻ hơn; mạnh mẽ vượt qua thành tựu của chính mình để kiến tạo nên giá trị mới. - Sự phá hủy này không phải là hủy hoại mà là vượt qua những giới hạn để mở ra một 0.25 con đường mới, sáng tạo những giá trị mới. Đó chính là con đường của sự phát triển Lưu ý: - Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách, chỉ cần làm rõ mối quan hệ giữa sự sáng tạo và phá hủy, hiểu rõ bản chất sự phá hủy là mở đường kiến tạo giá trị, cho tối đa 1.0 điểm - Học sinh nêu được ý tưởng nhưng không diễn giải được cụ thể - 0.5 điểm Câu 10. 1.0 Học sinh có thể trả lời linh hoạt, chỉ cần lập luận thuyết phục về 01 vẻ đẹp tâm hồn cha ông được gợi ra từ truyện Thần trụ trời Có thể tham khảo một số gợi ý sau: - Những câu chuyện thần thoại có cốt truyện đơn giản, tư duy sơ khai nhưng thể hiện tư duy sâu sắc của người xưa và chạm đến bản chất sự tồn tại của vạn vật: + Sự hình thành của vũ trụ mãi mãi là một bí ẩn
  4. + Mặc dù sáng tạo ra một thế giới của các vị thần với những năng lực siêu nhiên nhưng ngay từ xa xưa cha ông đã nhìn ra thế giới này là tồn tại vật chất và mọi giá trị đều được tạo dựng từ lao động, từ sức mạnh của hai bàn tay - Năng lực quan sát, trí tưởng tượng phong phú và mĩ cảm thần thoại: câu chuyện Thần trụ trời ra đời từ sự quan sát tinh tế của người xưa (nhận thức về không gian tồn tại của con người- khoảng không gian giữa trời và đất); trí tưởng tượng phong phú đã khiến người xưa tưởng tượng ra một chiếc cột đá chống trời và sáng tạo ra chi tiết thần phá bỏ chiếc cột đá nên đến nay không con thấy cột chống trời hiện diện, lại có thêm nhiều dạng địa hình, cảnh quan khác nhau Cũng chính từ những câu chuyện thần thoại mà hình thành nên mĩ cảm về cái kì vĩ, lớn lao, sự cao cả của hành động sáng tạo truyền cảm hứng cho các tác phẩm văn học sau này. - Niềm tin sơ khai của con người nguyên thủy về một thế giới nơi vạn vật đều có linh hồn và khát vọng hiểu biết, cắt nghĩa thế giới, lí giải các hiện tượng tự nhiên. Các câu chuyện thần thoại là cội nguồn của trí tuệ dân gian, chính khát khao hiểu biết và nhãn quan thần thoại đã mở đường cho hành trình nhận thức thế giới, khám phá bản chất sự tồn tại của con người. Lưu ý: - Học sinh nêu ra 01 vẻ đẹp và phân tích cụ thể để làm rõ vẻ đẹp đó trong truyện: 1.0 điểm - Trường hợp học sinh chỉ nêu ra được vẻ đẹp tâm hồn ông cha mà không phân tích, lập luận cụ thể: 0.5 điểm - Trường hợp học sinh nêu ra nhiều vẻ đẹp mà không phân tích, lập luận cụ thể cho một vẻ đẹp nào: 0.75 điểm Phần 2. Viết 4.0 Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) về thông điệp: Hãy đánh thức sức mạnh của người khổng lồ bên trong bạn. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức 0.25 - Bài văn khoảng 400 chữ, đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Hãy đánh thức sức mạnh của người khổng lồ bên 0.5 trong bạn c. Triển khai vấn đề nghị luận: HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, vận dụng 3.0 linh hoạt các thao tác giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận để triển khai vấn đề nghị luận. Dưới đây là một số nội dung gợi ý: 1. Mở bài: giới thiệu vấn đề nghị luận 2. Thân bài: triển khai vấn đề nghị luận 2.1. Giải thích thông điệp: Hãy đánh thức sức mạnh của người khổng lồ bên trong bạn - Người khổng lồ bên trong bạn là cách diễn đạt nhấn mạnh nguồn sức mạnh tiềm ẩn bên 0.75 trong bạn. Bên trong chúng ta còn có rất nhiều tiềm năng chưa khai phá hết, một nguồn sức mạnh có thể tạo nên những thành công bất ngờ, nằm ngoài sự tưởng tượng của chúng ta. Người khổng lồ đó có thể là sức mạnh, năng lực phi thường nhưng cũng có thể là con
  5. người mạnh mẽ, quyết tâm thực hiện mục tiêu, quyết liệt dấn thân để đạt được ước mơ, khát vọng. - Hãy đánh thức sức mạnh của người khổng lồ bên trong bạn là thông điệp về việc khai phá tiềm năng của bản thân, củng cố sự tự tin của chúng ta về sức mạnh tiềm tàng, thôi thúc chúng ta thử sức, dấn thân, vượt qua những giới hạn của chính mình để đạt được những thành tựu lớn lao hơn. 2.2. Vì sao cần đánh thức sức mạnh của người khổng lồ bên trong bạn? - Bên trong mỗi chúng ta vẫn có những năng lực tiềm tàng mà chúng ta chưa khai phá 0.75 hết, luôn tồn tại một nguồn sức mạnh lớn lao mà chúng ta chưa ý thức một cách đầy đủ và chưa biết cách nuôi dưỡng, phát huy. - Nhận thức của chúng ta về bản thân thường bị giới hạn bởi những định kiến của xã hội, sự đánh giá của những người xung quanh, việc chúng ta tự ti, tự so sánh mình với thành công của người khác; những nỗi sợ hãi bình thường của con người như sợ thất bại, sợ đơn độc, sợ chông chênh Chính vì thế đôi khi chúng ta lờ đi tiếng thì thầm của người khổng lồ bên trong mình hoặc ru những tiếng nói ấy ngủ yên, thỏa hiệp để đi một con đường an toàn, quen thuộc, một con đường dễ dàng, ít thách thức hơn - Nếu như người khổng lồ bên trong chúng ta không bao giờ được đánh thức, chúng ta sẽ luôn tự ti, luôn tự giới hạn năng lực, khát vọng, chúng ta sẽ lãng phí rất nhiều thời gian và bỏ lỡ cơ hội tạo nên ý nghĩa cho cuộc đời mình. Chúng ta chỉ có một cuộc đời duy nhất, nếu như không sống một cách mãnh liệt, chúng ta sẽ nuối tiếc vì đã không gọi người khổng lồ thức dậy đúng lúc 2.3. Làm thế nào để đánh thức sức mạnh của người khổng lồ bên trong mỗi người? - Để đánh thức sức mạnh tiềm tàng bên trong mình chúng ta cần dành thời gian lắng nghe 0.75 tiếng nói sâu thẳm bên trong mình. Gạt đi những tạp âm bên ngoài, gạt đi những định kiến của người khác về bản thân, bóc đi những nhãn dán mà chúng ta tự gán cho bản thân mình, khi đó ta mới có thể nhìn thấy hết tiềm năng của bản thân, tự tin thể hiện và khẳng định mình. - Cần dũng cảm bước qua những rào cản tâm lí, chiến thắng nỗi sợ hãi của mình, bước qua những vùng an toàn để dấn thân trải nghiệm, theo đuổi đam mê, ước mơ, khát vọng của mình. - Cần học hỏi không ngừng, tích lũy trải nghiệm trên hành trình dấn thân, theo đuổi đam mê, khát vọng để con người bé nhỏ một lúc nào đó có thể vươn vai trở thành người khổng lồ Lưu ý: phân tích lí lẽ kết hợp với phân tích dẫn chứng để làm rõ luận điểm của mình. 2.4. Khẳng định thông điệp, đối thoại, mở rộng, rút ra bài học nhận thức và hành động 0.5 cho bản thân 3. Kết bài d. Sáng tạo 0.25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. TỔNG: 10.0