Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Lê Thị Trung (Có đáp án)

Câu 1. Đọc văn bản dưới đây và thực hiện các yêu cầu: 
“Vẻ đẹp của Ba Vì biến ảo lạ lùng từng mùa trong năm, từng giờ trong ngày. Thời tiết thanh tịnh, 
trời trong trẻo, ngồi phóng tầm mắt qua những thung lũng xanh biếc, Ba Vì hiện lên như hòn ngọc bích. 
Về chiều, sương mù tỏa biếc, Ba Vì nổi bồng bềnh như vị thần bất tử ngự trên sóng. Những đám mây 
nhuộm màu biến hóa muôn hình, nghìn dạng tựa như nhà ảo thuật có phép tạo ra một chân trời rực rỡ. 
Khi vầng sáng nan quạt khép lại dần, trăng vàng mịn như một nốt nhạc bay lên bầu trời, ru ngủ muôn 
đời thần thoại.” 
(Võ Văn Trực, Vời vợi Ba Vì) 
a. Xác định phép lập luận của đoạn văn. 
b. Phân tích tác dụng của hai biện pháp so sánh được sử dụng trong đoạn văn. 
Câu 2. Khi con ngã, không ít bậc cha mẹ thường vội vàng nâng con dậy, dỗ dành con bằng cách 
đánh đất, đánh bàn. 
   Hãy viết một đoạn văn nghị luận theo phép lập luận Tổng hợp – Phân tích - Tổng hợp (khoảng 12 
câu) trình bày ý kiến của em về những điều hành vi trên gợi ra. (Đánh số các câu trong đoạn).
pdf 12 trang Huệ Phương 15/02/2023 7240
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Lê Thị Trung (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_vao_lop_10_mon_ngu_van_nam_hoc_2022_2023_truong_t.pdf

Nội dung text: Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Lê Thị Trung (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THCS LÊ THỊ TRUNG MÔN NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút ĐỀ THI SỐ 1 Câu 1. Đọc văn bản dưới đây và thực hiện các yêu cầu: “Vẻ đẹp của Ba Vì biến ảo lạ lùng từng mùa trong năm, từng giờ trong ngày. Thời tiết thanh tịnh, trời trong trẻo, ngồi phóng tầm mắt qua những thung lũng xanh biếc, Ba Vì hiện lên như hòn ngọc bích. Về chiều, sương mù tỏa biếc, Ba Vì nổi bồng bềnh như vị thần bất tử ngự trên sóng. Những đám mây nhuộm màu biến hóa muôn hình, nghìn dạng tựa như nhà ảo thuật có phép tạo ra một chân trời rực rỡ. Khi vầng sáng nan quạt khép lại dần, trăng vàng mịn như một nốt nhạc bay lên bầu trời, ru ngủ muôn đời thần thoại.” (Võ Văn Trực, Vời vợi Ba Vì) a. Xác định phép lập luận của đoạn văn. b. Phân tích tác dụng của hai biện pháp so sánh được sử dụng trong đoạn văn. Câu 2. Khi con ngã, không ít bậc cha mẹ thường vội vàng nâng con dậy, dỗ dành con bằng cách đánh đất, đánh bàn. Hãy viết một đoạn văn nghị luận theo phép lập luận Tổng hợp – Phân tích - Tổng hợp (khoảng 12 câu) trình bày ý kiến của em về những điều hành vi trên gợi ra. (Đánh số các câu trong đoạn). Câu 3. Cảm nhận của em về đoạn thơ sau đây: “Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến, Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời
  2. Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc. Mùa xuân - ta xin hát Câu Nam ai, Nam bình Nước non ngàn dặm mình Nước non ngàn dặm tình Nhịp phách tiền đất Huế.”. (Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ, Ngữ văn 9, Tập hai) HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1 Câu 1: a. Phép lập luận: chứng minh b. Tác dụng của hai biện pháp so sánh: Hai phép so sánh trên nhằm gợi tả vẻ đẹp của Ba Vì vào những thời khắc khác nhau. Với mỗi thời điểm, Ba Vì được tác giả so sánh với đối tượng khác nhau nhằm làm nổi bật sự biến đổi lạ lùng của vẻ đẹp nơi đây. Đồng thời, qua đó, tác giả muốn gửi gắm tình yêu của mình đối với mảnh đất này cũng như đối với thiên nhiên đất nước nói chung. Câu 2: - Khi con ngã không ít bậc cha mẹ thường vội vàng nâng con dạy, dỗ dành con bằng cách đánh đất, đánh bàn. Những điều mà hành vi trên gợi ra: + Cha mẹ luôn bao bọc con cái, chiều chuộng và nâng niu nhiều khi không đúng cách. + Trẻ em không được dạy về việc “vấp ngã phải tự đứng dậy” – bài học về sự tự lập. - Con cái là tài sản quý giá nhất của cha mẹ. Việc cha mẹ chăm sóc, nâng niu là chuyện dường như tự nhiên phải vậy. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, cha mẹ cần để con tự lập, điều đó sẽ quyết định đến tương lai dài lâu của con trẻ sau này.
  3. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai - Tự lập là do chính bản thân mình làm, không có sự phụ thuộc hay giúp đỡ từ cá nhân, yếu tố bên ngoài. Tự lập là một cách sống độc lập, tự bản thân mình lo lắng, đưa ra quyết định đối với tất cả các công việc của bản thân. Khi vấp ngã, khi thất bại biết tự đứng dậy cũng là biểu hiện của tự lập. Qua đó các em cũng cần giải quyết vấn đề đặt ra ở đây: - Tại sao con người cần tự lập? (Tự lập cũng là một thói quen và nó cần được rèn luyện ngay từ nhỏ. Một người tự lập sẽ là một người sống có trách nhiệm với bản thân, với gia đình và với xã hội. Con người tự lập cũng sẽ là người dũng cảm dấn thân và tìm những đường hướng riêng cho mình. Con người như vậy chắc chắn sẽ có những thành công trong cuộc sống.) - Nếu con người không tự lập sẽ như thế nào? + Đối với bản thân, nếu không tự lập sẽ trở nên ỷ lại, mọi công việc sẽ lệ thuộc vào một đối tượng khác. Bạn thử tưởng tượng nếu mình cứ phải nô lệ cho những người khác thì bản thân sẽ như thế nào? + Đối với xã hội: nếu một xã hội chỉ toàn những người quen được bao bọc, quen được chở che thì xã hội sẽ kém phát triển về kinh tế và kém văn minh, lạc hậu. * Từ đó rút ra bài học, liên hệ bản thân: Em có phải là người tự lập không? Em đã tự lập trong cuộc sống của mình như thế nào? Câu 3: Gợi ý dàn ý bài văn: Mở bài: a. Giới thiệu tác giả: - Là một nhà thơ cách mạng, sự nghiệp thơ văn của ông gắn với hai cuộc kháng chiến của dân tộc. - Thanh Hải để lại số lượng tác phẩm không nhiều nhưng vẫn tạo được dấu ấn riêng nhờ vẻ đẹp bình dị, trong sáng, ngôn ngữ thơ giàu nhạc điệu, cảm xúc chân thành, đằm thắm. b. Giới thiệu tác phẩm: - Bài thơ được viết vào tháng 11 năm 1980 – thời điểm Thanh Hải ốm nặng và chỉ mấy tuần lễ sau ông qua đời. - Được sáng tác trong hoàn cảnh đặc biệt nhưng bao trùm bài thơ lại là tình yêu, là sự gắn bó thiết tha với quê hương, đất nước, là cả một khát vọng sống đẹp của tác giả. - Đề tài mùa xuân là nguồn cảm hứng bất tận để các nhà thơ thưởng thức và sáng tác.
  4. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai - Mùa xuân nho nhỏ là một bài thơ hay, thông qua từng vẻ đẹp của mùa xuân, các nhà thơ gian tiếp bộc lộ nhân sinh quan của bản thân mình. Mỗi bài thơ có thể là một bài học về triết lý cuộc sống. Thân bài: Phân tích và nêu cảm nhận theo từng đoạn thơ như sau: Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hoà ca Một nốt trầm xao xuyến – Ta làm : Điệp ngữ, nhịp thơ dồn dập bày tỏ khát vọng của nhà thơ muốn hòa nhập vào với thiên nhiên được đóng góp sức mình cho quê hương đất nước. Bài thơ này được viết trong bối cảnh tác giả Thanh Hải đang phải nằm điều trị trên giường bệnh cho nên khát khao đóng góp sức mình cho dân tộc càng mạnh mẽ và đáng trân trọng hơn bao giờ hết. Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc. – “lặng lẽ dâng ”: Từ gợi tả “lặng lẽ được đảo ra đầu câu như lời nhấn mạnh. Niềm mong muốn cống hiến tuổi xuân, sức sống cho đời được thể hiện khiêm tốn bất chấp thời gian, tuổi tác. Nó là ước mơ chính đáng đáng trân trọng của tác giả. Mùa xuân ta xin hát Câu Nam ai, Nam bình Nước non ngàn dặm mình Nước non ngàn dặm tình Nhịp phách tiền đất Huế – Bài thơ kết thúc bằng khúc dân ca xứ Huế. Khúc hát Nam Ai, Nam Bình hòa vào nhịp phách tiền cứ ngân nga mãi trong lòng người những giai điệu mùa xuân, một cách giản dị. Kết bài: Đây là một đoạn thơ hay thể hiện được văn phong của tác giả Thanh Hải. Giọng thơ nhẹ nhàng trong trẻo, lối viết giản dị đầy gần gũi thân thuộc với những câu nam ai nam bằng của người dân Huế, đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
  5. ĐỀ THI SỐ 2 Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “Dọc khắp các vùng quê, đâu cũng có những ngôi đình, ngôi chùa để nhân dân cầu bình an. Muốn bình yên cần học cách đối xử hi ền hòa với thiên nhiên. Vào thời điểm này, những con sông bậc nhất Bắc Kỳ, dòng sông của thi ca, dòng sông của tiếng hát quan họ v ẫn còn lóng lánh đón mặt trời vào mỗi sớm mai, còn đong đưa những thứ ánh sáng huyền diệu của trăng lên, những cánh hát hội, tiếng gõ mạn thuyền gọi cá tôm vào lưới. Người Bắc Giang đang có những dòng sông đẹp như cô gái đang thời xuân sắc. Giá trị trong lành của những dòng sông không nơi nào có được, cần phải giữ gìn và nâng cao chất lượng của dòng nước, Thiên nhiên ban cho người Bắc Giang những dòng sông, ngọn núi đẹp, là những báu vật có thể đ ể dành cho tương lai. Ở nh ững nước giàu có, nhờ nh ững dòng sông đẹp, nhiều nơi đã phát triển được hệ th ống đường thủy trong giao thương và du lịch. Mọi dòng sông đều đổ v ề bi ển lớn. Trên hành trình về bi ển, sông đi qua bao gian khó và th ử thách . [ ] Có lẽ mơ ước của những dòng sông đổ v ề bi ển lớn mang theo mơ ước của người Bắc Giang về s ự h ội nhập và phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội cũng từ đây . (Theo Nguyễn Thị Thu Hà, Nh ững dòng nước huyền thoại) Câu 1 . Theo đoạn trích trên: a. Con người cần phải làm gì nếu muốn bình yên? b. Thiên nhiên đã ban tặng cho người Bắc Giang những gì? Câu 2 . Hãy chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu sau: Ngư ời Bắc Giang đang có những dòng sông đẹp như cô gái đang thời xuân sắc. Câu 3 . Nhận xét ngắn gọn về tâm tư, tình cảm của tác giả v ới những dòng sông quê hương, Câu 4. ( 3,0 điểm) T ừ hình ảnh mọi dòng sông đều đổ v ề bi ển lớn với bao gian khó và thử thách trong đoạn trích trên, em có liên tưởng gì đến hành trình hội nhập của thế h ệ tr ẻ trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay? - Trình bày bằng một bài luận khoảng 400 - 500 chữ. Câu 5. ( 5,0 điểm) Suy nghĩ của em về hình tượng con người đối diện với vầng trăng trong hai đoạn thơ sau: Đêm nay rừng hoang sương muối
  6. Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo (Trích Đồng chí, Chính Hữu, Ngữ văn 9, Tập 1) Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng Trăng cổ tròn vành vạnh kế chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình. (Trích Ánh trăng, Nguyễn Duy, Ngữ văn 9, Tập 1,trang 165, NXB Giáo Dục) HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2 Câu 1. a. Con người muốn bình yên cần phải học cách ứng xử hiền hòa với thiên nhiên. b. Thiên nhiên đã ban tặng cho người Bắc Giang: những dòng sông, ngọn núi đẹp, là những báu vật có thể dành cho tương lai. Câu 2. Biện pháp: So sánh (so sánh những dòng sông với cô gái đang thời xuân sắc) - Tác dụng: nhấn mạnh khẳng định vẻ đẹp tràn đầy sức sống của những dòng sông ở Bắc Giang. Câu 3. Tâm tư, tình cảm của tác giả với những dòng sông quê hương: - Tình yêu dành cho những dòng sông quê. - Niềm tự hào về những dòng sông gắn với văn hóa lâu đời của người dân, dòng sông của thi ca, dòng sông của tiếng hát quan họ vẫn còn lóng lánh đón mặt trời vào mỗi sớm mai. Câu 4.
  7. *Giải thích vấn đề: - Hội nhập là tham gia vào một cộng đồng để cùng hoạt động và phát triển với cộng đồng ấy (thường nói về quan hệ giữa các dân tộc, các quốc gia), - Hình ảnh mọi dòng sông đều đổ về biển lớn với bao gian khó và thử thách gợi liên tưởng về những khó khăn lớn lao mà thế hệ trẻ phải vượt qua để hội nhập với thế giới bởi cũng như những dòng sông muốn đổ về biển lớn phải vượt qua bao nhiêu ghềnh thác, *Phân tích vấn đề: - Tại sao khi hội nhập, giới trẻ phải vượt qua nhiều thử thách? + Do sự cách biệt về văn hóa và ngôn ngữ, + Do điều kiện về kinh tế và xã hội giữa nước ta với các nước khác có sự chênh lệch khá nhiều. - Giới trẻ cần làm gì để xóa bỏ những khó khăn, thử thách trên: + Cần trau dồi cho mình tri thức và kinh nghiệm sống + Không ngừng học hỏi, tiếp thu tri thức nhân loại. + Phát huy những điểm mạnh, xóa bỏ những điểm yếu, + Cần gạt bỏ những mặt tiêu cực của cái “tôi” cá nhân để có thể hòa nhập hơn với cộng đồng - Tuy nhiên cần lưu ý, hội nhập chứ không phải hòa tan vẫn cần giữ những nét văn hóa đẹp đẽ của dân tộc. - Liên hệ bản thân. Câu 5. 1. Mở bài - Giới thiệu tóm tắt hai tác giả: Nguyễn Duy, Chính Hữu. - Dẫn trích và giới thiệu về vầng trăng trong văn học và trong hai đoạn trích: Ánh trăng, Đồng chí, 2. Thân bài a. Đoạn trích Ánh trăng. * Được bắt đầu từ khi gặp lại vầng trăng: - Điệp từ “mặt”, lối chuyển nghĩa độc đáo:
  8. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai + Diễn tả giây phút soi chiếu, giao hòa giữa con người và vầng trăng + Soi vào trăng để con người nhận ra mình và nhận ra cả sự đổi thay của mình. - “Rung rinh”: là những cảm xúc đang ùa về trong giây phút con người nhận ra vầng trăng tri kỉ của đời mình → để rồi thức tỉnh. - “Đồng, bể, sông, rừng”: + Xóa đi thời gian, không gian, đưa con người về quá khứ. + Kéo trăng và người xích lại gần nhau. + Để trăng vẫn vẹn nguyên là tri kỉ. + Để con người nhận ra sự nông cạn, thờ ơ, bạc bẽo của chính mình. * Càng sâu sắc hơn khi: -“Trăng”: + “tròn vành vạnh”, ẩn dụ cho nghĩa tình không bao giờ thay đổi, không bao giờ vơi cạn của nhân dân, đất nước. + "im phăng phắc"; bao dung, độ lượng và nghiêm khắc → cái im lặng chứa đựng lời nhắc nhở, cảnh báo, thức tỉnh con người. - Người "giật mình” → thức tỉnh: + Nhận ra những cám dỗ vật chất khiến con người đánh mất đi những giá trị tinh thần đẹp đẽ, khiến tâm hồn họ trống rỗng, nghèo nàn. + Nhận ra: không được lãng quên quá khứ, không được thờ ơ, bội bạc với nghĩa tình sâu nặng, thiêng liêng, + Biết trở về nâng niu, trân trọng quá khứ, biết sống ân nghĩa, thủy chung. → Với khoảnh khắc giật mình, nhà thơ đã gieo vào lòng người đọc niềm tin và sức sống mãnh liệt của lương tri con người. - Nghệ thuật: + Thể thơ ngũ ngôn với nhiều sáng tạo độc đáo, + Sự kết hợp hài hòa giữa chất tự sự và trữ tình. + Ngôn ngữ, hình ảnh giản dị, gần gũi mà giàu sức gợi.
  9. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai + Giọng điệu tâm tình thấm thía, khi thì thiết tha cảm xúc, lúc lại trầm lắng, suy tư, b. Đoạn trích Đồng chí Sức mạnh và vẻ đẹp của tình đồng chí: * Được xây dựng trên nền một hoàn cảnh khắc nghiệt: - Thời gian, không gian: Từng đêm hoang vu, lạnh lẽo, - Không khí căng thẳng trước một trận chiến đấu. → Tâm hồn họ vẫn bay lên với hình ảnh vầng trăng nơi đầu súng. → Họ vẫn xuất hiện trong tư thế điềm tĩnh, chủ động “chở giặc tới”. → Nhờ tựa vào sức mạnh của tinh thần đồng đội. Họ “đứng cạnh bên nhau” và trở thành một khối thống nhất không gì lay chuyển nổi. * Được biểu hiện qua một hình ảnh thơ độc đáo, đầy sáng tạo: “Đẩu súng trăng treo”. - Vốn là một hình ảnh thơ được cảm nhận từ thực tiễn chiến đấu. - Song hình ảnh này mang nhiều ý nghĩa biểu tượng phong phú + Gợi liên tưởng chiến tranh - hòa bình, hiện thực - ảo mộng, kiên cường - lãng mạn, chất chiến sĩ - chất thi sĩ. + Gợi vẻ đẹp của tình đồng chí sáng trong, sâu sắc. Sự xuất hiện của vầng trăng là một bằng chứng về sức mạnh kì diệu của tình đồng đội. Tình cảm ấy giúp tâm hồn người lính bay lên giữa lúc gay go, khốc liệt của chiến tranh. + Gợi vẻ đẹp của tâm hồn người lính – một tâm hồn luôn trong trẻo, tươi mát dẫu phải băng qua lửa đạn chiến tranh. + Gợi vẻ đẹp tâm hồn dân tộc Việt Nam - một bàn tay giữ chắc cây súng mà trái tim luôn hưởng đến những khát vọng thanh bình. - Nghệ thuật: Lối miêu tả chân thực, tự nhiên, từ ngữ, hình ảnh giản dị và giàu sức gợi, cảm xúc dồn nén. c. Suy ngẫm về giây phút con người đối diện với vầng trăng - Giống nhau: + Vầng trăng là người bạn thủy chung, tình nghĩa.
  10. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai + Vầng trăng luôn bên cạnh con người, nâng đỡ con người trong những phút khó khăn, đưa đường dẫn lối con người trở về với những giá trị nhân văn tốt đẹp. - Khác nhau + Đồng chí: vầng trăng là người đồng chí, là người bạn, là biểu tượng của hòa bình, tự do. + Ánh trăng vầng trăng mang ý nghĩa thức tỉnh, giúp con người sống với những giá trị đẹp đẽ của dân tộc “Uống nước, nhớ nguồn” 3. Kết bài -Khẳng định lại vấn đề và nêu suy nghĩ của bản thân. ĐỀ THI SỐ 3 PHẦN I: Đọc – hiểu (4,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: "Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được? Mà thằng chánh Bệu thì đích là người làng không sai rồi. Không có lửa làm sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! rồi đây biết làm ăn buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước Lại còn bao nhiêu người làng tan tác mỗi người một phương nữa, không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa?" (Trích Ngữ văn 9 – tập 1) Câu 1: Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? (0,5 điểm) Câu 2: Nêu ý nghĩa nhan đề của tác phẩm? (0,5 điểm) Câu 3: Tìm một câu rút gọn có trong đoạn văn và chỉ rõ cách rút gọn? (1,0 điểm) Câu 4: Viết đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày cảm nhận của em về đoạn trích trên? (2,0 điểm) PHẦN II: Làm văn (6,0 điểm) Cảm nhận của em về bài thơ "Viếng lăng Bác" của nhà thơ Viễn Phương HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3 Câu 1:
  11. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Đoạn trích nằm trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân. Câu 2: Nhan đề đã thể hiện sâu sắc chủ để của tác phẩm là viết về lòng yêu nước của người nông dân, Làng là nơi gần gũi gắn bó với người nông dân, bởi người ta không thể yêu nước nếu không yêu làng. Câu 3: - Câu rút gọn trong đoạn văn: Rồi đây biết làm ăn buôn bán ra sao? - Bộ phận chủ ngữ được rút gọn . Câu 4: Học sinh viết được đoạn văn theo yêu cầu sau: - Về hình thức: Đảm bảo kết cấu một đoạn văn, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp - Về nội dung: Trình bày được cảm nhận về tâm trạng của nhân vật ông Hai, đó là sự nửa tin, nửa ngờ của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc. Buộc phải tin đó là sự thật nên ông Hai lo sợ cho tương lai của những người làng Chợ Dầu đang tản cư ở khắp nơi. PHẦN II: Làm văn 1. Yêu cầu kĩ năng - Biết vận dụng kĩ năng để làm bài văn nghị luận văn học về một tác phẩm thơ. - Nêu được những nhận xét, đánh giá, sự cảm thụ riêng của người viết kết hợp với phân tích, bình giá chi tiết hình ảnh thơ đặc sắc. - Bố cục chặt chẽ. Hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng, mạch lạc. Sử dụng nhuần nhuyễn các phép lập luận. Bài viết có cảm xúc. - Diễn đạt rõ ràng, lưu loát, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ 2. Yêu cầu về kiến thức a. Mở bài - Giới thiệu khái quát tác giả Viễn Phương và hoàn cảnh ra đời bài thơ Viếng lăng Bác. - Nêu cảm nhận khái quát: Bài thơ thể hiện tấm lòng thành kính, niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác khi vào lăng viếng Bác bằng một ngôn ngữ tinh tế, giàu cảm xúc sâu lắng. b. Thân bài: Cảm nhận chi tiết, phân tích bài thơ theo bố cục: + Khổ thơ thứ nhất: Cảm xúc của nhà thơ trước lăng Bác. - Cách dùng từ ngữ ở câu 1: từ “thăm” thay cho từ “viếng”; xưng “con - Bác” ⇒ thể hiện cảm xúc của người con xa lâu ngày mới được trở về bên Bác. - Hình ảnh hàng tre mộc mạc, quen thuộc, giàu ý nghĩa tượng trưng: Sức sống quật cường, truyền thống bất khuất của dân tộc Việt Nam; phẩm chất cao quý của Bác Hồ, hình ảnh hàng tre xanh khơi nguồn cảm xúc cho tác giả. + Khổ thơ thứ hai: Cảm xúc chân thành, mãnh liệt của nhà thơ khi được hòa vào dòng người vào lăng viếng Bác.
  12. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai - Phân tích hai hình ảnh sóng đôi đặc sắc: Hình ảnh “mặt trời trong lăng rất đỏ” vừa thể hiện sự vĩ đại của Bác Hồ, vừa thể hiện sự tôn kính của nhân dân, của nhà thơ với Bác. Hình ảnh “Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân ” chỉ dòng người ngày ngày nối tiếp nhau đến viếng Bác như kết thành tràng hoa thành kính dâng lên người. - Phân tích nghệ thuật dùng từ tinh tế, gợi hình, gợi cảm qua các từ: “ngày ngày”, “bảy mươi chín mùa xuân ” + Khổ thơ thứ ba: Cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi vào lăng. - Hai câu thơ đầu: Diễn tả chính xác và tinh tế khung cảnh và không khí trong lăng Bác và cảm nhận hình ảnh Bác bình yên trong “giấc ngủ” giữa “một vầng trăng sáng dịu hiền”. - Hai câu thơ sau: cảm xúc đã được bộc lộ trực tiếp, một nỗi đau, một mất mát quá lớn trước sự ra đi của Người. + Khổ thơ cuối: Là tâm trạng lưu luyến của nhà thơ muốn ở mãi bên Bác. - Nhà thơ đã gửi tấm lòng mình bằng cách muốn hóa thân, hòa nhập vào cảnh vật bên lăng Bác. - Điệp ngữ “muốn làm”: nhấn mạnh khát vọng được hóa thân và làm cho giọng thơ trở nên tha thiết hơn. - Hình ảnh hàng tre ở khổ thơ thứ nhất đã được lặp lại ở dòng cuối cùng khép lại bài thơ với ý nghĩa “cây tre trung hiểu”. + Nhận xét khái quát lại những thành công về nghệ thuật của bài thơ: - Giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa tha thiết, đau xót, tự hào phù hợp với nội dung cảm xúc. - Thể thơ 8 chữ, cách gieo vần linh hoạt, nhịp thơ chậm diễn tả sự lắng đọng trong tâm trạng, tình cảm của nhà thơ. - Hình ảnh thơ sáng tạo, kết hợp hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ có giá trị biểu đạt và biểu cảm cao. c. Kết bài: Khẳng định lại nội dung đã cảm nhận: + Viếng lăng Bác là bài thơ hay, giàu chất suy tưởng. + Là tiếng lòng của tất cả chúng ta với Bác Hồ kính yêu. - Liên hệ: Suy nghĩ về sự nghiệp và tình cảm của Bác